Chăn nuôi nông hộ: Lối đi nào để bền vững? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi nông hộ: Lối đi nào để bền vững?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi nông hộ là một hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ dưới mức trang trại; tạo ra sản lượng thực phẩm lớn cho xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở nông thôn. Song, đợt bão giá vừa qua, chăn nuôi nông hộ bộc lộ những yếu kém, gặp nhiều khó khăn và đặt ra không ít thách thức, cần có những hướng đi quyết liệt!

    Chăn nuôi nông hộ chịu tổn thất lớn khi thị trường biến động

     

    Điêu đứng vì lợn công nghiệp

     

    Bà Hà Thị Hương, một hộ chăn nuôi lợn nái tại huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, trước đây, gia đình bà chủ yếu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi lợn, lãi không đáng là bao nhưng không bao giờ thua lỗ; chất lượng thịt thơm ngon, không lo ế ẩm. Khi chăn nuôi hướng công nghiệp “lên ngôi”, nhiều hộ chuyển hẳn sang sử dụng thức ăn công nghiệp. Cách chăn nuôi này nhàn nhã, lợn chóng lớn, tỷ lệ nạc cao hơn…nhưng không tận dụng được các phụ phẩm, sản phẩm nông nghiệp trong khi giá lợn luôn lên xuống thất thường. Thời điểm giá lợn hơi cao nhất lên đến trên 50.000 đồng/kg nhưng mỗi hộ nuôi 5 – 10 con lợn thịt, bán xong lứa lợn, cầm tiền đi trả tiền thức ăn chăn nuôi, tiền con giống, tính ra, lãi cũng chẳng đáng là bao.

     

    Thực tế chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ như hiện nay chỉ làm giàu cho đại lý thức ăn chăn nuôi và tư thương. Đó là chưa kể như thời điểm hiện nay, giá lợn hơi thấp quá, nhiều hộ dân khốn đốn. Vài năm lại đây, tôi bỏ hẳn nuôi lợn thịt, chuyển sang nuôi lợn nái với mục đích tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, thường thì chẳng bao giờ lỗ. Nhưng năm nay, mỗi con lợn giống gần chục kg xuất chuồng chỉ được trên 200.000 đồng cũng khó bán, tôi đang lỗ nặng. Đến nuôi lợn nái mà còn khốn đốn thì tôi nghĩ, chăn nuôi lợn nông hộ khó lòng tồn tại lâu dài, bà Hương cho biết thêm.

     

    Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi – Thú y Nghệ An, toàn tỉnh hiện có 900.000 con lợn. Trong đó, lợn thịt là 708.000 con; lợn nái 190.000 con… Tổng sản phẩm thịt của Nghệ An là 125.753 tấn lợn hơi/năm, đứng thứ 5 cả nước về chăn nuôi lợn. Trong số này, nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm trên 95% số lượng và sản lượng lợn. Chăn nuôi lợn nông hộ ở Nghệ An thực sự đang gặp khó và đặt ra quá nhiều vấn đề cần giải quyết. Đây cũng là thực trạng chung của chăn nuôi lợn nông hộ tại Việt Nam hiện nay.

     

    Trong một hội nghị bàn giải pháp về chăn nuôi lợn vượt qua khủng hoảng, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi từng trăn trở: Nếu để đáp ứng nhu cầu thịt cho người dân Việt Nam, chỉ cần huy động vài công ty, tập đoàn lớn nuôi là đủ. Nhưng, vấn đề là có hơn 3 triệu hộ nông dân nuôi lợn nhỏ lẻ sẽ đi về đâu? Nếu chăn nuôi nhỏ lẻ phá sản, sẽ rất ảnh hưởng tới an sinh xã hội, bởi, chăn nuôi từ lâu đã là sinh kế của hàng triệu gia đình.

     

    Nuôi lợn đen, lợn hữu cơ, lợn sinh học vẫn sống khỏe

     

    Khác với chăn nuôi lợn công nghiệp, những hộ chăn nuôi hữu cơ như: Lợn rừng lai, lợn đen bản địa vẫn giữ mức giá đầu ra ổn định từ 70.000 – 100.000 đồng/kg lợn hơi. Chăn nuôi lợn đặc sản, cung ứng nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng không chỉ có thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực gần dân cư.

     

    Gia đình ông Vũ Xuân Đối ở thôn 2 Minh Quang, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vào thời điểm giá thịt lợn hơi xuống thấp, nhưng đàn lợn thương phẩm của gia đình ông vẫn bán giá 70.000 – 80.000 đồng/kg.

     

    Ông Đối cho biết, gia đình ông nuôi lợn đen hơn chục năm nay, khu vực chăn nuôi luôn duy trì đàn trên 100 con, mỗi năm thu nhập từ nuôi lợn hữu cơ đạt trên 100 triệu đồng. Điều quan trọng là thị trường tiêu thụ lợn đen luôn mở rộng (không có sản phẩm để bán) và giá bán đảm bảo ổn định.

     

    Còn tại tỉnh Bắc Giang, HXT Trường Thành thành công với mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn hữu cơ được tổ chức NHOs cấp giấy phép. Ông Tô Hiến Thành, Giám đốc HTX cho biết: Với quy mô 200 nái, gần 1.600 lợn thương phẩm, bình quân mỗi năm HTX tiêu thụ gần 300 tấn thịt lợn 12 chuỗi và 2 siêu thị tại TP Hà Nội, 13 trường mầm non trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. Trước tình hình thịt lợn xuống giá trong thời gian vừa qua thì trang trại của ông vẫn duy trì trên dưới 200.000 đồng/kg.

     

    “Ngày nay, đời sống của người dân được nâng cao, rất nhiều người có điều kiện khá giả. Chúng tôi xác định, phân khúc thị trường của HTX từ cấp trung đến cấp cao. Tuy giá cao gấp 2 – 3 lần so với thịt lợn thông thường nhưng thịt lợn hữu cơ do HTX sản xuất vẫn bán đắt hàng”, ông Thành cho hay. HTX của ông Thành còn xây dựng dây chuyền giết mổ, cấp đông hiện đại và chế biến ra nhiều loại sản phẩm từ thịt lợn như giò, chả…

     

    Tại Hà Nội, năm 2016, ông Nguyễn Hưng Thỉnh, ở cụm 5, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ thông qua hỗ trợ của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội và UBND huyện Phúc Thọ, gia đình ông và một số hộ dân khác quyết định chuyển sang nuôi 80 nái và trên 100 lợn thịt theo mô hình cám sinh học.

     

    Cái được lớn nhất theo ông Thỉnh, khi chuyển sang nuôi lợn bằng cám sinh học là hạn chế mùi hôi thối, đầu ra sản phẩm khá ổn định do có đơn đặt hàng tiêu thụ trước, nên dù hiện giá lợn hơi công nghiệp xuống sâu nhưng sản phẩm lợn sinh học của ông Thỉnh và các hộ dân trong mô hình vẫn bán được giá bình quân.

     

    Liên kết với các công ty cũng là một hướng đi

     

    Trong khi giá thịt lợn hơi đang rớt ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, làm người chăn nuôi bị thua lỗ nặng, những cơ sở chăn nuôi lợn gia công quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lại đang “sống khỏe” do thực hiện chuỗi liên kết khép kín với các công ty chăn nuôi từ khâu đầu vào đến việc bao tiêu đầu ra.

     

    Trang trại chăn nuôi lợn rộng 2 ha của anh Nguyễn Phước Minh ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) bắt đầu liên kết với Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV) theo hình thức nuôi gia công từ năm 2009. Trang trại có 3 dãy chuồng nuôi rộng 1.800 m2 đang thả nuôi 1.000 con lợn thịt.

     

    Theo cam kết giữa anh Minh và phía CPV, chủ cơ sở chăn nuôi sẽ đầu tư xây dựng về mặt chuồng trại theo như mẫu thiết kế của phía công ty đưa ra. Phía công ty sẽ đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu đầu ra.

     

    Khi lợn đến thời điểm xuất chuồng, phần lợi nhuận sẽ được chia cho người chăn nuôi, dao động từ 2.000 – 2.500 đồng/kg thịt hơi. Với mức thỏa thuận này, mỗi năm gia đình anh Minh cũng có thu nhập 400 triệu đồng từ việc nuôi gia công 2 lứa lợn.

     

    Nhiều chuyên gia cho rằng: Giống như các nước phát triển, hiện nay, quá trình tích tụ, tập trung, công nghiệp hóa chăn nuôi đang diễn ra ở Việt Nam. Mặc dù vậy, nông hộ chăn nuôi và các HTX sẽ còn đồng hành với ngành chăn nuôi trong một vài năm tới. Chính vì vậy, để củng cố vai trò của nông hộ, cần thực hiện tốt Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020. Trong đó, Nhà nước chủ trương hỗ trợ những nội dung mà các nông hộ đang yếu như con giống, kiểm soát dịch bệnh, môi trường, giúp hộ chăn nuôi giảm chi phí sản xuất và đảm bảo ATTP.

     

    Vấn đề quan trọng nhất là phải gắn kết các hộ chăn nuôi vào chuỗi sản xuất với vai trò trung tâm là các HTX. Khi đó, HTX sẽ đứng ra liên kết với DN cung ứng dịch vụ đầu vào và DN giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Sự liên kết không chỉ giúp các hộ chăn nuôi yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn tạo vùng nguyên liệu ổn định cho các DN.

     

    Tâm An

    Đề cập đến tính khả thi của việc xuất khẩu thịt lợn trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Quý – Giám đốc Công ty Cổ phần Giống chăn nuôi miền Bắc cho rằng: “Đây là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên con đường này còn nhiều gian nan khi giá vật tư đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống đang ở mức cao, sức sinh sản lợn nái thấp hơn nhiều nước, giá thành lợn bán ra cao hơn sản phẩm của các nước Thái Lan, Trung Quốc. Để đẩy nhanh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cùng doanh nghiệp cần giải quyết bài toán tổ chức lại sản xuất chăn nuôi trong nước, kiểm soát tốt dịch bệnh, lúc đó sản phẩm chúng ta mới đủ sức cạnh tranh”.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.