[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Làm sao để người chăn nuôi nông hộ đứng vững và sản xuất hiệu quả, bền vững khi hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt? Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi để làm rõ hơn vấn đề này!
Thưa ông, ngành chăn nuôi Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ. Ông có thể cho biết cụ thể sự chuyển đổi này diễn ra như thế nào?
Theo khoản 2, điều 5, Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT tiêu chí xác định kinh tế trang trại: Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên. Dưới số này là nông hộ chăn nuôi hay còn gọi là chăn nuôi nhỏ lẻ.
Theo kết quả Tổng điều tra về Nông nghiệp năm 2016, tại thời điểm ngày 1/7/2016, nước ta có 7,8 triệu hộ nuôi gia cầm và 3,4 triệu hộ nuôi lợn. So với thời điểm năm 2011 là 4,13 và 7, 9. Như vậy, số nông hộ tham gia chăn nuôi vẫn còn nhiều. Tuy nhiên, sau khủng hoảng giá lợn năm 2017 đến nay thì số hộ nuôi lợn có thể giảm đi nhiều. Theo ý kiến chủ quan của tôi, khu vực chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp có tổng số đầu con chiếm 40 – 50% tổng đàn, nhưng chiếm sản lượng lên tới 60% vì năng suất cao hơn. Số còn lại, chăn nuôi nông hộ chỉ chiếm 40% sản lượng nhưng đầu con lên tới 55 – 60%. Tuy nhiên, với chăn nuôi, mục tiêu an ninh thực phẩm không phải là tất cả, mà còn là kế sinh nhai cho người dân nữa, và chăn nuôi nông hộ đảm trách vai trò này.
Những ưu điểm và nhược điểm của chăn nuôi nông hộ trong giai đoạn hiện nay là gì, thưa ông?
Chăn nuôi nông hộ cùng đồng hành với chăn nuôi công nghiệp, trang trại để phát triển. Bởi chăn nuôi nông hộ đáp ứng nhu cầu an ninh thực phẩm, sinh kế cho người nông dân, giảm áp lực và mặt trái của chăn nuôi quy mô lớn. Chăn nuôi tập trung quy mô quá lớn, sẽ xảy ra vấn đề ô nhiễm môi trường và tăng gánh nặng thị trường. Nông hộ có tác dụng tích cực trong điều hòa và phát triển bền vững chăn nuôi của chúng ta. Rõ ràng, chăn nuôi nông hộ là cần thiết và tôi tin rằng chăn nuôi nông hộ vẫn đồng hành cùng với chăn nuôi trang trại và chăn nuôi công nghiệp một thời gian dài nữa. Tuy nhiên, nông hộ là các nông hộ chuyên nghiệp chứ các hộ tận dụng thì không tồn tại được nữa.
Điểm yếu của chăn nuôi nông hộ là ít quan tâm đến thông tin về thị trường (đầu ra, đầu vào) và các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong chăn nuôi.
Vai trò của các cơ quan chức năng trong trợ giúp chăn nuôi nông hộ là gì, thưa ông?
Trong nội dung Tái cơ cấu ngành chăn nuôi và Chiến lược ngành chăn nuôi định hướng tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025 vẫn đề cập tới việc nâng cao năng suất và hiệu quả của chăn nuôi nông hộ. Cùng với đó là Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ giúp nông hộ tái cơ cấu và tổ chức theo chuỗi liên kết. Có nghĩa là ghép những nông hộ vào chuỗi liên kết, sau đó các HTX là nơi tập hợp các nông hộ để họ không đơn độc và họ có tính cộng đồng. Đứng đầu các chuỗi liên kết này là các doanh nghiệp. Hoặc nông hộ trực tiếp liên kết với doanh nghiệp.
Ông có lời khuyên gì đối với người chăn nuôi nhỏ lẻ?
Bản thân nông hộ cũng buộc phải thay đổi tư duy và thói quen chăn nuôi. Nếu như trước kia, chăn nuôi chưa biết bán cho ai, thì từ giờ phải quan tâm đến thị trường nhiều hơn nữa; kiểm soát được sản phẩm mình làm ra không có chất cấm, tồn dư kháng sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, năng suất tốt, thì chúng ta không lo không bán được sản phẩm. Mà để có năng suất tốt, giá thành cạnh tranh thì nông hộ cần quan tâm đến yếu tố kỹ thuật trong chăn nuôi, cần làm theo quy trình. Ví dụ như khi nào thì sử dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh đúng danh mục cho phép, dùng kháng sinh luân chuyển tránh gây lờn thuốc để đạt năng suất cao… Các yếu tố đầu vào phải được kiểm soát (thức ăn, con giống, nước uống, chuồng trại, quy trình phòng bệnh và ghi chép nó lại). Đó chính là chăn nuôi nông hộ thực hành tốt hay còn gọi là VIETGAPH nông hộ.
Trần Ngân (thực hiện)
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi nông hộ li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất