[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi công nghệ cao theo chuỗi giá trị từ trang trại tới bán lẻ, đầu tư vào khâu chế biến, đảm bảo an toàn dịch bệnh đã giúp nhiều doanh nghiệp chăn nuôi được người tiêu dùng trong nước đón nhận, cũng như “rộng cửa” xuất khẩu.
- Hiệu quả thiết thực từ chăn nuôi lợn thịt theo chuỗi giá trị
- Chuỗi chăn nuôi bền vững: Lập hệ sinh thái để phát triển
- Hà Nội: Phấn đấu 80% sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo chuỗi liên kết, khép kín
Nhiều sản phẩm thịt gắn thương hiệu bán tại siêu thị TP Hồ Chí Minh. Ảnh: AN NA
Vài tháng gần đây, ngành chăn nuôi trong nước xôn xao lên bởi sự gia nhập thị trường thịt thương hiệu của 2 doanh nghiệp mới nổi là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Hoàng Anh Gia Lai) và Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF). Trong khi đó” các “đại gia” chăn nuôi lâu năm thì tiếp tục nâng cấp, mở rộng chuỗi bán lẻ và công bố thông tin về xuất khẩu.
Thời của thịt thương hiệu và sản phẩm chế biến
Cụ thể, BaF mới đây đã giới thiệu thương hiệu thịt heo BaF Meat và cam kết đây là thịt “heo ăn chay”, tức thức ăn cho heo không có nguồn gốc sản phẩm động vật. Dù mới gia nhập thị trường nhưng BaF Meat đã có 300 điểm bán tại siêu thị Siba Food BaF MeatShop. Kế hoạch năm 2023, hệ thống này sẽ mở rộng thêm 100 siêu thị và 1.000 cửa hàng BaF MeatShop.
Trong khi đó, Hoàng Anh Gia Lai giới thiệu thương hiệu thịt Bapi Food, nổi bật là sản phẩm thịt “heo ăn chuối” từ tháng 9 và đang tích cực mở rộng mạng lưới bán lẻ tại các thị trường trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… với mục tiêu đạt 200 điểm bán trong năm nay và tăng lên 1.000 điểm bán vào năm 2023. Ngoài “heo ăn chuối”, Hoàng Anh Gia Lai còn có các sản phẩm thịt chế biến và thịt gà đi bộ, thịt bò của đồng bào chăn nuôi – các sản phẩm thế mạnh của “bầu Đức” – ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Theo ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT BaF, xu hướng chăn nuôi heo công nghiệp đang tăng dần, chăn nuôi nhỏ lẻ giảm. Điều này giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn. Tuy vậy, trong chăn nuôi công nghiệp, các doanh nghiệp ngoại đang chiếm đến 70%, là con số áp đảo nhưng chủ yếu sản phẩm họ bán ra thị trường là heo hơi. Ngay cả doanh nghiệp lớn, sản lượng xuất chuồng lên đến 6 triệu con heo/năm nhưng đến 90% là heo hơi, cạnh tranh trực tiếp với nông hộ.
“Chúng tôi gia nhập thị trường sau, chọn con đường sản xuất khép kín 3F (farm – feed – food, tức trang trại – thức ăn chăn nuôi – thực phẩm) – đây là xu hướng mới của thị trường khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, ở mảng thịt, 90% sản lượng tiêu thụ qua kênh truyền thống, phần lớn giết mổ thủ công, khó kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm,… nên thịt heo 3F sẽ có lợi thế” – Chủ tịch HĐQT BaF phân tích.
Còn đầu tháng 9 vừa qua, một doanh nghiệp trong nước đó là Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam chính thức công bố dự án Nhà máy chế biến thực phẩm GREENFEED đặt tại Khu công nghiệp Phước Đông, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Dự án có tổng số vốn đầu tư 700 tỷ đồng, trên diện tích 60,000 m2; công suất tối đa dự kiến 24,000 – 26,000 tấn thực phẩm chế biến /năm từ thịt heo, gà, thuỷ sản, trứng…
Nhà máy mới tập trung mở rộng sản xuất các sản phẩm chế biến của ngành Thực phẩm thuộc GREENFEED nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng trong nước và xuất khẩu. Giai đoạn đầu của nhà máy dự kiến khởi công năm 2023 và đi vào vận hành vào năm 2024. GREENFEED phát triển chuỗi thực phẩm lành 3F Plus (Feed – Farm – Food). Ngoài các thương hiệu về thức ăn chăn nuôi, con giống, thì GREENFEED còn có các thương hiệu thực phẩm như G Kitchen, MAMACHOICE, Wyn, G•LALA, LeBoucher.
Ông Bùi Văn My, Giám đốc Công ty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood), cũng cho biết nhờ vào chăn nuôi sản xuất khép kín từ thức ăn chăn nuôi, con giống, chăn nuôi, giết mổ, chế biến mà công ty tự chủ được đầu vào và đầu ra, không phải lo ngại về biến động thị trường.
“Sản xuất theo chuỗi còn giúp kiểm soát được chất lượng hàng hóa, dịch bệnh. Đây là lợi thế lớn để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Mỗi năm công ty đều có sự tăng trưởng tốt. Hiện tại, chúng tôi đang tìm kiếm khu vực thuận lợi để mở rộng quy mô chăn nuôi sản xuất, cũng như hướng tới xuất khẩu thực phẩm chế biến trong thời gian tới” – ông My thông tin.
Còn ông Nam Ki Don, Tổng Giám đốc Công ty TNHH CJ Vina Agri, cho biết hiện Vina Agri có hơn 1.000 trang trại chăn nuôi khép kín với các trang thiết bị cùng công nghệ hiện đại và môi trường chăn nuôi an toàn vệ sinh. Công ty cũng mở rộng quy mô 7 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trải dài khắp Việt Nam, với tổng công suất hơn 1 triệu tấn/năm.
Theo ông Nam Ki Don, việc sản xuất, chăn nuôi theo mô hình khép kín nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành tốt nhất. Trong khi những đàn heo được chăn nuôi tại nhà khá khó khăn để có thể kiểm soát tốt dịch bệnh, chất lượng thức ăn, con giống và môi trường.
Ngoài ra, để giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm với giá cả hợp lý, từ tháng 10-2020, công ty đã đưa vào hoạt động chuỗi bán lẻ thịt sạch với thương hiệu Meat Master tại các thành phố lớn trên cả nước. Không chỉ kinh doanh thịt heo, cửa hàng còn có nhiều mặt hàng thực phẩm chế biến, gia vị nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hiện công ty đã mở rộng quy mô chăn nuôi, mỗi tháng xuất chuồng khoảng 130.000 con heo, tăng 30% so với trước đây.
Không chỉ có những công ty lớn đầu tư chế biến thực phẩm, mà ngày càng có nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập chuỗi. Như tại phía Bắc, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hải Thịnh, với tiền đề sản xuất thức ăn chăn nuôi đã xây dựng và phát triển chuỗi thực phẩm 3F Hải Thịnh nhằm cung cấp đến người tiêu dùng những dòng sản phẩm thịt, trứng, các sản phẩm chế biến từ thịt (Xúc xích, giò, nem …).
Hay từ một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, kinh doanh nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, hiện nay ABC Việt Nam đã và đang phát triển theo mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”: FEED – FARM – FOOD. Tháng 8/2022, ABC Việt Nam đã đưa dây chuyền giết mổ tự động gia cầm của Marel với công suất thiết kế 2.000 con/h được vận hành chạy thử và đưa vào hoạt động. Tháng 10/2022, công ty cũng đã khai trương cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm thịt gia cầm MEAT TO YOU của mình tại Hưng Yên, Hà Nội; có nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm.
Từng bước xuất khẩu
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi trong nước ngày càng được chuyên nghiệp hóa, tháng 10 vừa qua, Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P Việt Nam) đã xuất khẩu lô thịt gà chế biến 33,6 tấn đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Trong 2 tháng cuối năm, công ty tiếp tục xuất hơn 80 tấn sản phẩm thịt gà chế biến sang thị trường Nhật và kế hoạch năm 2023 tăng sản lượng lên tới 4.500 tấn.
Ông Montri Suwanposri, Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam, cho biết đây là dự án xuất khẩu gà chế biến theo mô hình khép kín hoàn chỉnh đầu tiên của C.P. Việt Nam với vốn đầu tư 230 triệu USD, góp phần đưa Việt Nam gia nhập vào bản đồ xuất khẩu thịt gia cầm có thương hiệu trên thế giới.
Theo ông Nguyễn Văn Long, quyền Cục trưởng Cục Thú y, các hoạt động đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm gia súc, gia cầm từ năm 2016 đến nay đã thu được những kết quả bước đầu. Tính đến tháng 10-2022, đã có 7 quốc gia, vùng lãnh thổ (Nhật Bản, Hồng Kông – Trung Quốc, Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) chấp nhận và cho phép nhập khẩu thịt gà chế biến của Việt Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu được khoảng 4.500 tấn thịt gà chế biến sang các nước. Hiện tại, cục đang tiến hành đàm phán với cơ quan thú y có thẩm quyền của Hàn Quốc, Singapore, Anh… để xuất khẩu thịt gà chế biến sang các nước này.
Theo số liệu hải quan, trong quý III/2022, Việt Nam xuất khẩu được 3.990 tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 21,18 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á.
Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương đánh giá thời gian qua, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với sản lượng sản xuất hằng năm. Tuy nhiên, nhờ nguồn cung thịt của Việt Nam khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới. Đây cũng là chuyển biến tích cực của ngành chăn nuôi khi chỉ vài năm trước, Việt Nam phải tìm nguồn nhập khẩu, đặc biệt là thịt heo để hạ nhiệt giá heo trong nước. Sở dĩ, giá thành nuôi lợn ở Việt Nam cao do nước ta phụ thuộc tới 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, trong khi đó chi phí này chiếm tới 65 – 70% cơ cấu giá thành nuôi lợn.
Ngọc Ánh – Hải Nguyễn – Hà Ngân
ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN, THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT: Chăn nuôi cần triển khai theo chuỗi tuần hoàn, khép kín công nghệ cao.
Chăn nuôi phải tính chuyện ngoài phục vụ thị trường trong nước thì phải xuất khẩu, khi xuất khẩu thì phải tính đến chuyện chế biến, chế biến sâu và đa dạng sản phẩm. Đây là lĩnh vực còn dư địa để phát triển. Gần đây một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư lớn vào chăn nuôi theo một chuỗi khép kín cả tỷ USD từ con giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, thu mua, sơ chế, chế biến, xuất khẩu. Vì vậy, công tác phòng chống dịch được đặt tiền đề quan trọng bằng việc việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và khống chế các bệnh nguy hiểm. Cùng với đó, chăn nuôi là một lĩnh vực cần triển khai theo chuỗi tuần hoàn, khép kín công nghệ cao.
ÔNG NGUYỄN XUÂN DƯƠNG (PHÓ CHỦ TỊCH HỘI CHĂN NUÔI VIỆT Nam): Chế biến để phục vụ người dân trong nước
Sản phẩm chăn nuôi không chỉ có xuất khẩu thì chúng ta mới tính đến chuyện chế biến, mà còn phải chế biến để phục vụ người dân trong nước. Bởi lẽ, 10 năm nữa, Việt Nam là một nước công nghiệp, thói quen tiêu dùng thực phẩm sẽ khác. Thế hệ trẻ sẽ tiêu dùng các sản phẩm chế biến, chứ không phải đi làm về là xào và nấu, lúi húi vào nội trợ nữa.
ÔNG CHAMNAM WANGRKKANGGUL, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM: Người tiêu dùng yêu cầu rất cao về chăm sóc sức khỏe
Người tiêu dùng giờ rất hiện đại. Họ yêu cầu rất cao về chăm sóc sức khỏe, nên vấn đề truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm rất quan trọng; chưa đủ, đó còn là vấn đề bảo vệ, thân thiện môi trường cũng là quan trọng. Nếu nói về thực thì sạch và an toàn là tiêu chí hàng đầu. Còn nói về quy trình của C.P là áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến vào chăn nuôi, dùng công nghệ 4.0 giám sát dịch bệnh, chăm sóc, chế biến, đó là tối ưu của chuỗi.
Hà Ngân ghi
- chăn nuôi theo chuỗi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất