Những năm qua, Hà Nội đã nỗ lực phát triển ngành chăn nuôi bền vững bằng việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hoạt động này vẫn gặp nhiều khó khăn, cần sự tháo gỡ từ nhiều phía.
Đầu ra còn hạn chế
Để hạn chế dư thừa, ứ đọng sản phẩm chăn nuôi, thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng các mô hình chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ theo hướng linh hoạt. Tùy từng mô hình mà TP có cách tổ chức liên kết phù hợp, như lấy DN, hợp tác xã làm trọng tâm, đầu mối chủ động các khâu từ sản xuất giống, thức ăn, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, sơ chế đến tiêu thụ sản phẩm.
Khách hàng chọn mua sản phẩm tại cửa hàng chuỗi thịt lợn sạch Organic green. Ảnh: Ánh Ngọc
Đến nay, trên địa bàn thành TP đang phát triển ổn định 23 mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc động vật. Ngoài ra, TP xây dựng được hơn 20 cửa hàng, điểm bán và giới thiệu sản phẩm của các chuỗi, tập trung tại khu vực nội thành. Giá sản phẩm chăn nuôi khi được kết nối tiêu thụ tốt đã gia tăng giá trị sản phẩm từ 15 – 20% so với sản phẩm khi chưa được kết nối tiêu thụ theo chuỗi.
Chia sẻ về những khó khăn trong việc tổ chức kết nối tiêu thụ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho hay, nhiều địa phương vẫn xem nhẹ công tác dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc dự báo chưa sát với nhu cầu, dẫn đến cung vượt cầu, ảnh hưởng đến giá cả.
Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi của địa phương còn hạn chế. Trong khi đó, do sản xuất ra sản phẩm an toàn mất rất nhiều công lao động nhưng năng suất thấp, mẫu mã không bắt mắt, giá thành cao dẫn đến việc nông dân không mặn mà. Chưa kể, thói quen của người tiêu dùng chủ yếu mua sản phẩm tại chợ truyền thống, chợ cóc nên chưa góp phần thúc đẩy sự phát triển của cửa hàng nông sản tiện ích.
Chăn nuôi phải gắn với thị trường
Khảo sát thực tế cho thấy, các chính sách khuyến khích hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân chính là do còn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu DN chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi nên chưa đa dạng hóa được sản phẩm. Thực tế nhiều người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng thịt nóng cũng như các sản phẩm chăn nuôi không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đã cản trở việc mở rộng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Giám đốc Công ty Ba Huân Hà Nội Phạm Thanh Hùng cho hay, để thực hiện được chuỗi liên kết tiêu thụ, DN phải đầu tư rất lớn từ con giống, thức ăn chăn nuôi, quản lý chất lượng, đầu tư chế biến sâu đến xây dựng thương hiệu. Chỉ tính riêng nhà máy xử lý, chế biến trứng gà an toàn của DN đầu tư tại huyện Phúc Thọ đã lên tới hơn 100 tỷ đồng ở giai đoạn đầu tiên. Trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng sản phẩm gia cầm, trứng gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Do đó, để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi được tốt, người tiêu dùng cần thay đổi thói quen tiêu dùng, quan tâm hơn đến chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm chăn nuôi.
Nhằm tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, cần có thêm cơ chế hỗ trợ để bảo đảm lợi ích của các bên tham gia chuỗi. Trong đó đề cao sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa DN, hợp tác xã và hộ chăn nuôi trong ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, người chăn nuôi cần xác định chăn nuôi phải gắn với thị trường, trước khi tái đàn có tính toán kỹ và có sự liên kết tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, tham gia chăn nuôi gia công cho DN lớn, tham gia các chuỗi của TP đã xây dựng, tránh tình trạng chăn nuôi theo phong trào, không gắn với thị trường.
Ngọc Ánh
Nguồn: Kinh tế Đô thị
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, toàn TP có đàn trâu hơn 25.000 con, đàn bò gần 130.000 con (bò sữa trên 15.000 con), đàn lợn hơn 1,8 triệu con, đàn gia cầm gần 30 triệu con. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi mỗi năm ước đạt hơn 1.600 tấn thịt trâu, 110.000 tấn thịt bò, hơn 330.000 tấn thịt lợn, hơn 40.000 tấn sữa tươi, hơn 90.000 tấn thịt gia cầm, gần 1 tỷ quả trứng.
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất