Chuồng chăn nuôi xây dựng khép kín với hệ thống quạt làm mát, quạt hút mùi lắp đặt đầy đủ cùng hệ thống lò ấp trứng tự động đồng bộ… là những gì anh Trần Văn Triệu (sinh năm 1974), ở tổ dân phố 4B, phường Phố Cò (T.P Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) đầu tư cho mô hình chăn nuôi gà của gia đình. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình mà còn góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động tại địa phương.
Anh Trần Văn Triệu, ở tổ dân phố 4B, phường Phố Cò (T.P Sông Công) kiểm tra chất lượng trứng gà trong lò ấp.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Triệu cho biết: Trước đây tôi từng làm công nhân cho một số công ty trên địa bàn tỉnh. Nhưng tôi nghĩ, gia đình có đất rộng (gần 10.000m2) mà không đầu tư phát triển kinh tế thì quá lãng phí nên quyết định về xây dựng trang trại chăn nuôi gà.
Từ năm 2011, anh Triệu đã nuôi 3.000 con gà thịt, rồi chuyển sang nuôi gà đẻ trứng (giống gà chọi lai) và cứ thế dần mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện, anh Triệu đang nuôi 9.000 con gà đẻ trứng, ấp nở trứng bán gà con ra thị trường. Dẫn chúng tôi đến khu vực chăn nuôi gà với diện tích 2.000m2, chúng tôi thấy hệ thống làm mát, hút mùi, chuồng nhốt gà… được anh đầu tư đồng bộ. Vì thế, chuồng nuôi rất sạch sẽ, thoáng khí và đặc biệt là gần như không có mùi hôi. Anh còn đầu tư máy chăn gà tự động và cho gà nghe nhạc. Anh Triệu bảo: Lúc nào tôi cũng bật nhạc cho gà nghe. Như vậy, gà sẽ không bị tác động bởi những tiếng ồn khác, gây giật mình, ảnh hưởng đến sự sinh sản.
Đến khu vực lò ấp, anh Triệu giới thiệu: Năm 2019, tôi đầu tư 7 chiếc lò ấp trứng gà tự động (nhập khẩu từ Hà Lan), trị giá gần 10 tỷ đồng. Trong đó, 3 lò có công suất ấp 38.400 quả trứng/lò, 4 lò còn lại có công suất ấp 23.000 quả trứng/lò, với nhiệt độ duy trì ổn định từ 37,5-37,60C. Đủ 18 ngày tuổi, trứng sẽ được chuyển sang 3 lò nở với công suất trung bình 15.000 con/lò. Các lò ấp, lò nở trên được thiết kế tự động (điều chỉnh nhiệt độ, đảo trứng, độ thông thoáng của gió…) theo tiêu chuẩn châu Âu, Do đó, gà con khi được 21 ngày tuổi có sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao hơn hẳn so với việc ấp trứng bằng lò thủ công.
Khi được hỏi về nguồn kinh phí “khủng” đầu tư cho mô hình, anh Triệu cười và bảo: Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về các sản phẩm chất lượng cao của thị trường ngày càng lớn. Vì thế tôi nghĩ mình phải thay đổi tư duy, chăn nuôi theo phương thức hiện đại thay vì chăn nuôi truyền thống như trước đây. Có như vậy, mớ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tạo uy tín với khách hàng.
Từ việc chăn nuôi, ấp nở gà bằng hệ thống lò hiện đại, trung bình một tháng, trang trại của anh Triệu cung cấp ra thị trường 120.000 con gà giống. Với giá bán hiện tại từ 4.000-5.000 đồng/con, trừ hết chi phí, trung bình một năm, anh Triệu thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương với mức thu nhập 7-8 triệu đồng/người/tháng.
Chị Lê Thị Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Phố Cò cho biết: Anh Trần Văn Triệu là hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của phường. Không chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh tại gia đình, anh Triệu còn tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp vào công tác an sinh xã hội ở địa phương; bán con giống, cám cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn theo hình thức trả chậm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà, tạo điều kiện để các hộ vươn lên phát triển kinh tế…
Với những sáng kiến áp dụng vào quá trình chăn nuôi gà cho hiệu quả kinh tế cao, anh đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh và thành phố. Năm 2019, anh Trần Văn Triệu vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, giải quyết việc làm cho người lao động.
Vi Vân
Nguồn tin: Báo Thái Nguyên
- nhu cầu thị trường li> ul>
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất