Giá trâu, bò thương phẩm tại các tỉnh miền núi như Bắc Kạn, Cao Bằng đang ở mức rất thấp, bằng 50 – 60% so với trước khi có dịch Covid-19.
- Hà Giang: Hơn 3.500 con trâu, bò được hỗ trợ phí bảo hiểm
- Bỏ tập quán chăn thả, nuôi trâu vỗ béo, tăng trọng hơn 1kg/ngày
- Trâu, bò mất giá, người chăn nuôi ở Yên Bái lo âu
Chợ Nghiên Loan, chợ trâu, bò lớn nhất miền Bắc có mức giao dịch chỉ bằng 50% so với trước khi có dịch Covid-19 vào năm 2020. Ảnh: Toán Nguyễn.
Chợ Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn là một trong những chợ trâu, bò lớn nhất ở miền Bắc. Trước năm 2020, tức trước khi có dịch Covid-19 xảy ra và bùng phát trên toàn cầu, mỗi phiên chợ có trung bình trên 1.500 – 2.000 con trâu, bò tập trung từ khắp nơi về đây mua bán. Nhưng nay số lượng đã giảm xuống khoảng 1 nửa, trung bình chỉ đạt 800 – 900 con.
Đáng nói nhất, chợ Nghiên Loan trước đây có tỷ lệ trâu, bò của người dân trong xã chiếm tới 20%, song phiên gần nhất (ngày 19/11) chỉ còn 5%. Lý do, bà con trong xã Nghiên Loan chủ yếu chăn nuôi trâu, bò theo hình thức vỗ béo, mua con gầy về, xong béo lên thì bán kiếm lời, nhưng nay, giá trâu, bò giảm xuống rất thấp, mỗi kg hơi chỉ khoảng 55.000 – 60.000 đồng/kg hơi, còn trước đây đạt tới 105.000 – 110.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cám và thức ăn khác vẫn cao dẫn tới thua lỗ, người dân không nuôi nữa.
Bà Lý Thị Thuyết, Chủ tịch UBND xã Nghiên Loan cho biết: Trước đây, một lượng lớn trâu, bò được thu mua vận chuyển để xuất sang Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, do chính sách phòng dịch nên phía Trung Quốc không nhập nữa, ngay cả người dân ở các huyện của tỉnh Cao Bằng như Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình cũng phải mang về chợ Nghiên Loan tiêu thụ. Giờ chỉ xuất bán cho tư thương về các tỉnh miền xuôi như Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương,… họ ép giá xuống như vậy.
Không chỉ có người chăn nuôi nhỏ lẻ thua lỗ do giá trâu, bò xuống thấp và dừng việc chăn nuôi, mà ngay cả các trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng rơi vào tình trạng này. Việc chăn nuôi trâu, bò thương phẩm rơi vào tình trạng mua vào thì cao, nhưng bán ra lại thấp. Đặc biệt là các loại bò nhập khẩu và các loại bò lai khác.
Trang trại của anh Nguyễn Trọng Thắng, ở tổ dân phố Phiêng My, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn là một ví dụ điển hình. Hiện trang trại có hơn 170 con bò lai có nguồn gốc từ Anh, Pháp, Mỹ, Úc và New Zealand. Phần lớn số bò này là bò sinh sản và bê con. Do giá thành thấp, vì vậy cơ bản bò đực anh xuất bán thịt, còn bò cái anh giữ lại làm bò sinh sản.
A Thắng mong muốn thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại để giá trị trâu, bò trở lại như trước. Ảnh: Toán Nguyễn.
Anh Thắng cho biết, do tự chủ được nguồn thức ăn chăn nuôi và làm chủ được cách nhân giống nhân tạo nên mới có thể duy trì được trại bò. Bò đực thương phẩm có đầu ra là bán về các thành phố rất dễ, nhưng giá thấp vẫn phải bán để còn nguồn thu trả tiền nhân công và quay vòng vốn. Cũng mong muốn thị trường Trung Quốc sớm mở cửa trở lại để giá trị quay trở lại. Chứ giờ giá trâu, bò hơi giảm sâu và thấp hơn cả giá thịt lợn hơi.
Việc Trung Quốc chưa mở cửa khiến cho tình trạng trâu, bò phải quay ngược từ vùng biên về xuôi xảy ra, đó là vấn đề xảy ra tại các huyện biên giới của tỉnh Cao Bằng như Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An. Trước đây trâu, bò trên cả nước dồn về các địa phương này để chờ xuất sang Trung Quốc, nhưng giờ thì ngược lại.
Ông Lã Hoài Nam, Bí thư Huyện ủy Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng chia sẻ: Do phía Trung Quốc đóng biên với trâu, bò, nên loại mặt hàng này đến tuổi, phải xuất bán về các tỉnh miền xuôi. Giá trâu, bò tại địa phương rất rẻ, những con trâu trước được khoảng 60 triệu giờ chỉ còn một nửa, hay những con bò trước phải 20 – 25 triệu, giờ bị ép giá xuống còn 9 – 10 triệu.
Vì vậy, chính quyền địa phương và người chăn nuôi nên rất mong muốn thị trường Trung Quốc sớm mở cửa, để việc sản xuất, kinh doanh của địa phương phát triển khởi sắc trở lại. Không chỉ là chăn nuôi trâu, bò, mà còn có cả dê, ngựa, hay những mặt hàng nông sản khác xuất khẩu được, qua đó nâng cao giá trị sản xuất kinh tế nói chung.
Toán Nguyễn – Ngọc Tú
Nguồn: nongnghiep.vn
- Giá trâu bò giảm li>
- giá trâu li>
- chăn nuôi trâu bò li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất