Mặc dù việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã được khuyến cáo hạn chế sử dụng và sắp tới đây sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản, thế nhưng theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn tràn lan.
Người chăn nuôi vẫn sử dụng kháng sinh rất một cách bừa bãi.
Nóng chuyện sử dụng
Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), năm 2017 vừa qua, tình trạng người chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên sử dụng thuốc kháng sinh vẫn diễn ra thường xuyên với tần suất từ 1 – 3 lần/tháng. Bên cạnh đó tình trạng sử dụng hóa chất khử trùng không đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất vẫn rất phổ biến. Không chỉ có kháng sinh, người chăn nuôi còn sử dụng vắc xin cho gia cầm quá liều lượng từ 1,5 – 2 lần so với khuyến cáo.
Còn theo Viện Sức khỏe môi trường và phát triển bền vững (Đại học Y tế công cộng), trong năm 2017, thực hiện một cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu kiến thức, hành vi sử dụng kháng sinh, kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở các hộ chăn nuôi nuôi heo, hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi thủy sản tại một số địa phương, cho thấy, người chăn nuôi rất thiếu thông tin, kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh. Theo đó, khoảng 50% số hộ cho biết, họ sử dụng kháng sinh từ lời khuyên cán bộ, bác sĩ thú y, người bán thuốc thú y, số còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm chăn nuôi, thói quen khi chăn nuôi.
Việc sử dụng theo thói quen của các hộ chăn nuôi được cho là quá lạm dụng vào kháng sinh. Ngay cả đối với những con vật nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản không bị mắc bệnh, người nông dân vẫn sử dụng kháng sinh cho con vật với mục đích để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, đây là một thực tế rất đáng báo động đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nhiều năm nay, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn được nhà nước cho phép nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, điều này lại đang trở thành nguyên nhân làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc. Đáng quan ngại là tình trạng bán thuốc kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi một cách bừa bãi.
Hậu quả khôn lường
Theo các nhà khoa học, việc sử dụng kháng sinh một cách tràn lan, tùy tiện, không theo khuyến cáo của các bác sĩ thú y… sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Cụ thể, sử dụng thuốc kháng sinh một cách tràn lan trên vật nuôi gây nguy cơ tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thịt, khi người tiêu dùng sử dụng thịt tồn dư kháng sinh, chất này đi vào cơ thể người sẽ gây ra nguy cơ kháng kháng sinh, sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận cùng nhiều những ảnh hưởng bất lợi khác cho cơ thể con người. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất của việc lạm dụng kháng sinh chính là sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cơ thể trở nên nhờn các loại vi khuẩn gây bệnh, nhờn thuốc.
Nói về những bất cập khi sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi trong chăn nuôi, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, thuốc kháng sinh thường sử dụng để chữa bệnh cho gia súc, gia cầm và vật nuôi song phải theo một quy trình chữa bệnh, không thể sử dụng một cách tùy tiện. Kháng sinh khi vào cơ thể của con vật phải cần có một khoảng thời gian để lượng kháng sinh tiêu hết mới có thể giết mổ để tiêu thụ trên thị trường.
Tuy nhiên thực tế tình trạng bà con nông dân cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian rất ngắn đã bán ra thị trường là rất nguy hiểm vì lượng thuốc chưa kịp tiêu hết. Và nếu người sử dụng ăn phải thịt gia súc gia cầm này trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Điều này là hết sức nguy hiểm vì khi con người kháng thuốc kháng sinh thì sẽ rất khó khỏi bệnh kể cả khi mắc bệnh nhẹ.
Như vậy, rõ ràng việc sử dụng kháng sinh tràn lan sẽ gây ra những nguy hại lớn cho sức khỏe cộng đồng. Bởi vậy, giới chuyên gia khuyến cáo, nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay, bên cạnh đó, rất cần nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi để giúp họ hiểu hết những bất cập, nguy hại khi sử dụng thuốc kháng sinh một cách tràn lan, không theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
Minh Phương
Nguồn: Báo Đại đoàn kết
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam sẽ chỉ cho phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi hết năm 2017 và từ năm 2018 sẽ cấm sử dụng, chỉ cho phép sử dụng kháng sinh trong phòng và chữa bệnh. Theo lộ trình, từ năm 2020 trở đi, sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh, kể cả trong chữa bệnh và trong thức ăn chăn nuôi.
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- sử dụng kháng sinh li> ul>
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất