[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ở tuổi 32, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng đã sở hữu một trang trại chăn nuôi chim công cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Anh Trần Văn Dũng bên đàn chim công của mình
Nuôi chim công dễ hơn nuôi gà
Trên đường du xuân xuống di tích lịch sử Bạch Đằng giang, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, tôi thăm trại nuôi công của anh Dũng trong một ngày đầu năm. Bên ngoài, trời mưa phùn giăng giăng, gió lạnh thổi nhưng bước vào trại chim công, tôi thấy người ấm hẳn lên. Tôi ngạc nhiên hơn nữa vì thấy cả trăm con chim công trong trại đùa giỡn nhau, chúng khoe bộ lông mượt mà, màu sắc đan xen rực rỡ, thay đổi theo ánh sáng. Thỉnh thoảng, những con công đực xòe cái đuôi trông như chiếc váy lộng lẫy, rồi múa. Một góc khác, những con chim trĩ 7 màu đỏ, dòng trĩ Hoàng đế tinh ranh, bạo dạn, sấn lại như đã quen từ lâu lắm…
Nhâm nhi chén trà nóng, anh Dũng kể về quá trình khởi nghiệp gian nan để có “quả ngọt” như ngày hôm nay. Năm 2009, còn là sinh viên học tập ở TP Hải Phòng, anh Dũng tự mày mò tìm hiểu qua sách báo, trên internet về loài chim công và quyết định nuôi loại động vật vừa quý, vừa đẹp này. Tiết kiệm từng đồng từ việc làm thêm, anh quyết định mua một cặp chim công Ấn Độ hơn 1 năm tuổi với giá hơn 15 triệu đồng về nuôi.
Thời điểm đó, với một anh sinh viên thì số tiền đó là cả một gia tài. Việc tìm mua đã khó, nhưng chuyện thuyết phục được người thân trong gia đình cho nuôi lại nhọc hơn nữa, vì không một ai ủng hộ anh. Bố anh Dũng từng nói, nếu mua về nuôi thì đập chết, bởi ông thương con trai tốn tiền vào những thứ không chắc chắn. Nhưng tính cách của chàng trai trẻ, khi đã quyết là làm. Cứ như vậy, đi học về, rồi tới khi làm kỹ sư cho nhà máy xi măng gần nhà, anh Dũng đều một mình cặm cụi, tỉ mẩn chăm sóc những chú chim công từ cho ăn, cho uống, tới dọn dẹp. Tới năm 2012, khi có những sản phẩm bán ra thị trường đầu tiên, mang lại kinh tế cao cho gia đình, tất cả mọi người công nhận và đã ủng hộ anh nhiều hơn.
Anh Dũng cho rằng, ban đầu khi mới bắt tay vào nuôi chim công, thị trường là vấn đề anh quan tâm hàng đầu. Cùng với đó là dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.
Theo đó, chim công được xem là con vật nuôi phong thủy mang đến sự may mắn và hòa khí cho gia đình gia chủ nên rất được ưa chuộng. Đặc biệt là các trang trại, người có thu nhập cao và ổn định họ thích mua công về làm cảnh, đây cũng là loài vật nuôi ưa thích của các khu du lịch sinh thái. Thời điểm đó, nguồn cung trên thị trường còn rất hạn chế, dẫn đến giá thành luôn ở mức cao nên anh quyết định đầu tư vào nuôi chim công.
Chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi chim công, anh Dũng cho biết nuôi công rất dễ bởi đây là loài động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao hơn hẳn so với các loại vật nuôi khác, thức ăn của công cũng vô cùng đơn giản. Chàng trai đất Cảng này khẳng định “Nuôi chim công dễ hơn nuôi gà”.
Về mặt dinh dưỡng, một con chim công trưởng thành ăn rất ít, chỉ bằng một con gà. Ngoài các thức ăn bình thường như thóc, ngô, cám, gạo… để bộ lông của chim công luôn bóng và mượt, anh Dũng còn cho chúng ăn thêm lạc và rau giá. Các loại rau xanh cho chim công ăn, anh Dũng tự trồng ở vườn sau nhà.
Nhằm đảm bảo vấn đề an toàn sinh học, cách ly với các nguy cơ dịch bệnh, mọi việc từ dọn dẹp tới chăm sóc đàn ông đều do anh Dũng đảm trách và trang trại được cách ly với bên ngoài.
Chuồng trại nuôi công của anh Dũng cũng được xây dựng, bố trí sao cho ấm về mùa đông, mát về mùa hè, ánh sáng hợp lí tùy mùa; có khu dành cho chim trưởng thành, chim hậu bị, chim non…
Anh Dũng cũng cho biết, một trong những yếu tố giúp mô hình nuôi công của anh thành công là do môi trường nuôi công phải sạch sẽ, thường xuyên phải khử trùng chuồng trại thường xuyên tránh để ẩm thấp, mầm bệnh dễ phát triển. Phải có khoảng sân nhỏ để công tự do nhảy múa, vận động, tắm nắng. Bố trí thêm nhiều que sào trong chuồng để chim bay đậu cho thoải mái để chim nhanh lớn và có lông đẹp. Nền chuồng và khoảng sân phía ngoài phải cao, được rải cát để hút ẩm để đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển, đồng thời là chỗ để cho công tắm cát làm sạch bộ lông.
Mỗi năm, một con chim công mái đẻ được từ 35-40 trứng/năm. Ban đầu, anh cho gà ấp nhưng tỷ lệ nở chỉ đạt 40-50%, rất lãng phí trứng. Sau đó, anh chuyển sang dùng máy ấp trứng, tỷ lệ nở thành con đạt tới 80-85%.
Theo anh Dũng, những dòng chim công nuôi không khác gì gà con. Khi chim công non nở ra từ trứng, anh Dũng cũng tiêm các loại vắc xin như parkinson, newcatson. Từ lúc nở tới 20-25 ngày thì cắt úm. Nhờ việc học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi trên internet và các phương thuốc của dân chọi gà, việc chăn nuôi chim công của anh Dũng giờ đây rất suôn sẻ. Anh còn khẳng định, nuôi chim công dễ hơn nuôi gà.
Chim công trong trang trại của gia đình anh Dũng
Nuôi chim công vì kinh tế, đam mê và khát vọng bảo tồn động vật quý
Khi đã nuôi chim công ngót nghét cả chục năm, anh Dũng không thể quên được những kỷ niệm đầu tiên khi nuôi chim công. Vì không phải là dân chăn nuôi thú y, lại là một trong người đầu tiên nuôi chim công ở miền Bắc nên kinh nghiệm chăn nuôi chưa nhiều. Khi bắt được vài con về nuôi, nửa tháng sau một chú lăn ra chết. Anh vừa thương con chim non, vừa tiếc công sức mình đi tìm kiếm và chăm sóc nó.
Nhiều người bảo anh Dũng, nuôi chim công hiệu quả kinh tế còn hơn đi làm ở nhà máy thì ở hẳn mà nuôi. Nhưng, anh cho rằng càng làm được nhiều việc anh càng vui và giữa việc nuôi chim và vận hành máy xi măng đều có sự bổ trợ lẫn nhau. Sau mỗi ca trực ở cơ quan, anh Dũng lại chạy về cho chim công ăn, uống, ngắm chúng múa. Đó là khoảng thời gian thư thái, được hòa mình vào thiên nhiên của anh.
Cũng theo anh Dũng, việc chăn nuôi chim công và các loại động vật quý hiếm không chỉ là niềm đam mê, là nhu cầu phát triển kinh tế gia đình mà còn là khát vọng bảo tồn các dòng động vật quý hiếm của Việt Nam. Hiện nay, trang trại của Dũng không chỉ có chim công, mà còn là một trong số ít những đơn vị nuôi sinh sản thành công giống gà lôi trắng, công java đang trong sách đỏ 1B, thuộc dòng nguy cấp. Tất cả những dòng chim, gà quý đều được anh Dũng mua ở những địa chỉ được phép mua bán, trao tặng và đăng ký thành công với cơ quan kiểm lâm.
Tiếng lành đồn xa, cộng với việc nhanh nhạy trong quảng bá thương hiệu trên internet, những chú chim công của anh Dũng được vận chuyển đi khắp cả nước. Giá của một bộ chim công gồm một trống và hai mái có tuổi đời từ 10-15 năm có giá khoảng 30 triệu, có khi lên tới 80 triệu tùy từng loai công; còn chim công non từ 25-30 ngày có giá từ 2-2,5 triệu đồng/bộ. Bên cạnh đó, công thay lông đuôi một lần, lên đến hơn 100 chiếc mỗi năm. Giá mỗi chiếc lông bán buôn khoảng 30.000 đến 70.000 đồng. Anh Dũng tính toán, chỉ riêng số tiền này đã đủ để trả các chi phí thức ăn, thuốc chữa bệnh, chuồng trại.
Nuôi công đơn giản, chi phí chuồng trại thấp, nhàn công và cho thu nhập rất cao so với chăn nuôi các loài động vật khác, cũng nhờ nuôi công mà gia đình anh Dũng trở nên khá giả. Trừ chi phí, trung bình mỗi năm gia đình anh thu từ 300-600 triệu đồng.
Thị trường buôn bán, cũng như nghề nuôi chim công ngày càng sôi động, vì thế, trong năm 2018, anh Trần Văn Dũng sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi ra hơn nữa, hỗ trợ về giống, kỹ thuật, bao tiêu đầu ra nếu ai có nhu cầu nuôi. Anh hi vọng, thời gian tới, nghề nuôi chim công sẽ phát triển hơn nữa, trở thành một giống vật nuôi gần gũi với đời sống con người.
HÀ NGÂN
Quý độc giả có nhu cầu thăm quan, học hỏi mô hình nuôi chim công của anh Trần Văn Dũng xin liên hệ số điện thoại: 0934255448
Chim công được xem là con vật nuôi phong thủy mang đến sự may mắn và hòa khí cho gia đình gia chủ nên rất được ưa chuộng. Đặc biệt là các trang trại, người có thu nhập cao và ổn định họ thích mua công về làm cảnh, đây cũng là loài vật nuôi ưa thích của các khu du lịch sinh thái. Thời điểm đó, nguồn cung trên thị trường còn rất hạn chế, dẫn đến giá thành luôn ở mức cao nên anh quyết định đầu tư vào nuôi chim công.
- làm giàu từ nuôi chim công li>
- chim công li>
- kỹ sư li>
- Trần Văn Dũng li> ul>
6 Comments
Để lại comment của bạn
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Cả nhà có gì liên hệ mình theo số 0934255448 nhé
A ơi cho e hỏi một con giống của a bao nhiêu vậy ạ
Ban nhieu tien mot con công con ha chu
Anh ơi em muốn nuôi chim công. Cho em hỏi Một đôi chim công 2 tháng giá bao nhiêu tiền vậy. Rất mong anh hỗ trợ em, cảm ơn anh nhiều.
Có facebook không vậy
E muốn nuôi nhưng chưa có kinh nghiệm,cũng đang tham khảo trẻn mạng,a cho e hỏi là nuôi dễ bị dịch bệnh không,và đầu ra nó ổn định không anh