Chàng trai dân tộc Tày, nuôi trâu thành tỷ phú - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Chàng trai dân tộc Tày, nuôi trâu thành tỷ phú

    Trung bình mỗi năm, mô hình kinh tế tổng hợp từ chăn nuôi đến trồng rừng mang về cho gia đình anh Hoàng Văn Liêm nguồn thu hơn 2 tỷ đồng.

     

    Anh Hoàng Văn Liêm ở thôn Cây Tre, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái- Giám đốc HTX Thiên An là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế nông thôn ở vùng cao, miền núi. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng chục công nhân, anh Liêm còn góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi, sản xuất của bà con nơi đây.

     

    Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, chàng trai trẻ Hoàng Văn Liêm, sinh năm 1986 cũng như nhiều thanh niên khác ở địa phương, phải xoay xở nhiều cách để mưu sinh.

     

    Vào tuổi trưởng thành, chàng thanh niên dân tộc Tày từ vùng núi Yên Bái xách ba lô vào các tỉnh Đông Nam bộ tìm việc làm. Bôn ba nhiều nơi, anh Liêm nhận thấy công việc làm thuê rất nặng nhọc mà không đủ trang trải cho cuộc sống. Chính vì vậy, anh nung nấu ý định trở về làm giàu trên mảnh đất quê hương.

    Anh Hoàng Văn Liêm chăm sóc đàn trâu bò.

     

    Về quê, anh Liêm nhận thấy tiềm năng thế mạnh của xã Xuân Lai nói riêng và các xã vùng miền núi nói chung là phát triển kinh tế đồi rừng, gắn với chăn nuôi đại gia súc. Năm 2009, anh Liêm đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Thiên An (HTX) tập trung vào chăn nuôi trâu bò thịt và chăn nuôi trâu bò sinh sản.

     

    “Tôi nhận thấy tại địa phương đất đã có sẵn rồi, cộng thêm với việc học hỏi kiến thức của các anh chị, các bác người đi trước nên tôi thành lập HTX chăn nuôi tổng hợp, rủ những người bạn liên minh lại. Hiện tại HTX có 9 thành viên” – anh Liêm chia sẻ.

     

    Thời gian đầu, anh Liêm cùng các thành viên HTX đi khắp các tỉnh phía Bắc để tìm mua những con trâu, con bò gầy; sau đó chăm sóc những con trâu, bò này bằng hình thức nuôi nhốt cách ly. Trong quá trình nuôi, anh cũng như các xã viên luôn tuân thủ đúng quy trình kiểm dịch, tiêm vaccine đầy đủ. Ngoài ra, anh Liêm còn cho trâu, bò ăn thêm những loại thức ăn giàu đạm như ủ cỏ lên men, bã bia, cám ngô… Đặc biệt, anh Liêm và các thành viên HTX sử dụng hệ thống phun sương, tắm mát cho đàn gia súc từ 7-8 tiếng/ngày.

     

    Để đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi, gia đình còn trồng 10 ha cỏ VA06. Bên cạnh đó, vận động thêm mỗi thành viên HTX trồng từ 0,5 ha cỏ trở lên.

     

    Cùng với chăn nuôi trâu bò vỗ béo, HTX Thiên An còn chú trọng nghiên cứu, ứng dụng quy trình chọn tạo con giống có tầm vóc, hình dáng đủ tiêu chuẩn làm con mẹ để áp dụng thụ tinh nhân tạo. Từ đó, nâng cao năng suất và chất lượng con giống.

     

    Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, HTX Thiên An đã tạo chỗ đứng vững trên thị trường. Trung bình mỗi lứa, trang trại của HTX chăn nuôi tập trung quy mô 100 đến 120 con. Mỗi năm, HTX nuôi luân chuyển, xuất bán 1.500 con trâu, bò thịt và trâu, bò giống. Thị trường tiêu thụ không chỉ trong tỉnh Yên Bái, mà còn cung cấp cho các tỉnh bạn như Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Nội.

     

    Các thành viên HTX Thiên An đều có cuộc sống ổn định. Lợi nhuận bình quân của mỗi thành viên trong HTX đạt khoảng 150 triệu đồng/năm.

     

    Anh Hoàng Văn Kiểm, thành viên HTX Thiên An phấn khởi nói: “Từ khi gia đình được anh Liêm đưa vào làm một thành viên HTX, gia đình đã nuôi trâu và phát triển nhiều hơn; đầu ra, đầu vào ổn định hơn”.

     

    Ông Nguyễn Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Xuân Lai cho biết, trước đây, bà con chủ yếu chăn thả gia súc tự do trên đồng ruộng, không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hoàng Văn Liêm là người tiên phong, làm gương để người dân thôn Cây Tre nói riêng, xã Xuân Lai nói chung thay đổi nếp nghĩ và cách làm.

     

    “Từ mô hình của anh Liêm, hiện nay các hộ lân cận khác trong trong xã đã học tập để nhân rộng ra. Bây giờ không thả bãi nữa mà toàn bộ đều nuôi nhốt như vậy. Tư duy của bà con có sự thay đổi rất là rõ nét” – ông Thương nói.

     

    Không chỉ phát triển chăn nuôi, gia đình anh Liêm hiện còn trồng 10ha rừng, chủ yếu là bạch đàn. Nhờ đó, tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng. Mỗi chu kỳ khai thác, 10ha rừng cũng mang về cho gia đình anh trên 600 triệu đồng.

     

    Nhờ cần cù chịu khó, năng động tìm hướng đi mới, đến nay, gia đình anh Hoàng Văn Liêm đã gây dựng được cơ ngơi khang trang. Trung bình mỗi năm, mô hình kinh tế tổng hợp mang về cho gia đình nguồn thu hơn 2 tỷ đồng.

     

    Chia sẻ về những dự định trong tương lai, anh Hoàng Văn Liêm cho biết sẽ mở rộng mô hình, lựa chọn cây, con giống tốt hơn và kết nạp thêm những thành viên mới, các hộ nghèo vào HTX để giúp đỡ nhau cùng phát triển./.

     

    Đinh Tuấn/VOV-Tây Bắc

    Nguồn tin: VOV

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.