Việt Nam là một trong ba thị trường mục tiêu chính của chiến dịch xúc tiến thông tin với tên “Gia cầm châu Âu – sức mạnh trong chất lượng”. Mục đích của dự án là xúc tiến thông tin nhằm đưa sản phẩm thịt gia cầm Châu Âu chất lượng cao sản xuất trong hệ thống chất lượng QAFP (Quality Assurance for Food Products) vào thị trường Việt Nam.
Đẩy mạnh xúc tiến tại thị trường Việt
Chiến dịch xúc tiến thông tin này được tài trợ từ Liên minh châu Âu, Cộng hòa Ba Lan cùng với Quỹ xúc tiến thịt gia cầm Châu Âu. Các hoạt động chủ yếu hướng đến đối tác kinh doanh, những nhà nhập khẩu tiềm năng, người mua buôn bán và những nhà phân phối gia cầm…
Người tiêu dùng chọn mua gia cầm nhập khẩu tại siêu thị
Tổng kết công bố kết quả ba năm triển khai chiến dịch này tại thị trường Việt Nam vào ngày 21/1 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Łukasz Dominiak – Tổng giám đốc Hội đồng gia cầm quốc gia – Phòng Kinh tế (KRD- IG) Ba Lan đánh giá chiến dịch “Gia cầm châu Âu – sức mạnh trong chất lượng” đã triển khai và tham gia nhiều hoạt động thiết thực tại thị trường Việt Nam như tổ chức hội chợ lớn nhất ngành thực phẩm Vietfood & Beverage và được kết hợp với cuộc hội thảo chuyên ngành; trình diễn ẩm thực, món ăn ngon từ gia cầm Châu Âu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh…
Bên cạnh đó, chiến dịch xúc tiến thông tin gia cầm Châu Âu còn còn tổ chức các đoàn DN, các nhà quản lý liên quan trong ngành nông nghiệp chăn muôi gia cầm từ Việt Nam tham quan các công ty tại một số quốc gia châu Âu để tìm hiểu các nhà sản xuất trong liên minh ngành gia cầm, nghiên cứu các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm an toàn chất lượng cao trong hệ thống QAFP. Những nguyên tắc và tiêu chuẩn sản xuất từ đồng ruộng đến bàn ăn, đảm bảo an toàn thú y gia cầm nhập khẩu. Thúc đẩy sự hợp tác xuất khẩu gia cầm giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.
Cùng với đó chiến dịch thông tin còn cung cấp cho các nhà nhập khẩu những vấn đề thủ tục pháp lý liên quan tới hoạt động xuất khẩu gia cầm từ Châu Âu sang Việt Nam. Giúp người tiêu dùng Việt làm quen với mùi vị đặc biệt của những sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về thịt gia cầm châu Âu chất lượng cao tại thị trường tiêu dùng Việt Nam.
Việt Nam thị trường tiềm năng các sản phẩm gia cầm Châu Âu
Tuy là quốc gia chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gia cầm, nhưng quy mô và chất lượng còn hạn chế, sản phẩm chưa đa dạng nên khó đáp ứng được các đơn hàng lớn. Vì thế nhiều DN kinh doanh thực phẩm cho rằng nhập khẩu là một trong những giải pháp có thể đáp ứng các đơn hàng lớn có yêu cầu chất lượng cao, đồng đều.
Bên cạnh đó, sức tiêu thụ thịt gia cầm tại thị trường Việt Nam khá lớn, nên nguồn gia cầm từ châu Âu đặc biệt từ Ba Lan chính là nguồn hàng tiềm năng của các nhà nhập khẩu, phân phối thịt gia cầm của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng Ba Lan, năm 2017, Ba Lan sản xuất trên 3.000 tấn thị gia cầm, tăng trưởng 7,7% so với 2016. Năm 2018, mức tăng trưởng dự báo tăng trên 7%. Trong khi đó, cả Liên minh châu Âu mức tăng trưởng xuất khẩu gia cầm chỉ tăng trên 1% năm 2017 và dự báo năm 2018 là khoảng 1,7%.
Thời gian qua Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gia cầm Ba Lan nói riêng và Châu Âu nói chung. Với tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm gia cầm dự kiến lên tới 37% cho năm 2021, Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu gia cầm đầy tiềm năng mà các nước châu Âu đang nỗ lực xúc tiến nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thịt gia cầm vào thị trường Việt Nam.
Thanh Thanh
Nguồn: Báo Công Thương
- nhập khẩu thịt gà li>
- xuất khẩu thịt gia cầm li>
- xuất khẩu sản phẩm thịt gia cầm li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất