Chỉ số giá thịt của FAO cho biết, thịt gà đã đạt mức giá cao nhất kể từ khi chính thức có công cụ theo dõi vào năm 1990. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), chỉ số giá thịt gia cầm vào thàng 6 năm nay đạt 130,39 điểm, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2021.
- Giá gia cầm tăng trở lại, người nuôi vẫn lo
- FAO: Chỉ số giá thịt thế giới tháng 3/2022 đạt mức cao kỷ lục
- Giá gà công nghiệp tăng gấp 3, người chăn nuôi kỳ vọng thị trường cuối năm
Con số này cũng cao hơn 4,5% so với tháng trước đó ở mức 124,74 điểm, đi ngược lại với xu hướng của chỉ số giá thực phẩm chung của FAO, giảm nhẹ từ 157,9 điểm trong tháng 5 xuống còn 154,2 điểm vào tháng 6 năm 2022.
Theo nguồn tin từ FAO, chỉ số giá lương thực thế giới (chuyên theo dõi những thay đổi hàng tháng của giá quốc tế đối với rổ hàng hóa thực phẩm thường xuyên giao dịch) đã giảm nhẹ trong tháng thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên vẫn cao hơn 23,1% so với hồi tháng 6 năm 2021.
Giá tất cả các loại thịt đều tăng, trong đó giá thịt gia cầm tăng mạnh lên mức cao nhất. Nguyên nhân là do tình trạng nguồn cung toàn cầu liên tục bị thắt chặt do cuộc chiến ở Ukraine và dịch cúm gia cầm bùng phát ở Bắc bán cầu. Ảnh: PW
Ngoài ra FAO cũng ghi nhận sự sụt giảm của giá dầu thực vật, ngũ cốc và đường quốc tế, trong khi giá sữa và thịt vẫn tăng.
Cụ thể là chỉ số giá các loại thịt của FAO đạt trung bình 124,7 điểm trong tháng 6, tăng 2,1 điểm (1,7%) so với tháng 5, lập kỷ lục và vượt 14,0 điểm (12,7%) so với giá trị tháng 6 năm 2021.
Theo đó ghi nhận giá thế giới đối với tất cả các loại thịt đều tăng, trong đó giá thịt gia cầm tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đại. Nguyên nhân là do tình trạng nguồn cung toàn cầu liên tục bị thắt chặt do cuộc chiến ở Ukraine và dịch cúm gia cầm bùng phát ở Bắc bán cầu.
Giá thịt bò đã tăng mạnh sau khi Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu đối với nhà sản xuất Brazil. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng đã tăng nhẹ trở lại với lượng nhập khẩu cao hơn từ một số nhà nhập khẩu hàng đầu trong bối cảnh lượng mua từ Trung Quốc tiếp tục ở mức thấp.
Giá thịt cừu thế giới cũng tăng trở lại do lượng xuất khẩu từ New Zealand giảm, bất chấp nhu cầu xuống thấp từ khu vực Bắc Á.
Trong nửa đầu năm nay, Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 2,423 triệu tấn thịt gia cầm, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Về doanh thu, mức tăng trong hai quý đầu năm là 36%, đạt doanh số 4,728 tỷ USD vào năm 2022, so với 3,476 tỷ USD vào năm 2021.
Theo ông Ricardo Santin, Chủ tịch ABPA (Hiệp hội Protein động vật Brazil), lạm phát lương thực toàn cầu, chi phí sản xuất và dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu thịt gà của Brazil.
“Các thị trường quốc tế đều đối mặt khó khăn trong việc duy trì mức sản xuất tại chỗ. Vì vậy để đối phó, các nước nhập khẩu yêu cầu khối lượng hàng hóa từ các đối tác đáng tin cậy, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nguồn hàng ổn định như Brazil”, ông Santin giải thích.
Trong diễn biến liên quan, theo chuyên trang Poultryworld, số lượng đàn gà mái đẻ ở Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 1% vào năm 2021. Đặc biệt, các trang trại chăn nuôi gia cầm tại 27 quốc gia thành viên hiện nay của EU (không bao gồm Vương quốc Anh kể từ khi Brexit) đang dần chuyển sang hệ thống chăn nuôi công nghiệp khép kín sang kiểu nuôi mở- không nhốt chuồng dưới áp lực của pháp luật và sức nặng của dư luận về phúc lợi động vật.
Tuy nhiên câu hỏi đang đặt ra hiện nay là liệu mọi quốc gia trong khối có thực hiện điều này theo cùng một cách thức và mức độ nghiêm ngặt như nhau hay không. Hiện Đức vẫn là nước sản xuất trứng gia cầm lớn nhất (58,1 triệu con gà mái đẻ), tiếp đến là Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Ý, mỗi nước dao động từ 40 đến 51 triệu con.
Hà Dương (Theo Poultryworld)
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Giá gia cầm tăng trở lại, người nuôi vẫn lo
- FAO: Chỉ số giá thịt thế giới tháng 3/2022 đạt mức cao kỷ lục
- Giá gà công nghiệp tăng gấp 3, người chăn nuôi kỳ vọng thị trường cuối năm
- Chỉ số giá thịt gia cầm li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất