Đại dịch châu chấu bắt đầu hoành hành ở Trung Quốc phá hoại mùa màng. Năm nay các nhà quản lý đưa ra chiến lược sử dụng hàng ngàn con gà đói để xử lý vấn nạn này. Ước tính mỗi con gà diệt được hơn 600 con châu chấu mỗi ngày.
Theo tờ Bloomberg, khoảng hơn 2.200 con gà sẽ được đưa đến trang trại ở Wushi, vùng Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của nạn châu chấu.
Mùa châu chấu ở Tân Cương, Trung Quốc rơi vào khoảng tháng 5, đầu mùa hè. Chúng phá nát mùa màng ở nhiều vùng nông thôn. Những khu vực trồng trọt ở Aksu, giáp biên giới Kyrgyzstan, là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của nạn châu chấu. Năm nay, lần đầu tiên, các nhà chức trách đưa hàng ngàn con gà vào chiến dịch diệt châu chấu này.
Yang Zong, quan chức thuộc cục chăn nuôi địa phương cho biết: “Nếu sử dụng thuốc trừ sâu sẽ gây hại cho môi trường”.
Ông cho biết thêm rằng đội quân nghìn con gà sẽ được chuyển tới Tân Cương trước mùa hè 1 tháng để có thể thích ứng với môi trường địa phương, mật độ chăn thả cao. Ước tính mỗi con gà có khả năng diệt được 600 con châu chấu mỗi ngày.
Theo dự đoán, vì mùa đông qua ấm, năm nay, nhiều vùng miền Bắc Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nạn châu chấu kinh hoàng nhất trong lịch sử. Ước tính 1,12 triệu hecta có khả năng cao bị châu chấu tấn công.
Châu chấu, một loài côn trùng nhỏ bé nhưng lại đang trở thành nỗi ám ảnh với người dân nhiều tỉnh phía bắc Trung Quốc. Với số lượng lên đến hàng triệu con, châu chấu tàn phá hoa màu của người dân không khác gì những cơn bão khủng khiếp nhất.
Hoàng Dung
Nguồn: Infonet
- Trung Quốc li>
- gà li>
- châu chấu li>
- diệt châu chấu li>
- Chiến dịch li> ul>
- Giá heo hơi hôm nay 9/10: Ba miền tiếp tục giảm sâu, thấp nhất cả nước 69.000 đồng/kg
- Nhân ngày giỗ Tổ, săn gà chín cựa nơi Đất Tổ: 4 triệu đồng/con
- Chó ốm thời 4.0
- Lên Mộc Châu thử làm nông dân chăn nuôi bò sữa
- Động vật cũng tự tử như con người
- Chú heo biết vẽ tranh phong cách Picasso
- Chợ bò Mèo Vạc – “Điểm nhấn” trên Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang
- Năm Tuất – những cái nhất của loài chó
- Cảnh đẹp tựa thiên đường ở Nhật Bản vào mùa hoa anh đào nở
- Tròn mắt ngắm cặp chân khủng của “vua gà” Đông Tảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất