[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) là bệnh phổ biến trên gà từ 10-30 ngày tuổi gây ra bởi các loài ký sinh trùng Eimeria. Căn bệnh này gần như khó tránh khỏi ở hầu hết các đàn gà, đặc biệt là hình thức nuôi gà trên nền. Những tổn thất do bệnh cầu trùng gây ra thường được phản ánh thông qua việc giảm hiệu quả sử dụng thức ăn (tăng FCR), giảm tăng trọng và các bệnh cơ hội như viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens. Tuy nhiên, đa số người chăn nuôi vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực với căn bệnh này.
Các giải pháp phòng chống bệnh cầu trùng cổ điển như sử dụng thuốc, hoạt chất hóa học ngày càng cho hiệu quả thấp do sự biến chủng nhanh chóng của các loài Eimeria. Ngoài 7 loài Eimeria thông thường gây bệnh trên gà đã trở nên “nhờn thuốc”, các nhà khoa học vừa phát hiện thêm 3 loài mới hiện chưa có vắc xin phòng ngừa đó là: Eimeria lata n. sp., Eimeria nagambie n. sp. và Eimeria zaria n. sp. Giải pháp tiêm ngừa cũng cho thấy những rủi ro, đặc biệt trong giai đoạn chờ đáp ứng miễn dịch (khoảng 14 ngày) và đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật, liều lượng và bảo quản vắc xin để đạt hiệu quả tốt nhất.
Việc đa dạng hóa các phương pháp phòng chống cầu trùng là rất cần thiết để có được sự bảo vệ toàn diện cho đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Các chiết xuất từ thực vật đã được ứng dụng lâu đời để cải thiện sức khỏe của con người, đã có nhiều nghiên cứu, thử nghiệm chứng minh hiệu quả của chúng đối với tăng trưởng và sức khỏe trên vật nuôi. Hoạt chất saponin là một minh chứng cho tác dụng phòng trị cầu trùng hiệu quả và trở thành xu hướng mới trong chăn nuôi hiện đại với nhiều thử thách ngày càng cao.
BỆNH CẦU TRÙNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM NGÀY NAY
Có hai thể bệnh cầu trùng chính: thể cấp tính với tỷ lệ chết cao nhưng không thường xuyên xảy ra và thể mạn tính với tỷ lệ chết thấp hơn nhưng thiệt hại kinh tế cao hơn và là thể phổ biến hơn cả. Ở thể mạn tính, đường ruột gia cầm bị tổn thương, ảnh hưởng tới việc hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất. Từ đó, làm tăng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) từ 4-12% và giảm tăng trọng bình quân hằng ngày (ADG). Các điểm tổn thương trên ruột còn là cửa ngõ để các vi khuẩn gây bệnh khác xâm nhập, làm xáo trộn hệ vi sinh đường ruột và suy giảm hệ miễn dịch. Ước tính thiệt hại kinh tế do cầu trùng gây ra vào khoảng 0.21 đô la Mỹ trên một con gà thịt, tương đương 3.150 đô la Mỹ trên một nhà nuôi 15.000 gà thịt mỗi lứa (Nguồn: Re-calculating the cost of coccidiosis in chickens, 09/2020, Damer P. Blake và cs, www.veterinaryresearch.biomedcentral.com).
Sự chọn lọc giống ngày càng đòi hỏi cao hơn về năng suất trong một khoảng thời gian siêu ngắn và mật độ chăn nuôi đông, gia cầm trở nên nhạy cảm hơn và khả năng chống chịu kém hơn với áp lực mầm bệnh cầu trùng luôn hiện diện và bùng nổ khi gặp điều kiện thuận lợi. Các biện pháp phòng chống cầu trùng truyền thống đã không còn mang đến hiệu quả cao và gặp nhiều hạn chế trong xu thế giảm thiểu sử dụng thuốc và hóa chất trong chăn nuôi trên toàn thế giới.
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CẦU TRÙNG – ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
|
VẮC XIN |
IONOPHORE VÀ HOẠT CHẤT HÓA HỌC |
SẢN PHẨM THAY THẾ TỪ THIÊN NHIÊN |
ƯU ĐIỂM |
– Hiệu quả cao. – Tăng khả năng miễn dịch. – Vắc xin cho từng chủng cầu trùng. – Có thể áp dụng trong thời gian ấp nở. |
– Hiệu quả cao. – Chi phí thấp. – Thường áp dụng trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp. |
– Không có hiện tượng kháng thuốc. – Hiệu quả có thể tương tự như thuốc và hoạt chất hóa học. – Chi phí hợp lý so với lợi ích đạt được. – Không cần thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ. |
HẠN CHẾ |
– Một loại vắc xin không thể ngừa hết tất cả chủng cầu trùng. – Vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong thời gian chờ đáp ứng miễn dịch. – Chi phí cao: hiếm khi áp dụng cho gà thịt công nghiệp. – Tạo stress, làm tăng FCR. – Cần quản lý chuồng trại và an toàn sinh học tốt. |
– Gây ra hiện tượng kháng thuốc, kém hiệu quả theo thời gian. – Nguy cơ gây độc cho vật nuôi: tế bào gan, hệ vi sinh, nhạy cảm hơn với các căng thẳng như stress nhiệt. – Đòi hỏi thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ. – Xu hướng thế giới ngày càng giảm sử dụng thuốc và hóa chất trong chăn nuôi để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. |
– Quá nhiều sản phẩm với nhiều cơ chế hoạt động không rõ ràng. – Thiếu thông tin sản phẩm và dữ liệu thử nghiệm thực tế. – Khả năng tương tác với các thành phần khác trong khẩu phần. – Cần quản lý chuồng trại và an toàn sinh học tốt. |
Việc áp dụng đa dạng các biện pháp là cần thiết trong công tác phòng chống cầu trùng. Kết hợp vắc xin và các sản phẩm thay thế từ thiên nhiên giúp đàn gia cầm chống lại bệnh cầu trùng mạnh mẽ trong suốt thời gian nuôi mà không gây ra hiện tượng kháng thuốc.
CHIẾT XUẤT SAPONIN TỪ CÂY YUCCA VÀ FENUGREEK GIÚP GIA TĂNG HIỆU QUẢ CỦA VẮC XIN TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH CẦU TRÙNG
Khi tiếp xúc với saponin, các tế bào cầu trùng sẽ bị bắt dính và ly giải do phản ứng hóa học giữa các sterol trong màng tế bào của chúng và saponin. Tuy nhiên, mỗi loại saponin sẽ có khả năng tiêu diệt cầu trùng khác nhau. Các chiết xuất saponin từ cây Yucca schidigera và Fenugreek đã được chứng minh có tác dụng tiêu diệt tế bào cầu trùng hiệu quả và giúp gia tăng khả năng bảo hộ của vắc xin.
Một thí nghiệm đã được thực hiện tại Peru trên giống gà Cobb 500 để đánh giá hiệu quả phòng trị cầu trùng của sản phẩm Norponin XO (chiết xuất saponin từ Yucca và Fenugreek) khi dùng riêng lẻ và khi kết hợp với vắc xin. 240 con gà một ngày tuổi được chia đều ngẫu nhiên vào 24 chuồng nuôi khác nhau (10 con/chuồng), phân thành 6 nhóm thí nghiệm:
- UUC (Uninfested Untreated Control): Không gây nhiễm cầu trùng, không sử dụng sản phẩm và vắc xin.
- IUC (Infested Untreated Control): Gây nhiễm cầu trùng, không sử dụng sản phẩm và vắc xin.
- VACC (Infested and Vaccinated Group at D1): Gây nhiễm cầu trùng và sử dụng vắc xin.
- VACC/NPXO (14-42): Gây nhiễm cầu trùng, sử dụng vắc xin, bổ sung Norponin XO từ ngày 14 đến ngày 42.
- VACC/NPXO: Gây nhiễm cầu trùng, sử dụng vắc xin, bổ sung Norponin XO từ ngày 1 đến ngày 42.
- NPXO: Gây nhiễm cầu trùng, không sử dụng vắc xin, bổ sung Norponin XO từ ngày 1 đến ngày 42.
Kết quả cho thấy, tăng trọng và FCR của gà ở tất cả các nhóm có sử dụng vắc xin hoặc/và Norponin XO đều được cải thiện hơn so với nhóm bị gây nhiễm mà không được áp dụng bất kỳ giải pháp nào. Nhóm sử dụng Norponin XO riêng lẻ và nhóm sử dụng kết hợp Norponin XO cho kết quả tốt nhất.
FCR (42 NGÀY TUỔI)
TRỌNG LƯỢNG LÚC 42 NGÀY TUỔI (KG)
Chiều dài và diện tích nhung mao niêm mạc ruột của gà trong thí nghiệm cũng được cải thiện ở các nhóm sử dụng Norponin XO.
DIỆN TÍCH NHUNG MAO (µm²)
CHIỀU DÀI NHUNG MAO (µm)
Thí nghiệm cho thấy, việc bổ sung Norponin XO vào trong khẩu phần của gà là một giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của vắc xin phòng chống cầu trùng. Sử dụng Norponin XO riêng lẻ cũng giúp quản lý tốt các rủi ro do bệnh cầu trùng gây ra. Các giải pháp thay thế từ thiên nhiên như Norponin XO sẽ là xu thế mới trong tình hình chăn nuôi ngày càng nhiều thử thách cũng như áp lực từ xã hội về an toàn sức khỏe và môi trường.
Để biết thêm về các thử nghiệm của Nor-Feed và các sản phẩm thảo dược tự nhiên khác dành cho sức khỏe vật nuôi, vui lòng liên hệ [email protected]
Nor-Feed Việt Nam
www.vn.norfeed.net
- norfeed li>
- saponin li>
- chiết xuất thực vật được chuẩn hóa saponin li>
- hoạt chất saponin li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất