[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi đã chính thức được kích hoạt để triển khai với định hướng vận hành, kết nối đến tất cả các địa phương trên cả nước; trở thành cầu nối tin cậy, thiết thực và hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước với người chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, là bước đi quan trọng đóng góp vào quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp.
Ngày 16/7/2022, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Lễ Triển khai Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu ngành Chăn nuôi. Chương trình được truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính Hội trường Bộ NN&PTNT, 63 điểm cầu VNPT tỉnh, thành phố và các điểm cầu kéo dài đến một số xã, huyện tại Vĩnh Phúc và Đồng Nai.
Nghi lễ chính thức triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi
Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) năm 2022 đã lựa chọn một số lĩnh vực để ưu tiên thực hiện, trong đó 2 lĩnh vực (chăn nuôi và trồng trọt) được coi là lĩnh vực tiên phong về chuyển đổi số, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) chăn nuôi là bước đi đầu tiên và là yêu cầu cấp thiết để phục vụ công tác quản lý chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi.
Để triển khai thực hiện CSDL, thời gian qua, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Tập đoàn VNPT xây dựng, triển khai thí điểm phần mềm làm công cụ thu thập, cập nhật, khai báo, hình thành nên CSDL về thức ăn chăn nuôi và CSDL về cơ sở chăn nuôi.
Đến nay, phần mềm đã được triển khai thí điểm tại 7 tỉnh, thành và 269 nhà máy thức ăn chăn nuôi trên cả nước; đã cấp 600 tài khoản để cập nhật CSDL đến các nhà máy, cán bộ chăn nuôi thú y cấp xã và các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lớn…
Hệ thống CSDL chăn nuôi là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức phát triển chăn nuôi theo định hướng, tín hiệu, nhu cầu của thị trường; đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh trạnh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
Thông qua CSDL chăn nuôi là nền tảng giúp kết nối, chia sẻ thông tin chủ động hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp chăn nuôi và người chăn nuôi.
Hệ thống sẽ giúp cập nhật chính xác, kịp thời thông tin về cơ sở chăn nuôi, tổng đàn vật nuôi, sản lượng sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp, đây chính là cơ hội để cập nhật thông tin thị trường và giới thiệu sản phẩm, kết nối, hợp tác với khách hàng.
Với người chăn nuôi sẽ có cơ hội nắm bắt thông tin thị trường đầu ra, thông tin về chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, giá bán, dịch vụ cung ứng vật tư, thông tin về dịch bệnh để đưa ra quyết định phù hợp.
Ngoài ra, hệ thống CSDL ngành chăn nuôi cũng sẽ tích hợp các sàn thương mại điện tử Vỏ sò, Postmart…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến
Phát biểu tại “Lễ triển khai hệ thống thông tin và CSDL ngành chăn nuôi”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là chuyển đổi cách nghĩ, cách làm từ các phương thức truyền thống sang sử dụng công nghệ số và dữ liệu số. Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là một trong những giải pháp có tính chất quyết định đến sự thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp để hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm”.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, đây sẽ là nền tảng quan trọng cho việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, tổ chức phát triển chăn nuôi theo định hướng, tín hiệu, nhu cầu của thị trường, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh trạnh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
Đồng thời, là nền tảng giúp kết nối, chia sẻ thông tin chủ động hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và người chăn nuôi. Hệ thống sẽ giúp cập nhật chính xác, kịp thời thông tin về cơ sở chăn nuôi, tổng đàn, sản lượng, sản phẩm, thức ăn chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thứ trưởng Tiến đề nghị các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tích cực hơn nữa để triển khai thành công cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi nói riêng và các lĩnh vực khác trong ngành nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng Chính phủ số ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế số nông nghiệp và xây dựng nông thôn số, nông dân số.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, cách đây 1 năm Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ TT&TT đã chủ trì hội nghị chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Trong đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu vấn đề cần giải quyết của ngành nông nghiệp là sự mù mờ về thông tin dẫn đến tình trạng ngắt quãng cung cầu, người sản xuất mù mờ về thị trường, trong khi thị trường mù mờ về năng lực sản xuất, cơ quan quản lý cũng mù mờ về những câu chuyện này.
“Một nền nông nghiệp như vậy đặt ra vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết. Vì vậy hôm nay chúng tôi rất vui mừng được dự lễ khai trương hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi. Đây là kết quả cụ thể, ban đầu thể hiện quyết tâm và nỗ lực rất lớn của Bộ NN-PTNT và VNPT trong một năm qua nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của 2 vị bộ trưởng đặt ra”, Thứ trưởng Dũng chia sẻ.
Ông cho rằng, sự ra đời của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi chính là những viên gạch đầu tiên tạo nền móng cho quá trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng Dũng, nếu phải lựa chọn 1 từ khóa quan trọng nhất để mô tả về chuyển đổi số thì đó là “dữ liệu”. Bởi có dữ liệu cơ quan quản lý mới nhìn thấy được các đối tượng quản lý, mô hình tổ chức, tối ưu hóa vận hành, từng bước thông minh hóa trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, dữ liệu được xác định là quan trọng nhất trong chuyển đổi số. Hạ tầng dữ liệu phải đi nhanh, đi trước một bước để thúc đẩy.
Ông nhấn mạnh, dù là cơ sở dữ liệu quốc gia hay cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cũng phải làm theo nguyên tắc “đúng – đủ – sạch – sống”. Trong đó, đúng là thông tin chính xác; đủ là đầy đủ thông tin mà chúng ta cần; sạch là không chứa thông tin rác; sống là luôn luôn cập nhật. Bốn nguyên tắc này, sống là quan trọng nhất. Bởi nếu không sống thì 3 nguyên tắc còn lại chắc chắn sẽ không làm được.
Thứ trưởng Dũng mong muốn, thời gian tới từng bước làm dữ liệu mở, mở dữ liệu. Từ dữ liệu mở của cơ quan nhà nước tạo cơ sở cho cộng đồng sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế số, dữ liệu số.
HÀ NGÂN
Theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ NN-PTNT đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số để chỉ đạo đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 và Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025 với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và khả thi.
Với mục tiêu triển triển khai chuyển đổi số nông nghiệp nhanh, đồng bộ và hiệu quả, Bộ đã xây dựng Đề án chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột chính: Chính phủ số, kinh tế nông nghiệp số và nông thôn số, nông dân số. Trong đó, cơ quan Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng, quản lý và thúc đẩy, doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong chủ lực, mỗi hợp tác xã và mỗi hộ nông dân là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số.
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Làm sao để truy cập vào hệ thống này?
Và Bộ làm cách nào để đảm bảo những thông tin này mang lại lợi ích cho người chăn nuôi?