Càng vào cuối năm, chợ gia cầm Hà Vỹ – chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc càng phải đối mặt với tình hình phức tạp như các loại dịch cúm gia cầm H5N1, H7N9… Do nhu cầu tiêu thụ gia cầm dịp Tết tăng, đã có hiện tượng chủ các xe chở gà thải loại gà không nguồn gốc gửi gà vào một số hộ dân, nuôi nhốt qua đêm để hợp thức hóa thành gà sạch, sau đó đem ra chợ bán.
Làng Hà Vỹ, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín, TP Hà Nội) có 700 hộ thì đã có trên 600 hộ chuyên hành nghề giết mổ gia cầm để kiếm sống. Mỗi ngày, người dân làng Hà Vỹ còn xuất buôn từ 15.000 đến 30.000 con gia cầm. Một ngày làm việc bình thường của người dân ở đây bắt đầu từ 2 – 3 giờ sáng.
Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, ông Lê Xuân Viết – Trưởng ban quản lý chợ Hà Vỹ cho biết: “Vấn đề nhức nhối nhất là tình trạng gà nhập lậu ở các tỉnh phía Bắc rồi tuồn về chợ đầu mối Hà Vỹ, sau đó đưa vào thị trường Hà Nội tiêu thụ. Trung bình mỗi ngày chợ tiếp nhận khoảng 80 tấn gà các loại nhập lậu từ khắp nơi đổ về, chiếm khoảng 80% thị trường ở Hà Nội. Đến nay, nhờ sự vào cuộc mạnh của cơ quan chức năng, tình trạng này đã giảm mạnh, nhưng một số hộ vẫn cố tình buôn bán lén lút…”.
Người kinh doanh gia cầm phải đối mặt với nguy cơ dịch cúm H7N9 bất cứ lúc nào.
Theo ông Viết, vào dịp cuối năm, các xe ô tô chở gia cầm không có nguồn gốc sẽ không đi thẳng vào khu vực chợ mà dừng, đỗ ở ven sông Hồng, cách khu buôn bán gần chục km, đoạn giáp ranh với địa bàn tỉnh Hưng Yên xuất gà vào lồng, rồi dùng xe máy của các hộ dân chở từ 50 – 60 con/chuyến vào khu nhà trọ của các chủ kinh doanh thuê nhà trọ để giấu hàng. Khi lực lượng chức năng lơ là, các đối tượng mới tuồn gà thải vào chợ để bán, hợp thức hóa gà thải loại.
Từ đầu năm 2017 đến nay, được kiểm soát chặt chẽ của các lực lượng chức năng nên lượng gà nhập lậu về chợ Hà Vỹ đã giảm hẳn, nhưng vẫn tiêu thụ được khoảng 8-10 tấn. Tình trạng buôn bán, vận chuyển gà nhập lậu từ biên giới phía Bắc về Hà Nội đến nay tuy đã giảm, nhưng vẫn có dấu hiệu phức tạp. Theo khảo sát của PV, chợ Hà Vỹ thường xuyên có trên 140 hộ kinh doanh gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), trong đó có 16 hộ kinh doanh gà nhập lậu, loại thải từ khu vực biên giới phía Bắc về bán kiếm lời.
Trong vai người mua gà thải, PV đến hỏi chị Tuyến, một người buôn bán gà ở chợ. Chị Tuyến nhìn PV với vẻ dò xét và giải thích: “Trong chợ này em không bán gà thải từ Trung Quốc mà nhập chủ yếu từ các hộ chăn nuôi, có kiểm dịch rõ ràng”. Qua một hồi hỏi chuyện, chị Tuyến cho biết gà thải nếu muốn mua thì cũng có, nhưng phải người quen thì mới mua được.
Càng vào dịp cuối năm, chợ gia cầm Hà Vỹ càng nhộn nhịp.
Tình trạng một số ít hộ dân buôn bán gà thải loại từ Trung Quốc qua chợ Hà Vỹ vẫn còn lén lút, tuy nhiên thời gian vừa qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ vì nhiều trường hợp cố tình vi phạm.
Ông Nguyễn Đăng Thênh – Phó chủ tịch UBND xã Lê Lợi cho biết: “Vào dịp Tết năm 2017, phía bên Trung Quốc xảy ra dịch cúm H7N9, nhưng tại chợ gia cầm lớn Hà Vỹ lại không xảy ra. Có ý kiến cho rằng xã giấu dịch. Sau đó, Sở Y tế Hà Nội đã về chợ Hà Vỹ chúng tôi lấy 100 mẫu máu của người dân buôn bán hàng ngày tiếp xúc với gia cầm, kết quả 100 mẫu máu đều có kháng thể với dịch H7N9…”.
Theo ông Thênh, từ đầu năm 2018 đến nay tình hình kiểm soát dịch bệnh, khử trùng tại chợ Hà Vỹ tương đối tốt. Hàng ngày, khi xe ô tô chở gia cầm ra vào đều có đội kiểm dịch liên ngành của Sở Y tế kiểm tra kỹ lưỡng mới cho vào chợ. Bên cạnh đó, chợ cũng được đầu tư khoảng 30 tỷ đồng theo dự án VAHIP của Bộ NN&PTNT, nên chợ gia cầm có được cơ sở hạ tầng, nơi làm việc của Ban quản lý chợ khang trang…
Ông Thênh cho hay, để đảm bảo phòng dịch dịp Tết năm 2018, chính quyền địa phương vận động, tuyên truyền cho người dân ý thức phòng dịch. Ngoài ra, chính quyền xã còn kết hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra các chốt kiểm dịch, phun thuốc khử trùng, khử độc, kiên quyết không cho các loại gia cầm, thủy cầm không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc vào chợ; đồng thời thực hiện tiêm phòng dịch thường xuyên số gia cầm ở chợ, đảm bảo hạn chế mức thấp nhất các ổ dịch xảy ra trên địa bàn.
Trung Hiếu
Nguồn: Báo Thương Hiệu và Pháp Luật
- dịch cúm gia cầm li>
- chợ gia cầm li>
- buôn bán gia cầm li>
- thị trường gia cầm li> ul>
11 Comments
Để lại comment của bạn
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Tôi có 500 ngan đục muốn bán dt 0377584571