[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chữa bệnh cho lợn gà, tiền công thấp lắm, nhưng mỗi lượt điều trị cho chó có thể thu tiền công vài trăm nghìn đồng, thậm chí cả chục triệu đồng. Bác sĩ thú y ngày nay sống nhờ chó. Nếu chỉ điều trị trâu bò, gà lợn thì “chết” hẳn. Không có nuôi chó, nghề thú y hiu hắt lắm!
Hiện đại như điều trị bệnh cho người
TS Phạm Kim Đăng, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi thú y (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) nhận định: Ngành thú y đã nhiều thay đổi, không chỉ quan tâm đến những vật nuôi quy mô lớn như trâu bò, lợn, gà… mà ngày nay cũng rất chú trọng đến chó, mèo. Trước đây, các bác sĩ thú y hành nghề tự do, thường đợi nông dân hay các chủ nuôi súc vật có lời mời thì “xuất hành” đến tận chuồng nuôi hay nhà của gia chủ để điều trị bệnh cho gia súc gia cầm. “Đồ nghề” của bác sĩ thú y chỉ đơn giản với những bơm tiêm, kim tiêm, panh, băng gạc… và túi thuốc. Với chó, mèo cũng không ngoại lệ, vì thời trước người ta nuôi chó để trông nhà, chúng vẫn được mặc định chỉ là loài động vật con người nuôi dưỡng để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Ngày nay, chó không chỉ là vật nuôi mà còn là một thành viên trong gia đình của các chủ nuôi, cũng cần được yêu thương và chăm sóc. Những lúc chúng ốm đau bệnh tật là những lúc khiến chủ nhân của nó ăn ngủ không yên. Vì thế, điều trị bệnh cho chó mèo cần các trang thiết bị hiện đại như nhân y. Chính vì vậy, các phòng khám chó mèo đã lần lượt ra đời, phục vụ cho việc cứu chữa thú cưng.
Thống kê chưa đầy đủ của Chi cục Thú y Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện đã có ít nhất 28 phòng khám chó mèo có đăng ký. Từ vài năm trở lại đây, ở Hà Nội còn xuất hiện những “bệnh viện” gây sự chú ý của nhiều người. Đã nói đến bệnh viện, người ta nghĩ ngay đến chữa trị bệnh cho con người, nhưng công việc của những “bệnh viện” này chuyên khám, chữa và điều trị cho chó, mèo… với trang thiết bị hiện đại. Đó là Bệnh viện Thú cảnh (thuộc Công ty Hanvet) và Bệnh viện thú y Hà Nội (trực thuộc Viện thú y quốc gia).
“Bệnh viện thú cảnh” của Công ty Cổ phần thuốc thú y trung ương (Hanvet) là cơ sở thú y khá quy mô, với đội ngũ nhân lực gồm 27 bác sĩ thú y chia thành nhiều ca kíp, hàng ngày túc trực từ sáng sớm đến tối khuya. Thạc sĩ, bác sỹ thú y Nguyễn Thanh Huyền – Giám đốc Bệnh viện này cho biết: Đối tượng khám chữa bệnh tại bệnh viện là thú cảnh, trong đó chó chiếm tỷ lệ 60% trong số các bệnh nhân, 30% là mèo, còn 10% là các con vật khác: khỉ, chim, chuột hamster…Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 60 đến 70 cá thể chó đến khám và điều trị. Theo bảng giá niêm yết của bệnh viện, dịch vụ thẩm mỹ cho chó, mèo giá từ 220.000 đến 240.000 đồng, bấm móng giá từ 40 – 45.000 đồng, mổ sạn bàng quang giá từ 180.000 đến 200.000 đồng, cắt đuôi giá từ 150.000 đến 180.000 đồng…; dịch vụ điều trị bệnh nội trú cho chó có giá từ khoảng 35 – 45.000đồng/ngày, chưa kể tiền thuốc, còn nếu khám, chữa bệnh theo yêu cầu của gia chủ tại gia đình.
Chúng tôi chiêm ngưỡng hệ thống trang thiết bị hiện đại của Bệnh viện thú cảnh Hanvet. Tại đây có nhiều phòng: phòng tiếp đón, phòng khám bện, phòng siêu âm, phòng X quang, khu tiêm chủng, phòng làm xét nghiệm, phòng cấp cứu thở oxy và đỡ đẻ cho chó, phòng phẫu thuật, phòng nội trú bệnh lây và không lây, phòng bệnh nội khoa, phòng bệnh ngoại khoa…
Các phòng khám bệnh được đầu tư trang thiết bị công nghệ cao: máy siêu âm màu 3 chiều, máy chụp X quang, máy xét nghiệm sinh hóa máu, tìm ký sinh trùng… Bác sĩ Huyền cho hay, trước đây điều trị bệnh cho gia súc chủ yếu chẩn đoán bằng mắt thường và dựa vào kinh nghiệm, ngày nay đã sử dụng các thiết bị công nghệ cao để chẩn đoán cận lâm sàng. Máy xét nghiệm máu tại đây phân tích được 18 chỉ tiêu sinh lý. Với sinh hóa thì xét nghiệm các chỉ tiêu: đường huyết, Ure, men gan, can xi… đánh giá về gan thận. Hệ thống máy siêu âm được ứng dụng để siêu âm tổng quát, siêu âm sâu ổ bụng kiểm tra các cơ quan nội tạng: dạ dày, ruột, thận, bàng quang, gan, lách… xem có khối u, hay bất thường gì trong các cơ quan nội tạng hay không. Siêu âm thai, chẩn đoán các bệnh sản khoa cũng là vấn đề được nhiều khách hàng nuôi chó quan tâm. Trong trường hợp chấn thương, gẫy xương, vẹo cột sống, có khối u… thì phải dùng phương pháp X quang để chẩn đoán. Bệnh viện thực hiện nhiều dịch vụ phẫu thuật điều trị bệnh cho chó mèo, như phẫu thuật mổ cắt khối u, khâu các chấn thương như rách da, phẫu thuật thẩm mỹ, cắt tai, cắt bỏ lách, thận bị dập, mổ đục thủy tinh thể …
Bác sĩ Huyền cho hay, điều trị bệnh cho chó khó khăn hơn so với điều trị bệnh cho người. Trước hết, ở loài người, hầu hết có giải phẫu học và sinh lý học giống nhau; nhưng chó thì có hàng trăm chủng giống khác nhau, giải phẫu học khác nhau, kích thước to nhỏ, sinh lý khác nhau. Vấn đề thứ hai, công nghệ khám và điều trị bệnh cho người đã được nghiên cứu sâu và đạt được trình độ rất cao. Trong khi với thú y, trình độ khám chữa bệnh mới chỉ ở mức sơ khai. Thứ ba là, khi khảm bệnh cho người, có thể hỏi bệnh nhân là đau ở chỗ nào, cảm giác như thế nào, sinh hoạt làm sao? Con vật không biết nói, nên mình khám bệnh cho chúng khó hơn.
“Trong thời gian tới, nhu cầu nuôi chó, mèo và thú vật cảnh của người dân thủ đô ngày càng tăng cao, bệnh viện chúng tôi sẽ mở thêm ít nhất từ 4-5 địa điểm khám, chữa bệnh ở các quận nội thành Hà Nội. Kế hoạch 5 năm tới sẽ đầu xây một bệnh viện thú cảnh bài bản quy mô diện tích mặt bằng tại quận Long Biên. Đồng thời, sẽ mở thêm các chi nhánh ở các thành phố. Hiện Hải Phòng và Quảng Ninh đã có chi nhánh rồi, tiến tới sẽ mở ở Nam Định, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng. Ngoài ra, bệnh viện sẽ hoạt động thêm các dịch vụ xuất nhập cảnh, mua bán bảo hiểm chó, mèo…”, bác sĩ Huyền cho biết thêm.
Chó điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Hanvet
Cần chuẩn hóa quy chuẩn Bệnh viện thú y
Hiện nay ở TP Hồ Chí Minh có hơn 200 phòng khám thú y; Hà Nội có khoảng 50 phòng khám thú y (gồm cả đã đăng ký và chưa đăng ký). Cả nước hiện có 5 bệnh viện thú y đã ứng dụng trình độ công nghệ cao, tập trung ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong đó, có 2 bệnh viện do nước ngoài đầu tư tại TP Hồ Chí Minh, một bệnh viện của Nhật và một bệnh viện của Thái Lan.
Bà Huyền nói về tình trạng bát nháo xưng danh bệnh viện thú y. Hiện ở Hà Nội, có gần chục phòng khám treo biển “Bệnh viện thú y”, “Bệnh viện thú cảnh” hoặc “Bệnh viện chó mèo”. Nhưng chỉ có bệnh viện của Hanvet và của Viện Thú y là đầu tư trang thiết bị bài bản. Còn lại, các cơ sở khám chữa bệnh thú cảnh, gia súc chỉ là một phòng diện tích nhỏ hẹp nhưng cũng treo biển “Bệnh viện”. Bệnh viện thú cảnh Hanvet từng nhiều lần đề xuất với Thanh tra của Bộ NN&PTNT và Cục Thú y về vấn đề này. Theo đó, cần đưa ra quy chuẩn bệnh viện thú y và phòng khám thú y. Trong nhân y, Nhà nước quy định cơ sở khám chữa bệnh phải có tối thiểu 40 giường bệnh trở lên mới được là bệnh viện. Ngành thú y cần xây dựng quy chuẩn, đưa ra quy định về quy mô và cơ sở khám chữa bệnh gia súc phải có những máy móc gì thì mới được là bệnh viện. Đã là bệnh viện thì phải phân ra các khoa: khám bệnh, truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, ký sinh trùng, nội trú…
Theo Ths. Bác sĩ Huyền, hầu hết gia súc lấy thịt được nuôi theo trang trại, nên bệnh thường tập trung theo dịch tễ của khu vực. Điều trị bệnh cho trâu, bò, lợn, gà. dê… chủ yếu chỉ quan tâm một số bệnh truyền nhiễm và với phương pháp đơn giản là đưa thuốc qua đường nước uống, trộn với thức ăn, hoặc tiêm. Những bệnh phức tạp, chi phí điều trị tốn kém, thì người ta không chữa mà loai thải luôn vật nuôi. Nhưng với chó, mèo – là những thú cưng, thì các bệnh về nội khoa, nội tiết như tim mạch, bệnh gan, viêm gan tụy, viêm loét đường tiêu hóa, tiểu đường, viêm tử cung, viêm đường sinh dục – tiết niệu… các bệnh ngoại khoa như gẫy xương, bị mù mắt, đục thủy tinh thể… thì chủ nuôi vẫn yêu cầu bệnh viện điều trị, cho dù chi phí cao. Trong khi đó, hệ thống đào tạo ngành thú y chưa nghiên cứu và chưa giảng dạy về các bệnh này, và cũng ít trường có môn học về bệnh chó mèo, thú cảnh. Cho dù Bệnh viện thú cảnh Hanvet có tới 27 bác sĩ thú y, nhưng lúc mới ra trường bắt đầu vào làm việc, đều chưa có chuyên môn về điều trị bệnh chó mèo. Bởi vậy, bệnh viện phải đưa các bác sĩ đi đào tạo ở nước ngoài. Hiện tại, bệnh viện cũng đầu tư vào nhiệm vụ nghiên cứu bệnh chó mèo, thú cảnh.
CHU KHÔI
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giám đốc Bệnh viện Hanvet kiến nghị Khoa Thú y (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) và các trường đại học khối Nông nghiệp trên cả nước nên đưa vào giảng dạy kiến thức điều trị bệnh cho chó mèo, thú cảnh. Nên có hẳn một khoa chuyền đào tạo bác sĩ chó mèo, bởi nhu cầu nhân lực của lĩnh vực này rất lớn, nhưng lại đang rất thiếu.
- nuôi chó li>
- chó ngoại li>
- Chó ốm li>
- nghề thú y li>
- bệnh viện chó li>
- Chó li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất