Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, năm nay sẽ tiếp tục là năm có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm. Đây là điều kiện bất lợi, khiến đàn vật nuôi giảm sức đề kháng, phát sinh bệnh dịch. Để bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi, tránh gây thiệt hại về kinh tế, hiện nay, cùng với các cấp, ngành chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp chống nắng, nóng cho vật nuôi.
Chủ động quạt mát, chia khẩu phần ăn ra nhiều bữa và thả vật nuôi ở những nơi thoáng, rộng… là những giải pháp mà người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi của gia đình mình.
Có mặt tại gia đình anh Chu Văn Tuyến, xã Tân Tiến (Vĩnh Tường) đúng vào những ngày nắng nóng chói chang đầu mùa hè 2020, nhận thấy toàn bộ quạt mát, hệ thống làm mát, phun nước tưới trên mái các chuồng nuôi của gia đình anh đều hoạt động hết công suất.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Tuyến cho biết: “Đợt nắng nóng kéo dài năm 2019, gia đình tôi thiệt hại gần 100 con gà vì cảm nắng, cảm nóng. Rút kinh nghiệm, ngay từ những ngày đầu hè năm nay, gia đình tôi đã giảm mật độ nuôi cho phù hợp với từng loại gà đẻ, gà thịt và gà con; máy phát điện, quạt, hệ thống làm mát, phun sương, nước uống tự động hoạt động liên tục, kể cả khi mất điện phải chạy bằng máy phát.
Đồng thời, cung cấp đủ nước sạch, mát có bổ sung chất điện giải cho con vật uống nhằm tăng sức đề kháng và giải nhiệt; phủ thêm rơm, rạ lên mái chuồng nuôi để giảm nhiệt độ trong chuồng. Những đợt nắng nóng kéo dài, tôi chia khẩu phần cho ăn nhiều bữa, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát và buổi tối, hạn chế cho ăn vào buổi trưa.
Hiện nay, với tổng diện tích trên 1.000m2, gia đình tôi xây dựng 5 chuồng nuôi, trong đó 1 chuồng khép kín với hệ thống làm mát, nước uống tự động, còn lại chuồng hở. Luôn duy trì khoảng hơn 6.000 gà hậu bị và gà đẻ, trung bình 1 năm, gia đình tôi thu lãi hàng trăm triệu đồng”.
Với hơn 600 nghìn con gia cầm, 1.600 con trâu, bò và trên 900 con lợn, những ngày này, xã Hoàng Hoa (Tam Dương) đã và đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi trên địa bàn chủ động các giải pháp “giải nhiệt” cho vật nuôi ngày nắng nóng.
Anh Bạch Văn Đức, cán bộ thú y xã Hoàng Hoa cho biết: Mùa hè dễ phát sinh nhiều loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi do thời tiết nóng, ẩm. Địa phương đã triển khai phun khử trùng tiêu độc, tiêm các loại vacxin phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi như: Cúm gia cầm, dịch tả lợn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh.
Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn về cách chăm sóc gia súc, gia cầm, chủ động chống nóng và thường xuyên kiểm tra, theo dõi vật nuôi để có những giải pháp kịp thời phòng chống dịch bệnh có thể xảy ra vào mùa hè, người chăn nuôi trên địa bàn đã chủ động xây dựng chuồng trại, phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi của gia đình. Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn xã chưa xảy ra hiện tượng vật nuôi chết hàng loạt do nắng nóng.
Việc biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài cũng khiến cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi hay xuất hiện và bùng phát gây khó khăn trong việc điều trị và ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi.
Để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, tránh gây thiệt hại về kinh tế, thời gian qua, các cấp, các ngành chức năng đã triển khai, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi trên địa bàn.
Chú trọng hướng dẫn, tuyên truyền người chăn nuôi bố trí mật độ, lứa tuổi phù hợp cho từng loại vật nuôi, nhất là đối với chăn nuôi lợn thịt, gà thịt, gà đẻ; chuồng trại phải đảm bảo cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng vật nuôi.
Những ngày nắng nóng, phun nước lên mái chuồng, phun sương trong chuồng nuôi và bố trí đủ quạt điện để quạt mát, tránh làm tăng độ ẩm trong chuồng nuôi; đồng thời phủ lá cọ, rơm, trồng cây dây leo lên mái chuồng để chống nóng trực tiếp.
Đối với các trang trại chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn, chủ động nguồn cung cấp điện, nước để đảm bảo phục vụ sản xuất; tăng cường thức ăn giàu đạm; giảm tinh bột, chất béo trong khẩu phần…
Bên cạnh đó, cần theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng của đàn vật nuôi, phát hiện gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời; đặc biệt là với các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp và các bệnh truyền nhiễm. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm…
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đầu năm đến nay, nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc đều cao hơn so với mức trung bình nhiều năm từ 1-1,250C, cá biệt có nơi cao hơn 30C. Thời tiết mùa hè năm nay có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Dự báo là năm có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm.
Các đợt nắng nóng ở các tỉnh Bắc Bộ sẽ tập trung trong khoảng tháng 5-6. Còn ở các tỉnh Bắc và Trung trung bộ, nắng nóng kéo dài đến hết tháng 8. Vì vậy, người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp chống cảm nắng, cảm nóng cho đàn vật nuôi của gia đình.
Bài, ảnh: Hồng Liên
Nguồn: Báo Vĩnh Phúc
- chống nóng cho vật nuôi li>
- chống nắng li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T4,18/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất