Đó là kiến nghị của các doanh nghiệp và Hiệp hội tại Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Chăn nuôi do Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ tổ chức ngày 5/6/2019.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế, Cục chăn nuôi, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN tại Việt Nam, các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề, các đối tượng có liên quan tới lĩnh vực chăn nuôi.
Toàn cảnh Hội nghị
Văn bản pháp luật đảm bảo tính chủ động của doanh nghiệp TACN
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Vũ Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) cho biết, Luật Chăn nuôi dự kiến có hiệu lực 1/1/2020, cùng với đó là một chùm các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trong đó có Nghị định hướng dẫn Luật Chăn nuôi. Hội nghị là dịp để cơ quan Nhà nước lắng nghe các ý kiến của các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để hoàn thiện dự thảo Nghị định; mục đích là để các văn bản pháp luật có sức lan tỏa với các đối tượng trong ngành thức ăn chăn nuôi, đi vào thực tiễn sản xuất.
Cũng theo bà Kim Anh, xây dựng văn bản pháp luật đảm bảo áp dụng cho mọi đối tượng và mọi vùng miền là điều rất khó. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi làm sao có thể đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh TĂCN tốt nhất và tính chủ động của doanh nghiệp được nêu cao. Thiên hướng đối với quản lý nhà nước về chăn nuôi và nông nghiệp nói chung là chuyển sang hậu kiểm, doanh nghiệp tự làm và tự chịu trách nhiệm. Bà Kim Anh cũng rất chia sẻ với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất TACN cho lợn trong thời điểm hiện tại khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh, ảnh hưởng đến sản lượng của các nhà máy. Đây là thời kỳ từ thời dựng nước, chưa bao giờ ngành chăn nuôi lại khó khăn đến thế.
Cũng tại hội nghị, bà Bùi Kim Thùy – Đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN cho biết, từ góc độ khu vực công, nhóm việc quan trọng nhất là thiết kế, xây dựng, ban hành, văn bản quy phạm pháp luật. Luật Chăn nuôi và các văn quản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật là một trong những nhóm văn bản bản pháp luật quan trọng nhất. Quá trình xây dựng và ban hành này không thiếu được sự tham vấn đế từ khu vực tư nhân và đến từ Bộ, ban, ngành ngành hữu quan có liên quan. Sự tham vấn này được kỹ lưỡng trong bối cảnh Việt Nam thì kết quả tốt đẹp bấy nhiêu. Điều đó thể hiện ở việc văn bản không bị thu hồi và bị sửa đổi sớm.
“Còn góc độ khu vực tư nhân và các Ccông ty thành viên Xét từ hội đồng doanh Hoa Kỳ – ASEAN sẽ luôn đồng hành cùng Bộ NN&PTNT, Vụ pháp chế và Cục chăn nuôi trong việc ban hành văn bản pháp luật. Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN có kinh nghiệm từ các quốc gia thành viên và thực tiễn từ các quốc gia phát triển đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi và Nông nghiệp, tất cả hướng tới vì Việt Nam phát triển thịnh vượng”, bà Thùy nhấn mạnh.
Tiếp theo, bà Ninh Thị Len, Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi Cục Chăn nuôi, giới thiệu về Nghị định hướng dẫn Luật Chăn nuôi. Cụ thể Nghị định có 8 chương và 83 điều, chương thức ăn chăn nuôi có 10 điều. Cụ thể các điều như sau:
Điều 7: Điều kiện sản xuât thức ăn chăn nuôi;
Điều 8: Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (chi tiết khoản 4 – Điều 39 Luật Chăn nuôi);
Điều 9: Đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
Điều 10: Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
Điều 11: Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu hoặc khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu (Xem cụ thể khoản 5 điều 41).
Điều 12: Đánh giá để thừa nhận phương pháp thử nghiệm, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu.
Điều 13: Kiểm tra tại nước xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Điều 14: Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước
Điều 15: Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Điều 16: Xử lý kết quả thử nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi
Điều 17: Xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng
EU, Mỹ, Đan Mạch chưa bỏ, sao ta lại bỏ kháng sinh trong TACN cho gia súc, gia cầm non?
Theo Ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, chưa thể bỏ kháng sinh trong TACN vì liên quan tới dịch tễ học Việt Nam. EU đã bỏ chưa? Mỹ bỏ chưa? Sạch nhất là Đan Mạch cũng chưa bỏ. Còn với Việt Nam, với khí hậu sớm nắng, trưa nóng, chiều mưa, gia súc, gia cầm non rất dễ nhiễm bệnh thì tới 31/12/2020 chúng ta chưa thể bỏ được. Tôi vẫn kiên trì ý kiến chưa thể bỏ kháng sinh trong TACN với gia súc, gia cầm non. Đề nghị Cục chăn nuôi lắng nghe quần chúng, đề đạt ý kiến này lên Bộ trưởng.
Tại hội nghị, ông Mai Xuân Thức – Phụ trách Thu mua và Pháp lý Công ty TNHH Cargill Việt Nam đưa ra quan điểm:
Công ty TNHH Cargill Việt Nam đề nghị Nhà nước xem xét việc vẫn tiếp tục sử dụng kháng sinh, hóa dược được phép trong TACN để phòng bệnh cho gia súc non. Quan điểm của Công ty TNHH Cargill Việt Nam cũng như yêu cầu từ thực tiễn khách quan là, chừng nào chúng ta còn chăn nuôi gia súc gia cầm để lấy thịt, trứng, sữa cho con người, thì chúng ta vẫn cần sử dụng kháng sinh, hóa dược để phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Đây không những là yêu cầu tất yếu mà còn là quyền của vật nuôi là được phòng và trị bệnh để bảo vệ sức khỏe. Chỉ có điều chúng ta cần sử dụng có trách nhiệm, hợp lý, hiệu quả xét trên mọi phương diện. Chúng ta chỉ nên bỏ kháng sinh và hóa dược để phòng và trị bệnh cho vật nuôi non và vật nuôi khác khi có các chứng minh khoa học về việc chúng không còn giá trị sử dụng hoặc nhà nước có giải pháp thay thế hiệu quả và an toàn hơn.
Về nhóm thuốc cầu trùng, từ trước tới nay các văn bản pháp quy cũng như trong cách hiểu của nhiều người đều xếp thuốc cầu trùng cũng thuộc nhóm thuốc kháng sinh và hóa dược. Tuy nhiên, thuốc cầu trùng không phải là thuộc nhóm thuốc kháng sinh mà là thuộc nhóm Ionophore, nhóm này không gây nguy hiểm cho con người và rất cần đối với chăn nuôi gia cầm công nghiệp, nếu không dùng để phòng và trị bệnh cho gia cầm sẽ là phát sinh nhiều bệnh khác. Hiện thuốc cầu trùng đang được luân chuyển sử dụng để tránh việc kháng thuốc, các nước trong đó có EU không coi là thuốc mà xếp vào nhóm chất bổ sung để phòng và trị bệnh. Do vậy, khi sử dụng nhóm thuốc cầu trùng không cần kê đơn hay các cảnh báo khi dùng. Các quan điểm và lập luận trên cũng đồng nhất với quan điểm của Hội đồng Gia cầm Quốc tế (IPC).
Do vây, Công ty TNHH Cargill Việt Nam kiến nghị Bộ NNPTNT sớm có văn bản làm rõ nhóm thuốc cầu trùng không phải thuộc nhóm thuốc kháng sinh và đồng thời có văn bản cho phép sử dụng nhóm thuốc cầu trùng như là một chất bổ sung vào thức ăn cho gia cầm và không cần phải kê đơn của bác sỹ thú y”.
Ông Mai Xuân Thức – Phụ trách Thu mua và Pháp lý Công ty TNHH Cargill Việt Nam
Còn ông Nguyễn Văn Chiến, đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam mong muốn việc kiểm tra nguyên liệu TĂCN nhập khẩu theo mục tiêu cởi mở và thông thoáng, chỉ kiểm tra các chỉ tiêu an toàn, còn không cần kiểm tra chỉ tiêu dinh dưỡng mà chỉ hậu kiểm. C.P Việt Nam cũng mong muốn quá trình kiểm tra được rút ngắn để giảm thiểu chi phí lưu kho bãi.
C.P Việt Nam hưởng ứng việc hạn chế kháng sinh trên gia súc, gia cầm non. Tuy nhiên, đối với các bệnh tiêu hóa có nhiều các hóa dược và vắc xin phòng bệnh hiệu quả, còn bệnh trên hô hấp trên gia cầm, gia súc non thì chưa có vắc xin và thuốc điều trị hiệu quả. Thời tiết khí hậu của Việt Nam có nhiều khó khăn cho chăn nuôi, nhỏ lẻ, An toàn sinh học chưa hiệu quả vì vậy Công ty mong muốn là cho phép sử dụng kháng sinh trong TACN để phòng bệnh hô hấp cho gia súc, gia cầm non và ưu tiên sử dụng kháng sinh không sử dụng trên người.
Cũng tại hội nghị, ông Pushpanathan Sundram – Giám đốc Chính sách Cộng đồng và Quan hệ Chính phủ Công ty thuốc Thú y Elanco – Hoa Kỳ cho rằng: Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chăn nuôi có những điều quy định rất chi tiết, nhưng có một số điều Công ty mong muốn góp ý thêm tập trung vào Khoản 2, Điều số 10 với nội dung:Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh. Trong đó có phần: “Tổ chức, cá nhân chỉ sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh cho vật nuôi giai đoạn con non đến hết ngày 31/12/2020”. Cùng với đó, Tiêu chí vật nuôi được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh ở giai đoạn con non cũng được quy định chi tiết.
Ông Pushpanathan Sundram – Giám đốc Chính sách Cộng đồng và Quan hệ Chính phủ Công ty thuốc Thú y Elanco – Hoa Kỳ
Ông Pushpanathan Sundram khẳng định, doanh nghiệp chăn nuôi hiện nay cần có thêm thời gian để cải thiện việc thực hành chăn nuôi tốt và đồng thời phát triển các sản phẩm thay thế kháng sinh có hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho bà con chăn nuôi, đặc biệt là với các nông hộ nhỏ lẻ hiện nay.
Việc sử dụng kháng sinh thông qua TACN theo kê toa của bác sĩ thú y để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, thì nên đặc biệt với áp dụng các nhóm kháng sinh không quan trong nhân y, các nhóm kháng sinh chỉ dùng trên động vật. Đây là những nhóm kháng sinh đã được thông qua đánh giá nguy cơ và xác định là có tác động tối thiểu đến vấn đề kháng kháng sinh trên người. Sử dụng kháng sinh trong TACN theo kê toa của bác sĩ thú y cho mục đích điều trị (mục đích điều trị ở đây bao gồm là làm cho điều trị, kiểm soát và phòng bệnh) không những bảo vệ sức khỏe con người, vật nuôi mà còn giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh – vấn đề mà nhiều nước thế giới hiện nay đều rất quan tâm.
Rõ ràng với kinh nghiệm sử dụng thuốc thú y của doanh nghiệp chúng tôi, việc sử dụng thuốc kháng sinh qua đường TACN với định liều lượng chính xác, đáng tin cậy giúp người chăn nuôi hơn tránh được những sai sót trong việc sử dụng và tính toán liều lượng. Một điểm có lợi nữa sử dụng kháng sinh qua TACN, doanh nghiệp buộc phải có hồ sơ lưu trữ và điều này, giúp quản lý việc sử dụng kháng sinh tốt hơn.
Doanh nghiệp hiện nay cần thời gian để cải thiện quá trình chăn nuôi tốt
Nếu TACN chứa kháng sinh không được sử dụng cho đến khi có dấu hiệu cận lâm sàng thì khi đó, người chăn nuôi bắt buôc phải dùng kháng sinh ở liều mạnh ở giai đoạn sau, theo đó thì nguy cơ kháng kháng sinh cũng tăng lên nhiều.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cho phép sử dụng kháng sinh trong TACN để phòng bệnh, khi có hướng dẫn của bác sĩ thú y ví dụ như tại Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Mexico, Nhật, Úc, Nam Phi, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ và , Thái Lan..
Chúng tôi lấy ví dụ dụ như EU, kinh nghiệm cho thấy cho 40% lượng kháng sinh được được bán ra để dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc (bao gồm dạng bột, và dung dịch qua đường tiêu hóa). Hoa Kỳ cũng đưa ra Chỉ thị về TACN có chứa thuốc cho phép sử dụng TACN có chứa kháng sinh tất nhiên có kê toa của bác sĩ thú y.
Đặc biệt, Công ty chúng tôi khuyến khích áp dụng quy trình đánh giá nguy cơ để trong quá trình xây dựng chính sách. Việc áp dụng quy trình đánh giá nguy cơ trước khi thay đổi các quy định pháp lý giúp đảm bảo một chính sách hài hòa nhất cho cả sức khỏe con người, sức khỏe vật nuôi và người chăn nuôi.
Và cuối cùng, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng việc loại bỏ TACN chứa kháng sinh sinh cho phòng bệnh bị loại bỏ sẽ, làm cho tăng nguy cơ gây tử vong vật nuôi và mất năng suất vật nuôi. Chúng tôi kính mong Bộ NN&PTNT xem xét việc gia hạn thời gian loại bỏ kháng sinh trên gia súc, gia cầm non trên cơ sở xem xét thực tế Việt Nam trước khi đưa ra chính sách”, Ông Pushpanathan Sundram nhấn mạnh.
TRẦN NGÂN
- thay thế kháng sinh li>
- tacn li>
- thức ăn gia súc li>
- gia cầm non li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất