[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau 2 năm triển khai dự án “Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020”, nhiều nội dung, chỉ tiêu của dự án có sức lan tỏa rộng, nhiều chuỗi được phát triển thêm từ mô hình các chuỗi trong dự án. Tuy nhiên, chuỗi vẫn còn những điểm “tắc”, cần khơi thông.
Dự án “Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020” do Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội thực hiện.
Chăn nuôi lợn sinh học ở Quốc Oai (Hà Nội)
Sức lan tỏa rộng…
Dự án đã xây dựng 10 mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn, gồm: gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây; thịt lợn hữu cơ Bảo Châu; thịt lợn sinh học Quốc Oai; thực phẩm A-Z; thực phẩm 3F; thực phẩm Tiên Viên; thịt bò Hà Nội; Sữa Ba Vì. Từ các mô hình chuỗi trên, Thành phố đã lan tỏa, phát triển ổn định 23 chuỗi theo mô hình của Dự án.
Các chuỗi đã bước đầu hoàn thiện, với đầy đủ các nhóm tác nhân liên kết hợp tác trên cơ sở hợp đồng quy định rõ ràng quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết. Hồ sơ pháp lý cho các chuỗi đã cơ bản được hoàn thiện (Giấy xác nhận ATTP đối với cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến đóng gói. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP cho các sản phẩm của các chuỗi…).
Sản phẩm của chuỗi được đăng ký nhãn hiệu bảo hộ, công bố tiêu chuẩn chất lượng. Hình thành các cửa hàng, điểm bán và giới thiệu các sản phẩm của chuỗi trên địa bàn thành phố Hà Nội, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành. Hàng ngày, các chuỗi tham gia dự án đang cung cấp ra thị trường 8,14 tấn thịt lợn; 4,22 tấn thịt gia cầm; 1,5 tấn thịt bò; 72 nghìn quả trứng gà và 90 tấn sữa tươi.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đã đạt được sau 2 năm triển khai: Hoàn thiện 9 mô hình chuỗi, đạt 81,82% so với mục tiêu của Dự án. Sản lượng thịt lợn đạt 8,14 tấn/ngày, so với mục tiêu của Dự án đạt 58,14%. Sản lượng thịt gia cầm đạt 4,22 tấn/ngày, so với mục tiêu của Dự án đạt 64,57%. Sản lượng sữa bò tươi đạt 90 tấn/ngày, so với mục tiêu của Dự án là 85,71%. Sản lượng thịt bò đạt 1,5 tấn/ngày, vượt 50% so với mục tiêu của Dự án. Đăng ký được 9/12 nhãn hiệu sản phẩm chăn nuôi cho các chuỗi, đạt 75%.
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng trong thời gian rất ngắn với sự nỗ lực quyết liệt, chuỗi chăn nuôi đảm bảo ATTP của Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, ngoài mong đợi của Ban chỉ đạo trung ương. Hiện trên cả nước chúng ta trên 300 chuỗi và dự báo năm 2018 sẽ tăng lên nhanh chóng. Chuỗi chăn nuôi của Hà Nội bước đầu đã tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng, cơ sở pháp lí cho doanh nghiệp, người sản xuất.
Còn “tắc” ở đâu?
Song Dự án cũng gặp không ít hạn chế, đó là trong 02 năm trở lại đây, tình hình chăn nuôi lợn và gia cầm gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là khủng hoảng về giá lợn hơi giảm dưới giá thành sản xuất từ tháng 10/2016 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển và mở rộng các mô hình chuỗi.
Một số chính sách khuyến khích trong Dự án được duyệt hỗ trợ ban đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi có mức hỗ trợ thấp, chưa thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư.
Việc kết nối tác nhân thực hiện khâu giết mổ, sơ chế, bảo quản sản phẩm gia súc, gia cầm còn khó khăn do tình trạng giết mổ nhỏ lẻ còn phổ biến.
Chưa có các doanh nghiệp tham gia vào khâu chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi, nên chưa đa dạng hóa được sản phẩm, chưa tạo ra được nhiều giá trị cho sản phẩm chăn nuôi.
Đa số người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng thịt nóng nên việc phát triển hệ thống cửa hàng tiện ích chuyên bán và giới thiệu sản phẩm thịt mát, thịt cấp đông còn hạn chế.
Bài học kinh nghiệm
Cũng theo Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, cần phân tích kỹ chuỗi để tìm ra điểm cần tác động, hoàn thiện chuỗi theo từng giai đoạn, thời kỳ phù hợp với thực trạng sản xuất – tiêu thụ.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để người sản xuất hiểu rõ lợi ích và trách nhiệm khi tham gia vào các tổ chức sản xuất, liên kết với doanh nghiệp. Thay đổi tư duy sản xuất của người chăn nuôi là phải theo kế hoạch của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường.
Xác định doanh nghiệp là đầu tàu tham gia vào phát triển chuỗi. Lựa chọn doanh nghiệp có tiềm năng, chủ doanh nghiệp có tâm huyết, có khả năng đầu tư lâu dài trong chăn nuôi, có tư duy về xây dựng chuỗi liên kết và sẵn sàng chia sẻ lợi ích với các hộ chăn nuôi. Các chuỗi đều phải gắn kết với cơ sở giết mổ, sơ chế đóng gói đảm bảo ATTP.
Phải có cơ quan nhà nước làm trung gian xây dựng chuỗi để đảm bảo lòng tin ban đầu giữa các bên tham gia hợp tác. Mối hợp tác bền vững phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận và hợp đồng giữa các bên đảm bảo hài hòa lợi ích, minh bạch giữa các khâu.
Có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ sản xuất, sơ chế, chế biến và thương mại, tiêu thụ sản phẩm để động viên khuyến khích kịp thời cho các tác nhân tham gia phát triển chuỗi.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, định hướng tiêu dùng… để tạo ra ổn định cho các sản phẩm của chuỗi. Cần có sự quan tâm, sâu rộng của các cấp, các ngành, đơn vị liên quan. Tăng cường thu hút các nguồn lực, nhất là các doanh nghiệp.
KIM THƯ
ÔNG HOÀNG THANH VÂN, CỤC TRƯỞNG CỤC CHĂN NUÔI
Cần sản xuất hàng hóa theo chuỗi
Đứng trước yêu cầu hội nhập quyết liệt và sự khắt khe của người tiêu dùng, việc sản xuất hàng hóa theo chuỗi là sống còn, không thể nào khác. Tất cả người sản xuất đều phải tìm kiếm một nơi để mình để gửi gắm vào đó. Thời gian tới, rất ngắn thôi, nếu không nhanh chóng tuyên truyền mạnh nội dung về chuỗi chăn nuôi, thì người sản xuất sẽ nhanh chóng bị thất bại vì nếu không liên kết, cứ làm theo kiểu tiểu nông ngày xưa, mạnh ai nấy làm, giấu kín không bảo nhau, dần đần chúng ta đi đến thất bại. Những khuyến nghị đối với chuỗi chăn nuôi Hà Nội đó là: cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chăn nuôi, để người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc; đề xuất xây dựng trách nhiệm của nhà phân phối; tổ chức thanh tra, kiểm tra những đơn vị làm ăn thiếu minh bạch; xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành nông nghiệp Hà Nội; lấy sự lựa chọn của người tiêu dùng làm mục tiêu…
ÔNG NGUYỄN HUY ĐĂNG, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NN&PTNT HÀ NỘI
Tái cơ cấu chăn nuôi theo ba nội dung
Ngành chăn nuôi Thủ đô phấn đấu đến năm 2020, mỗi ngày cung cấp ra thị trường 14 tấn thịt lợn, 6,5 tấn thịt gia cầm, 105 nghìn quả trứng, 105 tấn sữa tươi, một tấn thịt bò… Để hoàn thành mục tiêu, ngành chăn nuôi Hà Nội sẽ tiếp tục tái cơ cấu theo ba nội dung: Giống vật nuôi, phương thức chăn nuôi và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng theo hướng nâng cao chuỗi giá trị thương hiệu đi kèm với chất lượng.
ÔNG NGUYỄN TRỌNG LONG, HTX CHĂN NUÔI HOÀNG LONG
Nhờ làm chuỗi mà trụ vững và phát triển
Nhờ làm theo chuỗi HTX vẫn trụ vững và phát triển trong bão giá lợn. Hiện nay, HTX vẫn tạo công ăn việc làm cho 40 lao động, mỗi tháng 6 triệu đồng/tháng. Mô hình của HTX được các chuyên gia Canada đánh giá là không thua kém gì các nước phát triển. Để đạt được những thành tích như vậy, là do có sự đoàn kết của toàn bộ HTX, ứng dụng các kỹ thuật mới vào chăn nuôi; chính quyền hỗ trợ và nhu cầu của nhân dân thủ đô về các sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc xuất xứ. Song, HTX gặp không ít khó khăn đó là do chế tài xử lí đối với những cơ sở giết mổ chưa bình đẳng, còn nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Thứ hai đó là người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng thịt mát, thịt cấp đông và sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có tem nhãn…
T.N (ghi)
- chăn nuôi theo chuỗi li>
- chuỗi liên kết li>
- chan nuoi heo li>
- chăn nuôi lợn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất