[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chuỗi giá trị của ngành lợn tại Việt Nam được đánh giá là rất yếu và lỏng lẻo. Vì vậy, thời gian qua, ngoài việc nguồn cung thiếu hụt, thì quá nhiều khâu trung gian đã khiến cho giá thịt lợn tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế và xã hội chung. Cần thiết phải đổi mới chuỗi giá trị ngành lợn tại nước ta thông qua các chính sách đồng bộ.
Liên kết ngành lợn rời rạc, khâu trung gian tăng giá lên 41%
PGS TS Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, hiện nay, thịt lợn chiếm 70% cơ cấu các loại thịt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, đứng thứ 7 trên thế giới về lượng tiêu thụ thịt lợn. Trong bối cảnh hội nhập cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được các đánh giá là giải pháp quan trọng cho phát triển ngành chăn nuôi hiện đại, bền vững ở Việt Nam.
“ Đây cũng là giải pháp đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy kết nối sản xuất với thị trường, tăng tính dự báo, đảm bảo chất lượng an toàn truy xuất nguồn gốc sản phẩm, điều tiết cung cầu, đồng thời đảm bảo cho sự phân bố lợi nhuận hợp lý” – PGS TS Nguyễn Đăng Vang khẳng định.
Còn theo Cục chăn nuôi, chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, phân phối, thị trường thịt lợn hiện nay có vai trò giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm; Đảm bảo an toàn thực phẩm; Giảm rủi ro cho các tác nhân tham gia chuỗi; Hài hòa lợi ích của các bên tham gia chuỗi.
Chuỗi liên kết thịt lợn ở nước ta hiện nay gồm có doanh nghiệp giết mổ, nông dân, đại lý phân phối thị sản phẩm với mô hình nổi bật gồm chuỗi Vissan (HCM), VietGAP An Hạ (HCM), Anh Hào Phát (Đồng Nai), Hải Thịnh (Bắc Giang), Vinh Anh (Hà Nội)…. Doanh nghiệp giết mổ thu mua một phần hoặc toàn bộ lợn thịt của nông dân để giết mổ và phân phối ra thị trường (bán lẻ qua cửa hàng thực phẩm – siêu thị, bán cho khu công nghiệp, trường học).
Ông Nguyễn Văn Chữ, Tổng giám đốc chuỗi thực phẩm sạch Organic Green cho rằng, nước ta là một nước có nền chăn nuôi phát triển, đặc biệt là với chăn nuôi lợn.Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành chăn nuôi, tôi nhận thấy yếu tố đầu vào là yếu tố đẩy chi phí chăn nuôi lên cao. Đối với đầu ra cũng đang là một sự lãng phí khi chúng ta chưa tiêu chuẩn hóa được nó. Riêng với chăn nuôi, nếu chúng ta giảm được chi phí đầu vào và kiểm soát được chất lượng đầu ra bằng chuỗi liên kết sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và tạo ra được thực phẩm sạch, an toàn. “Vậy tại sao chúng ta không đầu tư vào chuỗi? – ông Chữ nếu vấn đề”.
“Khi được tham gia vào chuỗi chăn nuôi, tôi nhận thấy tất cả những gì chúng ta đang làm suốt trong thời gian vừa qua đều chưa đúng so với quy chuẩn khoa học về giết mổ. Hiện tại, miếng thịt mang đến cho người tiêu dùng chỉ dừng lại ở mức an toàn trong khâu giết mổ, còn từ khâu giết mổ cho đến bàn ăn thực sự vẫn chưa được đảm bảo, bởi chúng ta chưa thực hiện đúng theo các quy trình về bảo quản thịt sau giết mổ. Vậy nên, việc đầu tư theo một chuỗi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một điều thực sự cần thiết đối với những người kinh doanh sản phẩm sạch” – ông Nguyễn Văn Chữ khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, ở Việt Nam hiện nay có rất ít các chuỗi liên kết. Việc liên kết giữa các khâu còn rất lỏng lẻo, rời rạc, khâu trung gian đã tăng giá lên rất cao (ước tính khoảng 41%). Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải kiểm soát chặt chẽ các khâu trung gian. Việc liên kết giữa các chuỗi trong chăn nuôi sẽ giúp giảm bớt các khâu trung gian. Bên cạnh đó, việc kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn, không truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
“Định hướng chăn nuôi tới đây sẽ hướng tới quy mô công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song song với đó, vẫn phải tiếp tục phát huy và duy trì chăn nuôi truyền thống, nhưng những mô hình này cần phải thực hiện chuỗi liên kết để đảm bảo an toàn thực phẩm thì mới có thể thu hút được các doanh nghiệp”, ông Trọng khẳng định.
Làm chuỗi thịt lợn… vô vàn khó khăn!
Theo ông Ninh Văn Hiểu – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Nam Định, Nam Định là một tỉnh nhỏ, chăn nuôi ở mức trung bình với đàn lợn hiện nay khoảng 630 nghìn con, đàn gia cầm chiếm khoảng 8,5 triệu con và gia súc khoảng 3,8 nghìn con. Vừa qua, dịch ASF cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, chăn nuôi toàn tỉnh chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ lẻ nên việc xây dựng các chuỗi liên kết là điều vô cùng cần thiết. Tỉnh cũng đã áp dụng các biện pháp như mở các hội thảo để tìm hướng đi mới. Bắt tay xây dựng chuỗi liên kết cho lợn sữa để đảm bảo chất lượng xuất khẩu.
“Tuy nhiên, việc xây dựng các chuỗi liên kết này đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Bởi giá lợn trên thị trường không ổn định khiến việc liên kết với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đạt hiệu quả. Khi thị trường bấp bênh, hầu hết các bà con đều tự phá các chuỗi liên kết mặc dù phía doanh nghiệp đã hỗ trơ thu mua với giá cao hơn thị trường 10%. Điều này đã dẫn đến việc các nhà đầu tư không còn muốn tiếp tục”, ông Ninh Văn Hiểu chia sẻ.
Còn ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội đưa ra ý kiến, vẫn biết là việc thực hiện chuỗi liên kết trong chăn nuôi là điều vô cùng cấp bách và cần thiết, song bên cạnh đó chúng ta còn đang vướng mắc rất nhiều trong các khâu chuyển đổi. Bởi hiện nay, vẫn còn rất nhiều các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ khiến việc quản lý dịch bệnh vẫn chưa thực hiên được tốt. Việc thực hiện các quy hoạch giết mổ vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập bởi còn nhiều các cơ sở giết mổ, chợ cóc, chợ tạm có bán các sản phẩm động vật khiến cho việc cấp giấy “An toàn dịch” cho các cơ sở gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc ban hành luật chăn nuôi, luật thú y, luật an toàn thực phẩm vẫn chưa được hiệu quả.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện các chuỗi sản phẩm thịt lợn, gia cầm. Dựa trên cở sở chính sách chung, thành phố cũng đã hỗ trợ tư vấn, tập huấn cũng như tổ chức các khâu tuyên truyền xây dựng nhãn hiệu cho các doanh nghiệp. Tư vấn thành lập các hội, hợp tác xã đứng lên bảo vệ, xây dựng nhãn hiệu thực phẩm sạch. Kết nối giữa các cơ sở chăn nuôi với các đơn vị giết mổ, tiêu thụ.
Ông Đào Quang Vinh – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Vinh Anh nêu ý kiến, do đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng,quản lý ghi chép, xét nghiệm làm tăng một phần chi phí sản phẩm, nhưng thời gian đầu chưa được người tiêu dùng tin tưởng chấp nhận vẫn phải cạnh tranh thiếu lành mạnh với các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định chất lượng tràn lan trên thị trường. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng đang thiếu nguồn kinh phí quảng cáo tuyên truyền sản phẩm, kinh phí đào tạo và tập huấn Vietgap, kinh phí xét nghiệm thường xuyên.
LAN ANH – PHẠM HUỆ
TS VÕ TRỌNG THÀNH – CỤC CHĂN NUÔI: Đề xuất xây dựng sàn giao dịch nông sản
Cần thiết phải đổi mới tổ chức sản xuất chuỗi giá trị thịt lợn bằng cách xây dựng, kiến tạo các mô hình kinh doanh chuỗi thịt lợn bằng cách gắn kết sản xuất và thị trường. Tạo thiết chế, thể chế tốt để thúc đẩy mô hình chuỗi giá trị thịt lợn nói riêng (nông sản) phát triển. Hỗ trợ các Doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng về giết mổ, chế biến thực phẩm. Áp dụng công nghệ thông tin để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Cùng với đó, đề xuất xây dựng sàn giao dịch nông sản, thực phẩm với 2 chức năng chính: 1.Nơi tham chiếu về giá, bởi hiện hiện nay, để đưa ra giá bán, nhiều nhà chăn nuôi, doanh nghiệp phải nghe ngóng từ những đơn vị lớn, thì sàn giao dịch là nơi minh bạch, quy tụ các chuỗi sản xuất và đưa ra mức giá cho các doanh nghiệp tham khảo; 2. Nơi tham chiếu về chất lượng để định giá sản phẩm. Cụ thể, tại sàn giao dịch đó, nhà buôn và người tiêu dùng căn cứ vào chất lượng để định giá. Ví dụ một con lợn đã nuôi dưỡng kháng sinh thì chắc chắn giá sẽ giảm 5% so với con không sử dụng kháng sinh.
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai nơi có đủ điều kiện để làm sàn đấu giá thịt lợn. Hôm nay, khái niệm này còn mới nhưng thời gian tới sẽ rất thiết thực, hữu ích. Sàn giao dịch là “sân chơi” để các chuỗi như Organic Green, Vinh Anh, Hoàng Long…có thể đưa sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn và chính họ là hưởng lợi từ sự minh bạch, công bằng trên sàn.
ÔNG ĐÀO QUANG VINH – TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VINH ANH: Cần ban hành các chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi
Cần tăng cần cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng đối với việc sử dụng thịt mát, truy xuất nguồn gốc sản xuất đúng quy trình đảm bảo ATTP thân thiện môi trường để thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm theo phương thức truyền thống. Đề cao vai trò của các chuỗi liên kết chăn nuôi sản xuất phân phối truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó, cơ quan chức năng cần ban hành các chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể: hỗ trợ tổ chức hợp tác liên kết chăn nuôi, kinh phí đào tạo đánh giá Vietgap cho các trang trại, xe chuyên dụng cho các cơ sở giết mổ, thiết bị bảo quản cho các cơ sở tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, cần xử phạm nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Hà Ngân ghi
- chuỗi giá trị li>
- chăn nuôi theo chuỗi giá trị li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất