Chương Mỹ - Hà Nội: Lò mổ tự phát “bức tử” sông Đáy
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Chương Mỹ – Hà Nội: Lò mổ tự phát “bức tử” sông Đáy

    Nhiều năm nay, tại thôn Phượng Bãi, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội tồn tại nhiều lò giết mổ gia súc tự phát gây ô nhiễm môi trường. Nước thải, phế thải lò mổ không hề qua xử lý cứ thế được tuôn thẳng xuống sông Đáy, bốc mùi hôi thối…

    Chương Mỹ - Hà Nội: Lò mổ tự phát “bức tử” sông Đáy

    Toàn bộ nước thải, phế phẩm giết mổ xả thẳng ra sông Đáy.

     

    Hàng loạt lò mổ “chui”

     

    Theo tìm hiểu, tại thôn Phượng Bãi, xã Phụng Châu không chỉ một mà có rất nhiều lò mổ tự phát với công suất khoảng 600 con lợn, cung cấp gần 40 tấn thịt cho thị trường. Các lò mổ này được xây dựng ngay sát bờ sông Đáy với diện tích hàng nghìn m2, đây vừa là nơi giết mổ, vừa là nơi tập kết gia súc tập trung. Mỗi ngày các lò giết mổ này giết thịt vào 2 ca là vào lúc 2h sáng và 14 giờ chiều

     

    Có mặt tại khu vực sông Đáy cạnh các lò mổ này, theo quan sát của phóng viên, hàng loạt ống nước thải được đấu nối ra sát bờ sông. Trong quá trình giết mổ, toàn bộ chất thải lỏng gồm phân lợn, huyết lợn và các phế phẩm sau giết mổ gia súc không được thu gom mà bị các cơ sở này xả thẳng xuống bờ sông, rồi chảy xuống sông Đáy, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

     

    Thôn Phượng Bãi trong những ngày đầu hè trở nên ngột ngạt, mùi hôi hám luôn phảng phất gây khó chịu. Đặc biệt, tại các khu vực gần lò mổ gia súc dù luôn trong tình trạng kín cổng, cao tường nhưng mùi hôi thối vẫn xộc vào mũi, khiến những người mới đến cảm thấy chóng mặt, buồn nôn. Bà L.T.B, một người dân sống cạnh lò mổ cho biết: “Các lò mổ này không biết hoạt động như thế nào mà tiết lợn, lông lá và nội tạng cứ đổ thẳng ra sông. Toàn bộ khu vực này lúc nào cũng trong tình trạng bốc mùi tanh tưởi, hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau khi giết mổ, hàng chục xe ô tô chở lợn từ nhiều nơi về đây. Hàng ngày, tiếng kêu của lợn, tiếng xe máy, ô tô và tiếng tranh giành gia súc của tiểu thương làm huyên náo cả khu dân cư”.

     

    Đáng lưu ý, các cơ sở giết mổ ở xã Phụng Châu đã được cơ quan chức năng kiểm soát được 80% số gia súc giết mổ trên địa bàn mỗi ngày nhưng lại không nằm trong quy hoạch. Đáng lưu ý, các cơ sở giết mổ tự phát nói trên do một số hộ gia đình chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp khu Lỗ Thổ, sau đó tự ý chuyển mục đích sử dụng, xây dựng nhà xưởng… Việc các hộ xây dựng khu giết mổ tập trung tại xã Phụng Châu không chỉ vi phạm Luật Đất đai mà còn vi phạm Luật Đê điều và không đúng quy hoạch.

     

    Được biết, chính quyền địa phương nhiều lần xử lý các trường hợp vi phạm dựng nhà xưởng làm lò mổ từ khi mới manh nha. Dù vậy, đã gần 4 năm trôi qua với nhiều buổi tuyên truyền, vận động chủ lò tháo dỡ công trình vi phạm, nhưng các trường hợp này không chấp hành. Tuy nhiên đến nay, UBND huyện mới chỉ đưa ra được hướng giải quyết cho phép chuyển 4 lò mổ sang vị trí UBND TP chấp thuận quy hoạch xây dựng khu giết mổ tập trung tại xứ đồng Láng Giềng, thị trấn Chúc Sơn.

     

    Không di dời sẽ cưỡng chế

    Chương Mỹ - Hà Nội: Lò mổ tự phát “bức tử” sông Đáy

    Cảnh nhếch nhác bên trong một lò mổ lợn tự phát ở xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

     

    Liên quan đến vấn đề trên, bà Nguyễn Thanh Hương, chuyên viên Phòng TN&MT huyện Chương Mỹ, cho biết: Hiện nay trên địa bàn xã Phụng Châu có tồn tại 3 cơ sở tự phát với công suất giết mổ khoảng 650 đến 700 con/ngày đêm. Các cơ sở đều được cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y, đều xây dựng hệ thống Biogas (hầm lắng) và được kiểm soát giết mổ hàng ngày của cơ quan thú y.

     

    Tuy nhiên, 3 cơ sở này không phù hợp với quy hoạch nên UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban liên quan và UBND xã Phụng Châu lập hồ sơ xử lý vi phạm. Còn riêng trong lĩnh vực môi trường thì phòng TN&MT đã tham mưu cho UBND huyện kiểm tra và lập biên bản ra Quyết định xử phạt hành chính với 2 cơ sở và yêu cầu các cơ sở di dời ra khỏi khu vực trước ngày 30/4.

     

    Khi PV đặt câu hỏi về việc kiểm tra giám sát (từ nay cho đến ngày 30/4) sẽ thực hiện như thế nào, để đảm bảo các cơ sở giết mổ không xả thải ra môi trường? Bà Hương trả lời: “Việc giám sát ở địa phương là rất quan trọng, trong việc này UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Nếu tiếp tục phát hiện hành vi vi phạm thì sẽ lập biên bản xử lý vi phạm hành chính”.

     

    Ông Đặng Viết Xuân, Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ cũng chia sẻ: “Chương Mỹ là một huyện chuyên về chăn nuôi, có thể đứng thứ nhất TP Hà Nội, chính vì thế việc phát triển chăn nuôi là rất quan trọng. Trước đó, các hộ này từ Hà Đông di dời vào Phụng Châu và không hề có giấy tờ gì. Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng xong kế hoạch cưỡng chế để trình UBND huyện phê duyệt. Nếu đúng đến ngày 30/4 phía lò mổ không di dời thì UBND huyện sẽ tổ chức cưỡng chế”.

     

    Cao Tuân
    Nguồn: Báo Gia đình

    Không thể xử lý trong một sớm một chiều

     

    Chiều 30/3, Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, việc các lò mổ tự phát ở xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn tạo lỗ hổng trốn thuế, gây thất thu cho Nhà nước. Vì thế, Chi cục Thú y đã nhiều lần đề nghị xử lý vi phạm, di chuyển lò mổ vào khu tập trung được quy hoạch. “Theo kế hoạch đến 30/4 tới đây các lò mổ sẽ chuyển về hoạt động tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ. Đây là vấn đề nan giải và không thể xử lý dứt điểm trong một sớm một chiều. Chính vì thế trong thời gian này các lò mổ nói trên vẫn còn hoạt động”, ông Sơn cho hay.

     

    2 Comments

    1. Tuyen

      Tìm địa chỉ lò mổ heo khu ba la Hà Nội

    2. Uyên Trang

      Mình thấy ở bên CÔng ty CỔ phần thực phẩm Vinh Anh (KCN Hà Bình Phương – Thường Tín) có lò mổ rất hiện đại, sạch sẽ bạn ạ. Bạn có thể liên hệ với Tổng giám đốc Đào Quang Vinh theo số điện thoại: 0989099536
      http://nhachannuoi.vn/ong-chu-vinh-anh-food-nguoi-di-truoc-thoi-dai/

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.