Tròn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH San Hà đã dần vươn lên là đơn vị dẫn đầu ngành chăn nuôi và giết mổ gia cầm của cả nước với sản lượng cung ứng ra thị trường khoảng 100 tấn/tháng.
Trang trại nuôi gà ta thảo mộc của San Hà Ảnh: VIÊN VIÊN
Nhiều sản phẩm gia cầm của công ty như “Gà thảo mộc San Hà”, “Gà ta Gò Công”, “Gà ta Ngọc Hà” dường như không có đối thủ cạnh tranh, bởi sự khác biệt về chất lượng. San Hà là một trong những đơn vị chủ lực cung ứng hàng hóa cho Chương trình bình ổn thị trường (BOTT) tại TPHCM.
Tiên phong thực hiện truy xuất nguồn gốc
Đến thăm Nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm San Hà (tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An) vào những ngày cuối cùng của năm 2017, chúng tôi ghi nhận không khí làm việc rất tất bật, khẩn trương hơn hẳn so với ngày thường. Ngoài việc cung ứng lượng thịt tươi sống ra thị trường hàng ngày, nhà máy còn dự trữ nguyên liệu để chế biến các loại thực phẩm vào cao điểm kinh doanh hàng tết sắp tới.
Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty San Hà, cho biết đây là 1 trong 4 nhà máy giết mổ của công ty được đưa vào hoạt động từ cuối tháng 12-2016, công suất 70.000 gia cầm/ngày. Đây cũng là nhà máy hiện đại nhất của San Hà vì toàn bộ dây chuyền giết mổ được nhập từ châu Âu. Từ đầu vào là con gà còn nguyên lông, đến khi giết mổ, pha lóc, phân loại, đóng gói… đều được khép kín trên dây chuyền tự động nên đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP).
Cũng theo bà Phạm Thị Ngọc Hà, ngay từ khi thành lập, công ty luôn quan tâm và coi trọng việc truyền thông minh bạch, rõ ràng về chất lượng sản phẩm, giá cả và chính sách dịch vụ khách hàng. Do vậy, ngay từ khi hình thành trang trại đầu tiên, các vệ tinh cung ứng, San Hà đều hướng đến việc đầu tư bài bản, từng bước hướng đến quy trình chăn nuôi, giết mổ khép kín từ “trang trại đến bàn ăn”. Sản phẩm của San Hà là một trong số ít doanh nghiệp (DN) trong ngành thịt gia cầm làm sẵn đạt chứng chỉ VietGAP; đồng thời, đạt chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn đối với 80% sản lượng cung ứng, phần còn lại đang làm thủ tục để hoàn tất quy trình sản xuất và giết mổ theo chuẩn VietGAP.
Mới đây nhất, San Hà chủ động tham gia chương trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm thịt, trứng gia cầm do Sở Công thương TPHCM triển khai tại các siêu thị trên địa bàn TP. Từ ngày 1-10-2017, khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc các sản phẩm San Hà bằng điện thoại di động hoặc máy quét để biết rõ nguồn gốc sản phẩm từ trang trại nuôi, nhà máy giết mổ, cũng như quy trình sản xuất, điểm phân phối các sản phẩm mà mình sử dụng. Đây là những thông tin mang lại sự yên tâm, hài lòng cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các loại thịt gia cầm một cách tốt nhất.
Thành công nhờ liên kết
Để có được nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao, ngoài việc tự phát triển các trại chăn nuôi, San Hà đã thử nghiệm thành công mô hình liên kết “3 bên” gồm DN cung ứng con giống và thức ăn, DN hoặc HTX chăn nuôi và Công ty San Hà (đơn vị ứng vốn và bao tiêu sản phẩm).
Gần đây, ngành chăn nuôi đã có nhiều thay đổi với sự góp mặt của các tập đoàn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam, một lần nữa công ty lại tiếp tục thử nghiệm mô hình liên kết “4 bên” gồm DN cung ứng con giống, DN cung cấp thức ăn gia cầm, DN (HTX) chăn nuôi và Công ty San Hà (ứng vốn và bao tiêu sản phẩm). Cách làm này đang được công ty triển khai tại 5 trang trại nuôi gà lớn ở Đồng Nai, 1 HTX chăn nuôi ở Long An (tập hợp 20 hộ nuôi gà) và HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công. Ngoài ra, công ty còn liên kết với một số trang trại nuôi vịt để có nguồn cung ổn định.
Theo bà Phạm Thị Ngọc Hà, việc tạo mối liên kết “4 bên” đã khai thác triệt để thế mạnh của mỗi bên. Nếu như nông dân yên tâm chăn nuôi, sản phẩm được bao tiêu với giá cố định thì đơn vị cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi cũng thiết lập được thị trường ổn định; trong khi đó, đơn vị ứng vốn và bao tiêu sản phẩm có được nguồn hàng ổn định. Tuy nhiên, yếu tố quyết định cuối cùng vẫn là công ty phải tự tổ chức được đội ngũ kiểm tra, giám sát thật kỹ công việc của các đối tác mới có thể cho ra sản phẩm tốt nhất.
Các sản phẩm của San Hà rất đa dạng và phong phú như gà ta nguyên con, gà thả vườn nguyên con, gà công nghiệp nguyên con và gà cắt khúc (đùi tỏi, đùi , ức, cánh, chân, đầu, lòng…) đáp ứng nhu cầu đa dạng của các hộ gia đình và đơn vị chế biến thức ăn. Gần đây, công ty đã cung ứng các dòng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chất lượng và không có “đối thủ” cạnh tranh như “Gà ta Ngọc Hà”, “ Gà ta thảo mộc San Hà”, “Gà ta Gò Công”. Ngoài ra, San Hà còn cung ứng thêm nhiều sản phẩm chế biến khác ra thị trường như xúc xích phô mai, gà rán, gà xông khói, gà viên, gà quay, vịt quay… Tất cả sản phẩm phục vụ người tiêu dùng đều hướng đến tiêu chí “sạch – an toàn”.
Sản phẩm gia cầm làm sẵn tươi của San Hà đang được bán rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi như Co.opmart, Satrafood, BigC, Aeon, Auchan, các chợ bán lẻ và 9 điểm bán trong chuỗi cửa hàng San Hà Foods.
Để vươn xa hơn, San Hà cam kết đầu tư đổi mới nhiều mặt, từ hình ảnh thương hiệu, xây dựng thêm nhà máy với công suất lớn, trang bị dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại để gia tăng chất lượng sản phẩm, giảm rủi ro và đảm bảo ATTP, đa dạng hóa chủng loại với giá trị gia tăng tốt nhất và ổn định giá bán, tăng cường hợp tác để phát triển hệ thống chuồng trại chăn nuôi với các đối tác lớn và uy tín nhằm đảm bảo chất lượng thịt. Công ty cũng tiên phong đầu tư phát triển chuỗi các điểm bán theo chương trình “Tự hào hàng Việt” tại TPHCM với nhiều dịch vụ tiện ích, trực tiếp đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt và không ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN, bà Phạm Thị Ngọc Hà kiến nghị cần tiếp tục duy trì chương trình vay vốn kích cầu với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay kéo dài (trên 10 năm) để DN ngành thực phẩm đầu tư phát triển. Trong đó, ưu tiên đặc biệt các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp, đầu tư kỹ thuật tiên tiến, góp phần phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam. Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực để khuyến khích DN tham gia chuỗi ATTP, cải thiện tình hình thực phẩm sạch. Từ đó, cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập. Đồng thời, tiếp tục duy trì cải tiến thủ tục hành chánh, tạo điều kiện giúp DN tiếp cận các chính sách tốt nhất từ chủ trương của Nhà nước, thông qua kỹ thuật công nghệ thông tin rộng rãi, giúp DN phát triển ổn định và bền vững.
Tham gia cung ứng thịt gia cầm cho Chương trình BOTT Tết Mậu Tuất 2018, Công ty TNHH San Hà đăng ký sản lượng 5.200 tấn, gồm thịt gà ta, gà công nghiệp nguyên con, gà thả vườn nguyên con, vịt nguyên con và gà công nghiệp pha lóc. Ngoài sản lượng đăng ký, công ty còn có thể cung ứng hàng hóa cho chương trình BOTT tăng gần gấp đôi so với sản lượng TP giao, tương ứng mức gần 10.000 tấn thịt gia cầm các loại.
Công ty sẽ phối hợp chặt chẽ với các siêu thị thực hiện chương trình khuyến mãi giảm giá bán 10% đối với 3 mặt hàng là gà công nghiệp nguyên con, gà thả vườn và vịt nguyên con trong 3 ngày cận tết nhằm kích cầu tiêu dùng, đồng thời ổn định thị trường trong cao điểm tết.
Thái Nguyệt
Nguồn: Sài Gòn Giải Phòng
- chăn nuôi theo chuỗi li>
- liên kết chuỗi li>
- liên kết theo chuỗi li>
- bình ổn giá li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất