[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việt Nam đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về các sản phẩm chăn nuôi, đồng thời, đối phó với những thách thức như giới hạn nguồn tài nguyên và biến đổi khí hậu. Chuyển đổi số có tiềm năng trở thành một trụ cột trong chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi quốc gia trong tương lai.
Thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu phát triển nông nghiệp bền vững
Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” chỉ rõ, nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Bộ NN&PTNT luôn xác định công tác chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, doanh nghiệp, khoa học công nghệ và đặc biệt là người nông dân.
Quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như cơ sở hạ tầng số ở nông thôn còn thiếu; quy mô ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các địa phương; các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số chưa nhiều… Do đó, quá trình chuyển đổi số ngành Nông nghiệp Việt Nam đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước tại cấp trung ương, địa phương, của các doanh nghiệp, người dân và đặc biệt là hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của các cộng đồng quốc tế. Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, “Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam”.
Cùng với đó, việc tham gia vào các FTA thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đòi hỏi người dân và doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao đối với chất lượng sản phẩm cũng như các tiêu chuẩn về môi trường.
Theo đó, một số dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế như UNDP, UNIDO, GIZ, IDH, Oxfarm… với nhiều mô hình thí điểm về ứng dụng số hóa trong sản xuất, thu hoạch, phân phối một số loại nông sản chủ lực của Việt Nam như lúa, tôm, cà phê, cây ăn trái… đã đạt được những thành tựu nhất định.
Tái định hình mô hình chăn nuôi truyền thống
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam, giúp đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập cho hàng triệu người dân. Trong những năm gần đây, chuyển đổi số dần trở thành một động lực chuyển đổi chính trong ngành chăn nuôi, giúp tái định hình các mô hình chăn nuôi truyền thống và tạo ra những cơ hội tăng tưởng theo hướng bền vững (Banhaz & cs., 2012; Lovarelli & cs., 2020).
Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn hiện nay đã và đang áp dụng các công nghệ như blockchain, IOT, công nghệ sinh học, cùng với những mô hình quản lý hiện đại, thay thế con người, điều này giúp tiết kiệm tối đa nguồn lực.
Chẳng hạn như sử dụng công nghệ Blockchain để theo dõi nguồn gốc và quản lý chuỗi cung ứng trong nông nghiệp. Thông qua hệ thống này, người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi… Bên cạnh đó, việc đưa những mô hình quản lý hiện đại để thay cho sức người cũng giúp tăng hiệu quả cũng như tiết kiệm được rất nhiều nhân công và nguồn lực. Trong đó, ngành chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ số nhiều nhất, với mô hình nổi bật là các trang trại hiện đại của Tập đoàn TH True Milk và Công ty Vinamilk.
Chăn nuôi chính xác (Precision Livestock Farming)
Chuyển đổi số trong chăn nuôi tại Việt Nam chủ yếu diễn ra với việc thích ứng công nghệ chăn nuôi chính xác. Cảm biến, thiết bị đeo và công nghệ IoT được triển khai giúp giám sát và theo dõi sức khoẻ, phúc lợi của vật nuôi (Banhaz & cs., 2012., Berckmans, 2014). Các thông tin này cho phép người chăn nuôi phát hiện sớm bệnh tật, tối ưu quy trình dinh dưỡng và đảm bảo sức khoẻ toàn diện cũng như năng suất của đàn vật nuôi (Pomar& Remus, 2019).
Quản lý dinh dưỡng
Các công nghệ số đóng vai trò thiết yếu trong quản lý dinh dưỡng đàn gia sức. Các hệ thống cho ăn tự động có thể kiểm soát chính xác khẩu phần dinh dưỡng của vật nuôi, đảm bảo vật nuôi hấp thụ đúng nguồn dinh dưỡng với mức độ cần thiết (Berckmans, 2014; Pomar& Remus, 2019). Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khoẻ vật nuôi, mà còn giảm chất thải từ chăn nuôi – mối lo ngại chính từ chăn nuôi (Tullo & cs., 2019; Han & cs., 2022).
Đưa ra quyết định dựa theo dữ liệu
Chuyển đổi số trao quyền cho người chăn nuôi Việt Nam để có khả năng đưa ra các quyết định chăn nuôi dựa theo dữ liệu. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn, bao gồm cảm biến, dự báo thời tiết và xu hướng thị trường, người chăn nuôi có thể hình thành các lựa chọn về phối giống, phòng ngừa dịch bệnh và thời điểm trên thị trường (Niloofar & cs., 2021). Điều này giúp cải thiện hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững của ngành chăn nuôi.
Có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ động vật
Trong bối cảnh gia tăng lo ngại về tính minh bạch và an toàn thực phẩm, chuyển đổi số cho phép truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hình thành từ ngành chăn nuôi Việt Nam. Công nghệ khối chuỗi (blockchain) là một ví dụ điển hình, giúp nâng cao tính bảo mật và minh bạch trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt và sữa (Giersberg & cs., 2021). Người tiêu dùng giờ có thể tìm hiểu về nguồn gốc của sản phẩm họ mua, giúp hình thành niềm tin và sự an toàn đối với nguồn cung cấp thực phẩm.
Nâng cao phúc lợi động vật
Chuyển đổi số cũng góp phần nâng cao phúc lợi động vật. Các hệ thống tự động giúp giám sát các điều kiện chuồng nuôi, giúp đảm bảo sự thoải mái và sức khoẻ vật nuôi (Hackfort & cs., 2021). Điều này không chỉ quan trọng về đạo đức, mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi (ví dụ thịt, trứng, sữa) (Hackfort & cs., 2021).
Chuyển đổi số đang mở ra một cơ hội nâng tầm ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững và phúc lợi động vật. Thông qua công nghệ chăn nuôi chính xác, quy trình đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và cải thiện quản lý dinh dưỡng, người chăn nuôi có thể nâng cao năng suất và giảm tác động môi trường. Hơn nữa, khả năng truy suất nguồn gốc sản phẩm và cải thiện phúc lợi động vật nâng cao tính an toàn và đạo đức trong thực hành quy trình chăn nuôi.
Cơ hội tiếp cận những thông tin hữu ích cho người dân và doanh nghiệp
Chuyển đổi số giúp người chăn nuôi, doanh nghiệp tiếp cận được thông tin hữu ích
Chuyển đổi số lĩnh vực chăn nuôi là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan của sự phát triển, để thực hiện chuyển đổi số thành công thì phải đồng bộ, tích hợp được dữ liệu, tạo sự liên thông.
Việc thu thập và xây dựng được các cơ sở dữ liệu (CSDL) trong lĩnh vực chăn nuôi khi đưa vào khai thác sẽ tạo nên một môi trường thông tin hữu ích cho người dân và doanh nghiệp muốn tìm kiếm thông tin. Hệ thống CSDL được công khai sẽ giúp cho người dân và doanh nghiệp cập nhật chính xác, kịp thời các thông tin về cơ sở chăn nuôi, tổng đàn vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, các cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc thú y… Đối với doanh nghiệp, đây chính là cơ hội để cập nhật thông tin thị trường và giới thiệu sản phẩm, kết nối, hợp tác với khách hàng. Với người chăn nuôi sẽ có cơ hội nắm bắt thông tin thị trường, thông tin về con giống, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ cung ứng vật tư, thông tin về dịch bệnh để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.
Để thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số ngành chăn nuôi cần căn cứ danh mục các nền tảng số được phân công để đề xuất nội dung thu thập dữ liệu lĩnh vực chăn nuôi theo đúng quy định và phù hợp với thực tế cho từng địa phương:
- CSDL về thức ăn chăn nuôi.
- CSDL về cơ sở chăn nuôi.
- CSDL về tổng đàn vật nuôi.
- CSDL về dịch bệnh động vật (bao gồm cả thủy sản).
- CSDL vùng, cơ sở An toàn dịch bệnh động vật.
- CSDL về kiểm dịch.
- CSDL về cơ sở giết mổ động vật và tiêu thụ sản phẩm.
- CSDL về cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc thú y.
Để thực hiện thành công việc chuyển đối số trong lĩnh vực chăn nuôi là cả một quá trình và còn rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Chuyển đổi số là cả một quá trình với khối lượng công việc rất lớn và cần sự tham gia đồng bộ của nhiều chủ thể và yếu tố. Cần có phối hợp để đẩy nhanh quá trình phát triển CSDL phục vụ chuyển đổi số bởi “dữ liệu” là từ khoá quan trọng nhất để mô tả về chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong ngành chăn nuôi nói riêng.
Thu Hằng
Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực tiên phong chuyển đổi số ngành nông nghiệp
Với mục tiêu triển khai chuyển đổi số nông nghiệp nhanh, đồng bộ và hiệu quả, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, các đơn vị cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tích cực hơn nữa để triển khai thành công cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi nói riêng và các lĩnh vực khác trong ngành nông nghiệp.
“Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước, tổ chức phát triển chăn nuôi theo định hướng, tín hiệu, nhu cầu của thị trường, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh trạnh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định.
Hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi sẽ là nền tảng giúp kết nối, chia sẻ thông tin chủ động hai chiều giữa cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp và người chăn nuôi. Hệ thống sẽ giúp cập nhật chính xác, kịp thời thông tin về cơ sở chăn nuôi, tổng đàn, sản lượng, sản phẩm, thức ăn chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- chuyển đổi sổ li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất