Chuyển đổi số trong Nông nghiệp, nông thôn: Đừng bỏ lỡ “chuyến tàu”... - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Chuyển đổi số trong Nông nghiệp, nông thôn: Đừng bỏ lỡ “chuyến tàu”…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp, trong đó có Chăn nuôi, rơi vào điệp khúc được mùa, mất giá, phải giải cứu; hay mất mùa, được giá, nguyên nhân phần lớn vì sự mù mờ về thông tin khiến cho Cung- Cầu bị ngắt quãng. Người nông dân mù mờ về thị trường, trong khi đó thị trường mù mờ về sản xuất, cơ quan quản lý mù mờ về chuyện đó. Liệu chuyển đổi số có giúp được ngành Nông nghiệp liệu xoay chuyển được tình thế trên?

     

    Những nông dân thức thời với chuyển đổi số…

    Ông Đào Hữu Thuân ở xã Cẩm Đông (Cẩm Giàng, Hải Dương) sử dụng thương mại điện tử để bán trứng gà

     

    Tại tỉnh Hải Dương, từ khi sản phẩm trứng gà của gia đình lên sàn thương mại điện tử, ông Đào Hữu Thuân ở xã Cẩm Đông (Cẩm Giàng) mới nhận ra được nhiều lợi ích của chuyển đổi số. Hằng ngày, ông đều sử dụng smartphone phát trực tiếp trên ứng dụng Voso của Viettel Post để khách hàng ở khắp mọi miền đất nước có thể thấy được quy trình sản xuất trứng gà VietGAP tại trang trại nhà ông. Là cơ sở nuôi gà đẻ trứng lớn, mỗi ngày xuất bán hơn 4 vạn quả nhưng trước kia ông chỉ mải lo sản xuất, còn việc tiêu thụ vẫn theo nếp cũ vì gia đình có nhiều mối quen đổ buôn ở trong và ngoài tỉnh.

     

    Năm 2020, sau khi tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và nhất là sau dịch Covid-19 làm trứng gà khó bán theo cách truyền thống, ông Thuân mới bắt đầu tìm hiểu về bán hàng trực tuyến. Với sự giúp đỡ của nhân viên Viettel Post, chỉ sau vài ngày ông đã sử dụng thành thạo các tính năng trên ứng dụng Voso. Ông Thuân chia sẻ: “Dùng smartphone đã từ lâu nhưng bây giờ tôi mới thấy được tầm quan trọng của nó. Các ứng dụng mua bán hàng trực tuyến được tích hợp trên smartphone mới đầu tôi cứ nghĩ rắc rối, phức tạp, song càng dùng càng thấy tiện lợi, hữu ích. Khách hàng của tôi không còn bó hẹp trong tỉnh và các địa phương lân cận mà đã mở rộng ra cả nước”.

     

    Hay tại tỉnh Thái Bình, mô hình chăn nuôi giống vịt biển 15 Đại Xuyên của anh Ngô Văn Quang, thôn Quý Đức, xã Đông Xuyên (Tiền Hải) cũng là một trong những hội viên nông dân tham gia bán hàng qua mạng. Anh Ngô Văn Quang chia sẻ: Mạng xã hội là một thị trường rất tiềm năng đối với những hộ chăn nuôi như chúng tôi. Nhờ công khai giá bán, lại có dịch vụ ship hàng tận nhà, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên có khi chỉ sau 7 giờ đăng thông tin quảng cáo, rao bán thịt vịt trên mạng xã hội, gia đình tôi đã bán hết đàn vịt hơn 1.000 con, không phải chờ thương lái đến thu mua và bị ép giá như trước.

     

    Ông Ngô Văn Duẩn, Giám đốc HTX Chăn nuôi tổng hợp xã Đông Xuyên chia sẻ: Sau khi đàn vịt của gia đình anh Ngô Văn Quang xuất bán hết, HTX Đông Xuyên sẽ tiếp tục có những thông tin quảng cáo sản phẩm đến khách hàng trên mạng để giúp 27 gia đình hội viên khác tiêu thụ hết đàn vịt thương phẩm. Khách hàng trên mạng thường quan tâm đến chất lượng, giá thành công khai, những dịch vụ đi kèm như ship hàng tận nơi, chế biến sẵn thực phẩm… nếu đáp ứng được những nhu cầu đó thì mạng xã hội sẽ là thị trường hết sức sôi động và đầy tiềm năng giúp những hội viên nông dân tiêu thụ sản phẩm ổn định.

     

    Hay cũng tại tỉnh Thái Bình, trang trại của anh Nguyễn Duy Dự, xã Thụy Thanh (Thái Thụy), nếu như trước kia, việc tiêu thụ sản phẩm của gia đình anh chủ yếu thông qua thương lái thì hiện nay việc buôn bán qua mạng đã giúp gia đình anh tháo gỡ phần nào khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm và tránh được tình trạng thương lái ép giá. Anh Nguyễn Duy Dự cho biết: Nhờ việc buôn bán qua mạng đã giúp cho nông sản của gia đình được quảng cáo rộng hơn, ít bị ép giá hơn, thu nhập cao hơn. Hiện nay, 40% thu nhập của gia đình tôi đến từ việc buôn bán qua mạng. Ngoài việc bán hàng, tôi còn lập kênh youtube, tài khoản zalo, facebook… để cung cấp cho nhiều khách hàng đến mua cây giống, cây ăn quả về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, con vật nuôi hiệu quả, qua đó giúp nhiều hộ gia đình nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế thấp nhất sự hao hụt sản lượng trong chăn nuôi, trồng trọt.

     

    Đó là ba trong số những mô hình người chăn nuôi tiêu biểu trên cả nước đã biết áp dụng chuyển đổi số để chăn nuôi chủ động và hiệu quả hơn.

     

    Với những tập đoàn chăn nuôi hùng mạnh thì việc áp dụng chuyển đổi số với họ là điều dễ dàng vì có đầy đủ tiềm lực về nhân sự, con người, công nghệ. Nhưng hiện nay nước ta vẫn có hàng triệu hộ nông dân sống bằng nghề chăn nuôi thì việc chuyển đổi số cần nhiều thời gian và cần sự quan tâm, đầu tư của cơ quan chức năng hơn nữa.

     

    Dứt khoát không để lỡ chuyến tàu chuyển đổi số

     

    Mới đây, tại Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì, kết nối với 63 tỉnh thành trên cả nước.

     

    Mượn câu chuyện về 4 người bạn nhỡ tàu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói: “Từ trước đến nay chúng ta đã nói nhiều đến kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng rồi nhạt nhòa dần. Tôi mong toàn ngành nông nghiệp phải hiểu không ai muốn lỡ nhịp tàu, đứng ở sân ga nhìn thiên hạ chuyển động về phía trước, mà phải dũng cảm nhảy lên đoàn tàu đó để khởi hành”.

     

    Theo ông Lê Minh Hoan, sự mù mờ về thông tin như hiện nay sẽ làm ngắt quãng cung – cầu. Người sản xuất mù mờ về thị trường trong khi thị trường mù mờ về sản xuất, cơ quan quản lý cũng mù mờ về chuyện đó. Một nền nông nghiệp mù mờ sẽ dẫn đến hệ quả phải giải cứu.

     

    Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định “Chúng ta dứt khoát không để lỡ chuyến tàu Chuyển đổi số. Lỡ chuyến tàu là có tội với hàng triệu bà con nông dân, là thiếu trách nhiệm với tương lai của nền nông nghiệp”.

     

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng chuyển đổi số là quá trình học hỏi, thay đổi cách làm nông nghiệp nhờ dữ liệu và công nghệ số. Vì vậy cách làm phải đơn giản những gì phức tạp để việc thay đổi mọi người đều dễ áp dụng.

     

    “Chúng ta hay nói về những cái mới, cách mạng 4.0, chuyển đổi số rất hào hứng nhưng sau đó cứ nhạt dần. Việc bỏ thói quen rất khó nếu không biến việc mới, việc khó thành dễ đi thì rất khó thay đổi. Việc của hai bộ sẽ biến việc khó thành việc dễ, để thay đổi đó dễ với tất cả mọi người cùng làm”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

     

    Kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định 2 Bộ sẽ hợp tác để chuyển đổi số trong nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

     

    Về phía Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết sẽ hỗ trợ, giúp đỡ để các hộ nông dân được tiếp cận với công nghệ số, để không ai bỏ lỡ chuyến tàu này.

     

    “Bộ NN-PTNT muốn xây dựng một hình ảnh nền nông nghiệp chuyển đổi số, hình ảnh hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam không phải là chân lấm tay bùn nữa mà là những người nông dân thông minh, những người nông dân chuyển đổi số. Bản thân việc này đã tạo ra giá trị cho nông sản Việt Nam rồi”, người đứng đầu ngành nông nghiệp khẳng định.

     

    Kinh tế số Nông nghiệp

     

    Theo ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: “Chuyển đổi số là làm khác đi, trước đây làm thế nào, thì bây giờ làm khác đi, nhờ dữ liệu và công nghệ số’. Định nghĩa đơn giản này được ông Dũng diễn giải thêm bằng câu chuyện về 2 người nông dân: truyền thống và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

     

    Nhờ áp dụng vào tất cả các giai đoạn trước, trong và sau vụ mùa, người nông dân thứ 2 đạt được hiệu quả vượt trội trong nông nghiệp, vừa nâng cao được năng suất, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiêu thụ thuận lợi.

     

    Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, những thách thức hiện nay là làm sao để nâng cao hiệu quả, nâng cao hiệu năng, nâng cao thu nhập cho người nông dân. “Xét ở góc độ này, dư địa cho nông nghiệp phát triển đột phá trong giai đoạn tới là rất lớn. Nói không quá, nông nghiệp sẽ là yếu tố then chốt để kinh tế Việt Nam phát triển đột phá một cách bền vững”, ông Nguyễn Huy Dũng nói.

     

    Theo đó, mục tiêu hiện nay ngắn gọn là làm sao người nông dân sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất. Chuyển đổi số nhằm phát triển nông nghiệp số là một trong những chìa khoá để thực hiện thành công mục tiêu này.

     

    Trong nông nghiệp số, bên cạnh tư liệu sản xuất truyền thống, người nông dân sử dụng thêm tư liệu số, đó là dữ liệu số và công nghệ số. Vì vậy, người nông dân sẽ phải có thêm một số tri thức, kỹ năng về thương mại, công nghệ, sinh học chứ không chỉ đơn thuần là kỹ năng sản xuất.

     

    Thay vì chỉ đơn thuần là “trông trời, trông đất, trông mây”, người nông dân sẽ “trông dữ liệu, trông dữ liệu và trông dữ liệu”. Thay vì chỉ đơn thuần mua giống cây, mua phân bón, người nông dẫn sẽ mua dữ liệu nữa. Và Nhà nước có thể giúp cho toàn bộ nông dân Việt Nam bằng cách tạo ra những dữ liệu cơ bản sẵn sàng và miễn phí.

     

    Trong nông nghiệp số, bên cạnh bán nông sản, người nông dân có thể bán thêm cả sự trải nghiệm. Cách chúng ta nhìn nhận nên thay đổi, thay vì nhìn nhận chỉ là sản xuất nông nghiệp, hãy nhìn nhận thêm là kinh tế nông nghiệp, thay vì nhìn nhận chỉ là kinh tế nông nghiệp, hãy nhìn nhận thêm là kinh tế số nông nghiệp.

     

    Thay vì chỉ tìm cách đáp ứng nhu cầu “ăn cho no” thì hãy đáp ứng thêm nhu cầu “ăn cho ngon” Thay vì chỉ giải quyết bài toán cho nhu cầu của số đông thì hãy đáp ứng thêm bài toán cho nhu cầu cá thể hoá, nhu cầu của nhóm nhỏ người dùng khác biệt. Chuyển đổi số, công nghệ số cho phép giải quyết vấn đề này. Đây chính là nông nghiệp số.

     

    TÂM AN

    ÔNG LÊ MINH HOAN (BỘ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT): Mong nền Nông nghiệp minh bạch dữ liệu, thông tin

    Việc kết nối vạn vật, kết nối với người và vật quá khó khăn dẫn đến câu chuyện giải cứu trong nhiều mùa vụ, mang tính chu kỳ. Tôi mong nền nông nghiệp được định vị và minh bạch dữ liệu, thông tin, thì hình ảnh nông nghiệp mới vươn xa hơn. Chúng ta dứt khoát không để lỡ chuyến tàu Chuyển đổi số. Lỡ chuyến tàu là có tội với hàng triệu bà con nông dân, là thiếu trách nhiệm với tương lai của nền nông nghiệp

     

    ÔNG NGUYỄN MẠNH HÙNG (BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG): Chuyển đổi số là quá trình học hỏi

    Có một cách làm chuyển đổi số hiệu quả là xem các nước khác đã áp dụng cái gì và thế nào một cách thành công rồi từ đó áp dụng cho Việt Nam. Trong một thế giới đang thay đổi nhanh, phức tạp và khó đoán định thì sẽ không ai dám nhận mình là người giỏi nhất. Nhưng người biết ai giỏi nhất cái gì lại sẽ là người giỏi nhất. Đó là người học hỏi. Người học hỏi giỏi nhất là người vừa biết và vừa không biết. Tức là người biết nhưng sẵn sàng nhận thức lại cái mình đã biết.

     

    Bộ NN&PTNT cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hợp tác thành một cặp vừa biết vừa không biết để trở thành xuất sắc trong chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn và nông dân.Nông nghiệp đổi mới thành công trước và gây cảm hứng cho cả đất nước đổi mới. Vậy thì Bộ NN&PTNT hãy ầm lấy ngọn cờ chuyển đổi số quốc gia. Những việc mà các đồng chí thấy khó trong công cuộc này, thí dụ như công nghệ nền tảng nào, ứng dụng, ai làm tốt thì đừng làm mà chuyển sang cho Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.