Mỗi con trâu, bò ra đồng ăn cỏ phải đóng 100.000 đồng phí đồng cỏ/năm, 300.000 đồng tiền thế chấp. Một gia đình nông dân nuôi từ 3 con trâu, bò trở lên phải bỏ tiền triệu “đặt cọc” cho hợp tác xã. Chuyện lạ đời đang xảy ra tại xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Quy định lạ kỳ
Theo phản ánh của người dân xã Thiệu Dương (TP.Thanh Hóa), HTX Dịch vụ Minh Anh hiện đang ép người dân phải đóng những khoản vô lý, nếu muốn nuôi trâu, bò và đem ra đồng chăn thả thì phải nộp tiền cho HTX này.
Phóng viên Dân Việt vào cuộc và xác minh có chuyện người dân xã Thiệu Dương đang phải đóng cho HTX Dịch vụ Minh Anh phí đồng cỏ và thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm. Cụ thể, mức phí đồng cỏ là 100.000 đồng/con/năm; thế chấp tiền chăn thả gia súc, gia cầm thu theo từng mức độ khác nhau. Hộ có 1 đến 3 con trâu, bò thu 300.000 đồng; từ 3 đến 5 con, mức thu 500.000 đồng; từ 5 đến 10 con thu 1.000.000 đồng và hộ từ 10 con trở lên thu 2.000.000 đồng.
Người dân xã Thiệu Dương phản ánh với Dân Việt về việc bị thu phí chăn thả gia súc. Ảnh: PV
“Từ khi Hợp tác xã Dịch vụ Minh Anh hoạt động, chúng tôi phải nộp phí đồng cỏ cho hợp tác xã này nếu muốn nuôi trâu, bò. Chúng tôi cũng chẳng biết hợp tác xã lôi đâu ra cái “quy ước đồng điền” để bắt chúng tôi phải đóng phí đồng cỏ, tiền thế chấp chăn thả gia súc. Chúng tôi đã đấu tranh rất nhiều nhưng cuối cùng họ vẫn ép chúng tôi phải đóng. Nếu nhà nào không tuân theo, HTX sẽ cấm chăn thả trâu, bò ra ngoài đồng, bãi cỏ. Ai muốn nuôi trâu, bò thì nhốt ở nhà mà nuôi chứ không được lùa chúng ra đồng gặm cỏ nếu không nộp phí cho hợp tác xã” – ông T, một người dân cho biết.
“Quy ước đồng điền có từ lâu đời rồi”
Làm việc với phóng viên, ông Dương Đình Minh – Giám đốc HTX Dịch vụ Minh Anh nói việc Hợp tác xã thu phí trên là theo quy ước đồng điền và có từ lâu.
“HTX thu tiền thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm của những hộ có trâu, bò là trên tinh thần tự nguyện đóng góp và có văn bản họp dân, dựa trên quy ước đồng điền của làng từ xưa đến nay” – ông Minh nói.
“Những năm trước, tình trạng một số hộ dân nuôi thả gia súc bừa bãi phá hoại hoa màu, bờ vùng, bờ thửa của người dân thường xuyên diễn ra. Tháng 12.2017, HTX tiếp nhận bàn giao từ UBND xã và đã tổ chức họp các hộ chăn nuôi và đưa ra phương án thu 100.000 đồng/con, nộp một khoản tiền thế chấp theo tỉ lệ nhất định.
“Đến cuối năm, chúng tôi sẽ hoàn trả số tiền đã thế chấp nếu hộ đó không để gia súc phá hoại hoa màu của người dân. Tất cả các hộ dân đã đồng ý thống nhất trong hội nghị mà” – ông Minh khẳng định.
Phiếu thu tiền thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm của HTX dịch vụ Minh Anh. Ảnh: PV
Cũng theo vị giám đốc HTX dịch vụ Minh Anh, hiện nay HTX này đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã và được phép thu dịch vụ với 3 khâu: “Bảo vệ đồng điền; khuyến nông và thủy lợi nội đồng” với mức thu là 12kg thóc/sào/năm.
“Về việc thu phí chăn thả trâu, bò là HTX dựa trên quy ước đồng điền do UBND xã ban hành từ lâu đời rồi, chúng tôi chỉ kế thừa theo thôi”- ông Minh nói.
Đối với việc trích 10% phí thu dịch vụ, ông Minh lý giải, do các hộ trong tổ cơ giới hóa tự nguyện đóng góp để chi cho công tác hoạt động của tổ.
Thế nhưng, theo tìm hiểu của phóng viên, văn bản họp dân mà ông giám đốc HTX nêu ra không có số lượng người tham gia cũng như số người đồng ý quan điểm của HTX. Bên cạnh đó, “quy ước đồng điền” cũng chỉ là một văn bản (có đóng dấu bản sao) do HTX tự lập nên từ tháng 1.2018 để yêu cầu người dân phải thực hiện theo.
Hồng Đức
Nguồn: Báo Dân Việt
- nộp phí cỏ li>
- Thiệu Dương li>
- HTX dịch vụ Minh Anh li>
- phí chăn thả trâu bò li>
- thu phí đồng cỏ li>
- Thanh Hóa li>
- Chăn thả trâu bò li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất