Ngày 25/5, giới chuyên gia cảnh báo nguồn cung lúa mỳ cho thế giới sẽ cạn kiệt trong vòng 10 tuần nữa.
Ảnh minh họa. Nguồn: RT
Hãng tin RT dẫn lời chuyên gia Sara Menker – Giám đốc điều hành của Gro Intelligence, một công ty toàn cầu sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu công và tư nhân để dự đoán xu hướng cung cấp thực phẩm – cho rằng tình trạng thiếu phân bón trên diện rộng, các vấn đề về chuỗi cung ứng và hạn hán kỷ lục là những lý do chính đằng sau cuộc khủng hoảng lúa mỳ hiện nay.
Bà Sara Menker đánh giá tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu đã đạt đến mức chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Bà đã báo cáo với Liên hợp quốc rằng nguồn cung lúa mỳ của thế giới chỉ còn khoảng 10 tuần.
Phát biểu tại một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ tuần trước, bà Sara Menker nói rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện nay, mà “đơn giản chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa vốn đã cháy từ lâu”.
Theo chuyên gia này, tình trạng thiếu phân bón diện rộng, các vấn đề về chỗi cung ứng và hạn hán nghiêm trọng mới là những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng. Bà Sara nêu rõ: “Đây không phải là chu kỳ. Đây là một cơn địa chấn. Ngay cả khi chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc vào ngày mai, cuộc khủng hoảng an ninh lương thực của chúng ta sẽ không sớm biến mất nếu không có hành động phối hợp”. Bà cảnh báo “nếu không có những hành động toàn cầu quyết liệt, thế giới có nguy cơ phải hứng chịu thiệt hãi lớn về kinh tế và con người”.
Cuộc khủng hoảng lương thực đang được cảm nhận trên toàn cầu, khi giá lúa mì tăng cao kỷ lục trong hai tháng qua. Các nhà sản xuất lớn như Nga, Kazakhstan và Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu lương thực để bảo vệ thị trường nội địa của mình, trong khi nguồn cung từ Ukraine đang bị đe dọa do cuộc xung đột với Nga. Thực tế này đã làm dấy lên quan ngại về tình trạng mất an ninh lương thực và nạn đói trên thế giới.
Giams đốc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc, ông David Beasley, trước đó cũng cảnh báo rằng 49 triệu người tại 43 quốc gia “đã gõ cửa nạn đói”.
Ngày 22/5 vừa qua, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết kêu gọi hành động toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện nay.
Theo đó, nghị quyết của ĐHĐ LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương hỗ trợ các quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực thông qua các hành động phối hợp gồm cung cấp lương thực khẩn cấp, hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết kêu gọi thúc đẩy một hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc, cởi mở, không phân biệt đối xử và bình đẳng trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nghị quyết kêu gọi cộng đồng quốc tế, bao gồm Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), coi an ninh lương thực toàn cầu là ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự và hỗ trợ các nỗ lực đa phương tìm kiếm các giải pháp hợp lý cho cuộc khủng hoảng.
Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ và các bên liên quan duy trì chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm, hỗ trợ nông dân thúc đẩy các mô hình sản xuất và chăn nuôi bền vững, đồng thời hạn chế tích trữ lương thực và hàng hóa.
Nghị quyết kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế tìm ra các giải pháp khẩn cấp, hợp lý và kịp thời để hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước vay nợ nhiều nhất, ứng phó với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, thông qua tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp xóa nợ, ưu đãi tài chính và các khoản viện trợ không hoàn lại.
Nghị quyết hối thúc các quốc gia thành viên, LHQ, các tổ chức nhân đạo và phát triển và các tổ chức liên quan khác khẩn trương ứng phó, ngăn chặn và chuẩn bị cho tình huống mất an ninh lương thực toàn cầu trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến hàng triệu người. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia thành viên lưu ý lời kêu gọi về viện trợ nhân đạo khẩn cấp của LHQ nhằm hỗ trợ các quốc gia đang đối mặt với xung đột vũ trang, hạn hán và nạn đói.
Thanh Tuấn/Báo Tin tức
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Yên Bái: Yên Bình phấn đấu đạt sản lượng thịt hơi xuất chuồng 17.500 tấn
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
Tin mới nhất
CN,30/03/2025
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Yên Bái: Yên Bình phấn đấu đạt sản lượng thịt hơi xuất chuồng 17.500 tấn
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Rào cản chính sách không được tháo gỡ, ngành nông nghiệp Việt Nam khó giữ vững lợi thế cạnh tranh
- Giá heo hơi lập đỉnh trong 5 năm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bình ổn giá
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất