Trả đũa Mỹ bằng cách đánh thuế cao với đậu tương cũng sẽ tác động xấu đến Trung Quốc bởi đất nước đông dân nhất thế giới quá phụ thuộc vào đậu tương.
Ngày ¾ khi chính phủ Mỹ công bố áp thuế đối với một số mặt hàng của Trung Quốc để trừng phạt nước này vì những hành vi vi phạm bản quyền trí tuệ, Trung Quốc nhanh chóng trả đũa bằng chính sách thuế áp với 106 mặt hàng của Mỹ.
Thị trường hàng hóa toàn cầu không khỏi ngạc nhiên khi mà đậu tương cũng được đưa vào danh sách. Vấn đề ở chỗ xét đến sự phụ thuộc lẫn nhau của cả hai nước trong hoạt động kinh doanh đậu tương, việc Trung Quốc có thể giải quyết được những hậu quả tệ hại mà sắc thuế mang lại hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
Không còn nghi ngờ gì nữa, các chính sách thuế mới sẽ tác động xấu đến Mỹ nếu nó khiến xuất khẩu suy giảm. Hơn một nửa tổng sản lượng đậu tương Mỹ hàng năm được dành cho xuất khẩu; trong số đó, đến 60% được xuất sang Trung Quốc.
Năm 2016, tổng giá trị đậu tương từ Mỹ xuất sang Trung Quốc đạt 14,2 tỷ USD. Con số này cao hơn rất nhiều so với tổng giá trị xuất khẩu nông sản mục tiêu mà chính phủ Nhật nhắm tới cho năm 2019.
Phần lớn đậu tương Mỹ được trồng ở khu vực Trung Tây nước Mỹ, khu vực rất ủng hộ Tổng thống Donald Trump. Người ta gọi đậu tương đến từ khu vực này với cái tên “đậu tương IOM”. IOM là chữ cái đầu tiên của ba bang Indiana, Ohio và Michigan, chính những bang này đã giúp đưa Tổng thống Donald Trump vào Nhà Trắng.
Rõ ràng, chính sách thuế áp với sản phẩm đậu tương mà phía Trung Quốc đưa ra đặt mục tiêu gây khó cho chính quyền Tổng thống Donald Trump trước thềm cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018.
Các nghị sỹ vùng Trung Tây nước Mỹ đang lo lắng hối thúc Tổng thống Donald Trump xem xét lại các biện pháp trừng phạt mà ông này áp với Trung Quốc. Chính quyền Mỹ, trong khi đó, lại đang tìm cách để đền bù cho những nông dân chịu tác động tiêu cực bởi tranh chấp thương mại.
Ngược lại, trả đũa Mỹ bằng cách đánh thuế cao với đậu tương cũng sẽ tác động xấu đến Trung Quốc. Năm 1996, Trung Quốc mở cửa thị trường đậu tương, từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001, khối lượng nhập khẩu tăng chóng mặt. Trong năm nay, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 100 triệu tấn đậu tương, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, cao gấp 100 lần so với khi thị trường mới mở cửa.
Mỗi năm, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 110 triệu tấn đậu tương, 90% trong số đó được nhập khẩu. Trung Quốc từng tăng thuế đối với ngô Mỹ thế nhưng tác động sẽ ít hơn rất nhiều so với đậu tương bởi sản lượng ngô nội địa Trung Quốc tăng lên trong khi đó sản lượng đậu tương nội địa không tăng suốt từ thập niên 1990.
Riêng Trung Quốc nhập khẩu đến 60% tổng sản lượng đậu tương được giao dịch trên toàn thế giới. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ gặp khó khi muốn đa dạng hóa nguồn cung ra ngoài Mỹ.
Còn đối với nông dân Mỹ, thị trường Trung Quốc vô cùng quan trọng. Nhìn chung, theo khẳng định của bà Akio Shibata thuộc Viện nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên Nhật, riêng với mặt hàng đậu tương, Trung Quốc và Mỹ đều phụ thuộc vào nhau.
Những nhà sản xuất tại thành phố ven biển của Trung Quốc ví như Đại Liên cần đậu tương Mỹ để sản xuất dầu ăn. Dầu ăn còn được dùng trong sản xuất thức ăn gia súc.
Càng giàu, người Trung Quốc càng ăn nhiều thịt. Khối lượng thịt người Trung Quốc tiêu thụ mỗi năm hiện nay đã tăng gấp đôi so với thời kỳ thập niên 1990 lên 70 triệu tấn.
Thịt lợn là thức ăn chính trong bữa ăn của người Trung Quốc còn đậu tương là thành phần quan trọng để sản xuất thức ăn cho lợn. Đánh thuế đậu tương cao sẽ khiến giá thịt lợn tăng, giá cả tiêu dùng nhìn chung sẽ tăng lên.
Việc giá thịt lợn tăng đột biến sẽ tác động vô cùng xấu đến người tiêu dùng Trung Quốc. Chính phủ sẽ phải cân nhắc trợ cấp người chăn nuôi lợn để bù đắp cho việc thức ăn chăn nuôi đầu vào tăng.
Một cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tác động xấu đến thị trường đậu tương. Nông dân Mỹ chắc chắn sẽ phải tính đến điều này khi họ lên kế hoạch trồng đậu tương vụ tới.
Kinh tế Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, có nhiều liên hệ chặt chẽ hơn so với thời kỳ thập niên 1990. Những gì diễn ra trên thị trường đậu tương cho thấy việc hạn chế nhập khẩu sẽ tác động xấu đến cả hai nước như thế nào.
Trung Mến
Nguồn: Báo Diễn đàn đầu tư
- Mỹ li>
- cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ li>
- hạt đậu tương li>
- đậu tương li>
- Trung Quốc li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất