Trước đây, nông dân miền núi nuôi bò thịt thường thả rông trong núi hoặc chăn dắt vùng gò đồi. Nay họ chuyển sang nuôi nhốt chuồng, bởi không tốn công chăn dắt, bò không bị mưa lạnh chết, lại lớn nhanh nên rất phù hợp với hình thức vỗ béo lấy thịt.
Nông dân xã Xuân Sơn Nam, huyện miền núi Đồng Xuân nuôi bò nhốt chuồng. Ảnh: TRÂM TRÂN
Mùa mưa cỏ ngoài đồng, trong gò đồi phát triển tốt là nguồn thức ăn dồi dào, trong khi giá bò tương đối ổn định nên nông dân miền núi nuôi bò nhốt đạt hiệu quả kinh tế cao.
Không tốn công chăn, bò lại lớn nhanh
Gia đình bà Hờ Nhạn ở thôn Phú Giang, xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) là một trong những hộ dân nuôi bò cỏ. Trước đây, gia đình bà chủ yếu chăn nuôi theo hình thức thả rông bò trong núi La Hiên, mỗi lần đi kiểm tra bò tốn công sức leo núi mà hiệu quả kinh tế thấp nên bà đã chuyển sang hình thức nuôi nhốt.
Sau khi tìm hiểu mô hình nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng hiệu quả, bà Nhạn đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để thả bò lai nuôi nhốt. Hiện gia đình bà nuôi 4 con bò vỗ béo. Bà Nhạn cho biết, nuôi bò vỗ béo bằng cách cắt cỏ cho bò ăn, rồi nấu cháo từ rau muống, cám gạo cho ăn thêm, bò mập, giáp năm là xuất chuồng.
Theo bà Nhạn, giống bò cỏ nuôi bầy số lượng 8-10 con thả rông, thường thì mỗi tuần, người nuôi leo núi đi thăm một lần. Nuôi thả rông gặp rủi ro là nghé con mới sinh mùa này gặp mưa lạnh chết cóng, có con bị kẹt chân dưới suối đá làm gãy chân. Còn nuôi bò lai nhốt chuồng không tốn công đi thăm, bò lại lớn nhanh nên rất phù hợp với hình thức nuôi vỗ béo lấy thịt. Hiện tại, nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi nhốt đúng quy trình, tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ nên bò của gia đình phát triển tốt.
“Gia đình tôi nuôi thúc (vỗ béo), khi bò cao trên 1,5m là xuất bán, lãi 15 triệu đồng/con. Mỗi năm gia đình tôi xuất bán 3 con bò lai. Thương lái nhìn con bò mua theo tỉ lệ thịt xẻ, một con bò đực lai có giá gấp 3 lần bò cỏ”, bà Nhạn nói.
Nhiều người nuôi bò ở thôn Suối Cối 1, xã Xuân Quang 1 (huyện Đồng Xuân), trước đây nuôi bò chăn dắt, nay chuyển sang nuôi nhốt, không tốn công chăn, bò lại lớn nhanh. Theo kinh nghiệm của nhiều người, nuôi bò nhốt hiệu quả cao còn nằm ở khâu chọn con giống. Điển hình như gia đình Ma Trong, nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo đem lại hiệu quả kinh tế cao nên đã đầu tư xây chuồng trại. Nền chuồng được tráng xi măng nhám và xây hơi nghiêng, cho bò khỏi trượt chân và giúp việc lấy phân bò ra khỏi chuồng thuận lợi. Ngoài ra, gia đình ông còn trồng cỏ tạo nguồn thức ăn ổn định hằng ngày cho bò.
Ông Trong tìm mua nghé đực giống lai 3B từ 6-8 tháng tuổi, nuôi nhốt vỗ béo giáp năm sẽ xuất bán. Ma Trong cho rằng, nuôi bò thịt cao gần 2m, ở thời điểm xuất bán có giá 45 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi con cho lãi bình quân 30 triệu đồng. Mùa này, từ ruộng bậc thang gần suối cho đến gò đồi có nhiều cỏ, nên cắt về cho bò ăn. Vỗ béo bò 3B ngoài ăn cỏ, khi nấu cháo có thêm gạo, cám; cho ăn ngày 2 lần. Bình quân mỗi năm nuôi vỗ béo 2 con bò 3B, mang lại lợi nhuận 60 triệu đồng.
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất