Bắc Giang định hướng các sản phẩm chủ lực chăn nuôi đến năm 2030 gồm: tổng đàn lợn đạt khoảng 1,6 triệu con, sản lượng thịt hơi trên 270 nghìn tấn; tổng đàn gà đạt khoảng 18 triệu con…
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu – TTXVN
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, ông Dương Thanh Tùng cho biết, thời gian tới bên cạnh tiếp tục chủ động phòng chống dịch bệnh, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp, định hướng cơ cấu lại ngành chăn nuôi để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh và tiếp tục nâng cao giá trị ngành này trong tổng giá trị sản xuất lĩnh vực nông lâm nghiệp của địa phương.
Theo đó, đối với chăn nuôi lợn, tỉnh tiếp tục tập trung phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; trong đó chỉ đạo các huyện, thành phố thiết lập các hồ sơ tiêu hủy lợn bệnh chặt chẽ; kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy theo đúng quy định, giúp các gia đình có nguồn vốn tái đầu tư phát triển chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ việc tái đàn theo quy định, chỉ thực hiện tái đàn đối với các cơ sở chăn nuôi trang trại, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; không tái đàn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Đối với các gia súc khác, tỉnh tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, chim bồ câu); chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, ngựa, dê, thỏ) nhằm tăng sản lượng đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong các tháng cuối năm.
Tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi mới ban hành. Từ nay đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang phát triển chăn nuôi theo hai hướng là chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại quy mô lớn áp dụng hình thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, gắn với giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường và chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn dịch bệnh, chăn nuôi hữu cơ, truy xuất được nguồn gốc.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi; nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, nhất là đối với đàn gà và đàn lợn để hướng đến thị trường xuất khẩu; giữ vững thương hiệu gà đồi Yên Thế; thu hút dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt lợn, thịt gà xuất khẩu.
Tỉnh định hướng các sản phẩm chủ lực chăn nuôi đến năm 2030 gồm: tổng đàn lợn đạt khoảng 1,6 triệu con, sản lượng thịt hơi trên 270 nghìn tấn; tổng đàn gà đạt khoảng 18 triệu con, sản lượng thịt hơi trên 70 ngàn tấn, 250 triệu quả trứng; đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng đàn gà đồi Yên Thế với tổng đàn khoảng 5 – 5,5 triệu con.
Những tháng đầu năm nay, ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Giang cũng như ngành chăn nuôi cả nước đã phải đối mặt với khó khăn khi dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm, lây lan. Tính đến ngày 16/7/2019 toàn tỉnh đã chôn hủy 262.464 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, tương ứng 13.937 tấn.
Trong tháng 7/2019 các cơ quan chức năng ở tỉnh đã kiểm dịch vận chuyển 1.555 chuyến (942 chuyến lợn, 428 chuyến gia cầm, 185 chuyến sản phẩm động vật); tổ chức kiểm tra, phát hiện 4 trường hợp vi phạm gồm 1 cơ sở giết mổ ngựa không có giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, 1 cơ sở giết mổ lợn trang thiết bị và nước không đảm bảo vệ sinh, 2 trường hợp vận chuyển buôn bán sản phẩm động vật, tổng số tiền phạt 14 triệu đồng, tiêu hủy 750 kg sản phẩm động vật.
Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh, vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên, có nguy cơ lây nhiễm cao, nhất là trong điều kiện chăn nuôi mật độ cao, nhỏ lẻ, phân tán. Phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng chống dịch.
Hiện nay 85% số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy ở Bắc Giang là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đến nay, ở tỉnh mới có 97 hộ chăn nuôi lợn có quy mô từ 100 con trở lên bị tiêu hủy…/.
Việt Hùng/TTXVN
Nguồn: Bnews
- ngành chăn nuôi li>
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất