Cô gái trẻ nuôi gà mát tay - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Cô gái trẻ nuôi gà mát tay

    Mới 30 tuổi, cô gái này không chỉ chăm sóc vườn cà phê hơn 1ha mà còn khá thành công với mô hình nuôi gà quy mô thuộc loại lớn.

    Chị Lương Thị Ngoan bên chuồng gà 3 tháng tuổi, chuẩn bị xuất chuồng.

     

    Đó là chị Lương Thị Ngoan, sinh năm 1994, chủ trang trại gà Minh Dư 8.000 con, ở bon Bu B’dơng, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Đây là một trong số ít mô hình tiên phong nuôi gà quy mô lớn trên đệm lót sinh học và thành công ở vùng cao nguyên Đắk Som này.

     

    Nói về cơ duyên với con gà, chị Ngoan cho biết, gần chục năm trước, gia đình chị chỉ có hơn 1ha vườn trồng cà phê, thời điểm ấy, giá cà phê lại quá thấp, gần như không có lời. Sau nhiều ngày nghĩ cách tăng nguồn thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, chị tìm hiểu và bàn với chồng đầu tư nuôi gà.

     

    Sau khi nghiên cứu kỹ trên sách, báo, hỏi thăm và đi thực tế một số mô hình nuôi gà Minh Dư thành công ở Bình Dương, Bình Phước để học hỏi kinh nghiệm, chị về gom hết vốn để đầu tư chuồng gà Minh Dư 600 con trên một góc vườn nhà.

     

    Lứa đầu, chị nuôi đúng theo những gì đã học, mặc dù mất hơn 4 tháng, đàn gà mới đạt trọng lượng gần 2kg, và khi xuất chuồng, chị mới sực nhớ, mình chưa nghĩ đến vấn đề đầu ra. Vì thế, cô gái trẻ này lại mất một thời gian mới tiêu thụ hết gần 600 con gà. Mặc dù thế, cô không nản chí, mà coi đó là một thành công ban đầu để tiếp tục.

     

    Đến lứa thứ 2, chị thành công hơn, đàn gà phát triển tốt hơn. Rút kinh nghiệm lần đầu, lứa thứ 2 chị liên hệ một số đầu mối tiêu thụ sỉ để giới thiệu, dù chưa được tin tưởng lắm, nhưng đầu ra đã ổn hơn lần đầu.

     

    Cứ như vậy, lần sau thành công hơn lần trước, đàn gà lứa sau nhiều hơn lứa trước. Đến nay, từ 1 chuồng 600 con, chị Ngoan đã tăng lên 6 chuồng, diện tích mỗi chuồng từ 100-150m2, tuỳ diện tích, mỗi chuồng thả nuôi từ 1.000 đến 1.500 con. Tổng đàn gà duy trì khoảng 8.000 con.

     

    Để thường xuyên có gà thành phẩm xuất chuồng và hạn chế tình trạng dồn hàng, ép giá khi phải xuất chuồng số lượng lớn, vượt nhu cầu thị trường, chị Ngoan nuôi gối đầu theo từng lứa, mỗi lứa khoảng 2.000 con.

     

    “Chi phí đầu vào cho 1 con gà hết từ 115.000 – 120.000 đồng, bao gồm cả tiền gà giống và thức ăn. Nuôi trong thời gian 3 tháng rưỡi, gà đạt trọng lượng từ 2,3 – 2,5kg. Giá bán tuỳ thời điểm, lúc giá cao cũng được 70.000 – 75.000 đồng/kg, nghĩa là 1 con có thể lãi từ 40 – 50.000 đồng. Còn thời điểm hiện tại, em bán lẻ giá 70.000 đồng, còn bán sỉ cho thương lái 65.000 – 68.000 đồng 1kg”, chị Ngoan cho biết.

    Và đây là lứa gà gối đầu, mới qua giai đoạn úm xong.

     

    Nói về lý do chọn nuôi gà Minh Dư thay vì các giống khác, chị Ngoan cho biết: “Em có người bà con ở Bình Phước nuôi gà Minh Dư từ lâu, và đều thành công, vì thế, em muốn nuôi thử. Nhưng ban đầu, ngoài lứa gà Minh Dư 600 con, em cũng nuôi thêm100 con gà giống khác để làm đối chứng. Kết quả, lứa đầu gà Minh Dư vẫn phát triển tốt hơn, hao hụt không đáng kể.

     

    Trong khi đàn gà kia nuôi chuồng bên cạnh thì hao hụt nhiều hơn, chậm lớn hơn. Điều đó cho thấy, cùng một chế độ ăn và thời gian chăm sóc nhưng trọng lượng của gà Minh Dư cao hơn một số giống gà khác. Tìm hiểu thêm về giống gà Minh Dư, em thấy nó khá giống gà ta, sức đề kháng tốt hơn nhiều giống gà khác nên ít bệnh, ít hao hụt, lớn nhanh, thịt ngon như gà ta, trọng lượng lại lớn gấp rưỡi, trong khi giá lại tốt hơn gà ta, vì thế, tiêu thụ cũng dễ hơn”.

     

    Theo chị Ngoan, sau khi nuôi mấy lứa, chị thấy giống gà này rất phù hợp với thời tiết, khí hậu vùng cao nguyên, nguy cơ dịch bệnh thấp nên an toàn hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là những yếu tố thuận lợi, còn muốn thành công thì phải có kinh nghiệm, đầu tư đúng. Như chuồng trại của gia đình chị Ngoan, được đầu tư bài bản, hiện đại với đệm lót sinh học nên chuồng không chỉ sạch, mà còn không có mùi hôi.

     

    “Muốn đàn gà khoẻ mạnh, nhanh lớn, thì phải cho chúng ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh đầy đủ, sau khi xuất chuồng, phải vệ sinh kỹ chuồng trại trước khi nuôi lứa mới. Từ chuồng trại đến quy trình nuôi, phải đúng chuẩn, ví dụ, thiết kế chuồng phải có hệ thống hút gió, úm gà con bằng điện. Muốn thịt gà chất lượng hơn, dai, ngọt hơn, thì phải có lịch thả ra vườn cho chúng vận động. Còn muốn hình thức đẹp, lông mượt, không bị trụi, thì phải cắt mỏ cho chúng”, chị Ngoan nói.

    Gà Minh Dư nuôi 100 ngày đạt trọng lượng 2,3-2,5kg/con.

     

    “Ngoài kinh nghiệm ra, người nuôi còn phải biết công thức tính toán, quản lý thức ăn hợp lý. Tức là tính toán lượng thức ăn vừa đủ, phù hợp từng giai đoạn phát triển của con gà. Nếu không, gà ăn không hết lãng phí và giảm lợi nhuận, hoặc cho ăn không đủ thì gà lại kém phát triển. Hay sử dụng máng ăn hợp lý, điều chỉnh lượng thức ăn trong máng theo từng giai đoạn gà sinh trưởng để tránh vung vãi ra ngoài”, chị Lương Thị Ngoan.

     

    Hồng Thủy

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.