[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Do nhiều nguyên nhân, gà công nghiệp (gà siêu trứng và siêu thịt) chỉ được chăn nuôi cơ bản tại các cơ sở công nghiệp nước ngoài là chính.Các giống gà công nghiệp, do được chọn và nhân giống hiện đại (nhân giống theo dòng), được chăn nuôi theo quy mô lớn trong chuồng kín, dùng thức ăn công nghiệp hoàn chỉnh trong thời gian ngắn nên sản phẩm chăn nuôi có giá thành rất rẻ. Có thể khẳng định, với các giống gà công nghiệp, chúng ta không cạnh tranh trong nghiên cứu khoa học, chăn nuôi cũng như thương mại… vì vậy, không được sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước. Cơ hội chính của ngành chăn nuôi gia cầm nước ta nằm ở đàn gia cầm bản địa, vì những lí do chính sau:
Nước ta có đàn gia cầm nội phong phú và đa dạng
Theo thông tư số 01/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ban hành ngày 16/01/2018 thì nước ta có có 18 giống gà, gồm: Ri, Mía, hồ, Đông Tảo, Tàu vàng, Tre, Chọi (hoặc Đá, hoặc Nòi), Tè, Ác, H’Mông, nhiều cựa Phú Thọ, Tiên Yên, Ri Ninh Hòa, Lạc Thủy, Móng, Lông Xước, H’re, Liên Minh.
Tuy nhiên, trên thực tế nước ta còn rất nhiều giống bản địa khác. Hiện nay, Cục Chăn nuôi và các đơn vị chức năng đang cố gắng nghiên cứu, bảo tồn để công nhận tiếp các giống mới vì đó là nguồn gen rất quý, là tài nguyên quan trọng của nước ta.
Về nguồn gốc, trong các giống gà kể trên, 4 giống gà: Tre, Chọi, Ri, Ninh Hòa và Tàu Vàng có xuất xứ Nam Bộ, còn lại hầu hết xuất xứ Bắc Bộ. Riêng gà Ác thì còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng giống gà này được nhập nội từ Nhật Bản.
Về khối lượng, có thể chia các giống gà của nước ta ra làm 3 nhóm: nặng cân, gà thân vừa và nhẹ cân.
Nhóm nặng cân gồm 7 giống phổ biến là: Đông Tảo, Hồ, Móng, Chọi, Mía, Liên Minh, Lạc Thủy. Khi trưởng thành, con trống nặng trên 3,5kg; con mái trên 2,5kg. Nhược điểm cơ bản của nhóm gà này là thân to nhưng chậm lớn, đẻ ít, mỗi năm chỉ đẻ từ 60-80 trứng/mái. Các giống gà này có một đặc điểm là phân bố trên vùng địa lý rất hẹp, chẳng hạn gà Hồ ở làng Hồ, gà ĐôngTảo ở Đông Tảo, gà Mía ở làng Đường Lâm, gà Liên Minh ở xã Trân Châu… nên nguy cơ bị cận huyết và dịch bệnh, tuyệt chủng là rất cao.
Giống gà Hồ đặc sản tiến vua tại Thuận Thành – Bắc Ninh
Nhóm gà thân vừa gồm 9 giống phổ biến là: Ri, Tàu Vàng, Tè, H’Mông, nhiều cựa Phú Thọ, Tiên Yên, Ri Ninh Hòa Lông Xước, H’Re… Khi trưởng thành, con trống nặng 1,5-2,0 kg, con mái nặng 1,2-1,5kg. Đặc điểm của nhóm gà này là thân vừa phải, chậm lớn, đẻ khá, mỗi năm từ 90-120 trứng/mái. Nhóm gà này chỉ chiếm 1-2% tổng đàn gà của cả nước.
Trong nhóm gà thân vừa, gà Ri (ở phía Bắc) và gà Tàu Vàng (ở phía Nam) chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 95-96% tổng đàn gà nội của cả nước). Có ý kiến cho rằng, thực chất gà Tàu vàng cũng là gà Ri. Khi mở mang bờ cõi về phía Nam, các thế hệ tổ tiên nước ta đã mang theo gà Ri (chủ yếu màu vàng) theo các con thuyền đưa về phía Nam (vì đường bộ chưa phát triển). Đó là lý do tại sao chúng có tên là gà Tàu Vàng.
Nhóm nhẹ cân chỉ gồm 2 giống gà là: Tre, Ác. Khi trưởng thành, con trống nặng 0,6-0,9kg, con mái nặng trên 0,4-0,7kg. Đặc điểm của nhóm gà này là thân nhỏ, chậm lớn, đẻ khá, mỗi năm đẻ 90-120 trứng/mái. Nhóm gà này chỉ chiếm 1-2% tổng đàn gà cả nước.
Trong thời gian qua, nhiều nhà khoa học của Viện Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thành công trong bảo tồn, lai tạo nhiều tổ hợp có triển vọng.
Nhu cầu nội địa lớn
Thị hiếu tiêu dùng trứng và thịt gà của thị trường nước ta rất đặc biệt. Với tổng số trên 90 triệu dân, và thích thịt dai, trứng nhỏ nhưng chất lượng cao (thịt và trứng gà ta). Đó vừa là thách thức, vừa là cho người chăn nuôi định hướng, tập trung nghiên cứu nhóm gà này, đặc biệt là các gia cầm đặc sản.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia cầm bản địa, cần cải thiện hai hạn chế như đã nói ở trên là tăng trọng chậm và tiêu tốn thức ăn quá cao để hạ giá thành sản phẩm, làm tăng cơ hội của người dân nước ta có thể tiếp cận với thịt và trứng gà nội.
Từ các nguồn gen bản địa bằng cách bảo tồn và lai tạo để tạo ra các giống gà mới của các công ty như Dabaco, Lượng Huệ, Phùng Dầu Sơn, Minh Dư… là các hướng đi đúng và đã rất thành công cần được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để tăng cường công tác bảo tồn và phát triển đàn gia cầm nội quý hiếm.
Trong quá trình nghiên cứu về giống, cho thấy, muốn lai giống thành công thì chúng ta phải có giống thuần. Để có giống thuần thì cần áp dụng 2 công nghệ hiện đại như sau: 1. Nhân giống theo dòng; 2. Chọn giống theo bộ gen (Genomic Selection). Cho tới nay, những đóng góp của khoa học chọn giống vật nuôi cho sản xuất chăn nuôi chủ yếu vẫn chọn theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở dữ liệu kiểu hình và hệ phổ mà đỉnh cao là phương pháp BLUP. Những phát hiện mới trong lĩnh vực di truyền phân tử đã mang lại hy vọng cho phương pháp chọn giống vật nuôi với sự hỗ trợ của các chỉ thị di truyền.
Tuy nhiên, những kết quả đã không đáp ứng đối với một loài vật nuôi kèm theo điều kiện nhất định, nhưng chọn giống theo bộ gen (Genomic Selection) sẽ là một kỷ nguyên mới của khoa học chọn giống vật nuôi. Đã có thử nghiệm cho thấy chọn lọc bộ gen ở gà đẻ trứng có thể đạt được nhiều lợi ích nhanh hơn so với chọn lọc truyền thống (Wolc & CTV, 2015). Chọn lọc bộ gen ở gà thịt không rõ ràng như ở gà đẻ trứng bởi hầu hết các tính trạng đều có thể thay đổi được ở cả 1 tính biệt ngay khi con vật còn non. Tuy nhiên, các công ty giống đang tích cực điều tra việc sử dụng chọn giống gà theo bộ gen.
Các sử dụng có thể chọn giống nhằm cải thiện năng suất con lai trong môi trường thương mại và chọn giống đối với những tính trạng không thể theo dõi trong đàn hạt nhân, chẳng hạn kiểm tra khả năng chống chịu bệnh tật và thích nghi… như mong đợi.
Công nghệ xác định kiểu gen theo các nucleotide đơn với mật độ cao ở tất cả các vị trí khác nhau trong bộ gen và giá thành ngày càng rẻ đã đặt tiền đề cho phương pháp chọn giống theo bộ gen. Tuy nhiên thực hiện chưa nhiều, thành công mới chỉ đạt được bệnh.
Nước ta có nguồn thức ăn dồi dào, thảm thực vật phong phú
Với sự đa dạng về nguồn thức ăn, đặc biệt là thảm thực vật phong phú, nếu sử dụng tốt với quy mô lớn để nuôi gà bản địa, hoàn toàn có thể cho ra các sản phẩm trứng, thịt hữu cơ đặc sản với giá cao và dễ tiêu thụ. Sản phẩm này sẽ đáp ứng phân khúc thị trường khó tính, với giá cao và mang tại tỷ suất lợi nhuận cao, thậm chí có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Vấn đề cơ bản là công tác nghiên cứu về dinh dưỡng và marketing.
PGS TS Bùi Hữu Đoàn – TS Phạm Kim Đăng
Khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Để ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển, cần tập trung vào một số biện pháp sau đây: đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ về chăn nuôi gia cầm; có thể xây dựng chương trình quốc gia về sản xuất thịt, trứng gia cầm; Công tác giống: ưu tiên bảo tồn phát triển tạo giống mới phù hợp với thị hiếu và chất lượng cao; ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống để rút ngắn thời gian tạo giống mới: quy hoạch vùng chăn nuôi (Đảm bảo an toàn sinh học); Cơ chế chính sác và vay vốn phát triển.
- ngành chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gà li>
- ngành chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất