Hạn chế, thậm chí ngăn cấm việc vận chuyển heo từ Bắc vào Nam tùy theo tình hình dịch tả heo châu Phi để ngăn dịch phát tán. Đó có thể là một trong các giải pháp mà Bộ NN&PTNT sẽ xem xét.
Đó là một trong những giải pháp được Thứ trưởng Bộ NN&PNTN Phùng Đức Tiến đề cập tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch tả heo châu Phi (DTHCP) và các bệnh khác ở động vật trên cạn tại các tỉnh phía Nam, diễn ra ngày 27-2.
Thứ trưởng Tiến cho biết theo khảo sát, phần lớn virút DTHCP lây lan nhanh là do việc giết mổ, vận chuyển heo từ vùng dịch. Do đó, việc hạn chế hoặc ngăn cấm vận chuyển heo tùy theo khu vực, thời điểm và tình hình dịch bệnh cũng có thể là giải pháp nếu hợp lý, không ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi, tiêu dùng.
Bên cạnh đó, theo ông Phạm Văn Đông – cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), nguyên cứu tại TQ cho thấy 62% trong tổng số 21 ca bệnh DTHCP đầu tiên có liên quan đến việc cho thức ăn thừa. Chính phủ TQ đã ban hành quy định cấm sử dụng thức ăn thừa cho heo. Do đó, việc nghiêm cấm sử dụng thức ăn thừa cho heo trong giai đoạn này cũng là giải pháp mà Bộ NN&PTNT đưa ra.
Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch tả heo châu Phi và các bệnh khác ở động vật trên cạn tại các tỉnh phía Nam diễn ra ngày 27-2 do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì – Ảnh: Nguyễn Trí.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trí Công – chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai – cho rằng hạn chế hoặc cấm nếu phù hợp là giải pháp cần thiết để ngăn mầm bệnh DTHCP lan vào phía Nam. Ngoài ra, theo ông Công, có thể khoanh vùng, giới hạn cung và cầu để dễ giám sát.
Tuy nhiên, ông Phan Trọng Hổ – giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định – cho rằng việc hạn chế cung cầu hoặc ngăn cấm xe vận chuyển heo cần phải nghiên cứu kỹ, và tuân theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng quan điểm đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc kinh doanh heo theo cung cầu thị trường. Nếu vận chuyển heo đáp ứng đúng các quy định của pháp luật hiện nay thì khó để ngăn cấm đưa heo từ Bắc vào Nam.
Về công tác kiểm tra heo vận chuyển, theo các ý kiến trong hội nghị, hiện nay việc dừng xe heo để kiểm tra đối với lực lượng thú y rất khó nếu không có sự hỗ trợ của lực lượng công an. Do đó, Bộ NN&PTNT cần có kiến nghị với Thủ tướng vấn đề này để chỉ đạo lực lượng công an các tỉnh tham gia.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cần phải đưa ra thông tin chính thống, rõ ràng và thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về công tác phòng chống dịch, tác hại của virút đối với heo và con người để hạn chế ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi, gây hoang mang dư luận.
Trả lời vấn đề này, theo ông Đông, Cục Thú y sẽ ghi nhận những đóp góp các tỉnh, thành để kiến nghị lên Thủ tướng có thêm những giải pháp phù hợp. Trong đó sẽ thông tin thường xuyên và chính thống về dịch, điều kiện và thời gian hỗ trợ hộ nuôi có heo dịch…
Theo Bộ NN&PTNT, có thể các nước lân cận đã có DTHCP nhưng chưa công bố. Do đó, các địa phương cần yêu cầu lực lượng biên phòng, quản lý thị trường… phải giám sát chặt đường biên giới, cửa khẩu để ngăn không cho heo chết, heo dịch đi “chui” qua đường tiểu ngạch vào VN.
Tính đến 26-2, VN phát hiện các ổ dịch tại các hộ nuôi ở 4 tỉnh, thành gồm Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa và Hải Phòng. Tất cả heo dương tính đã tiêu hủy, Cục Thú y cũng đã tổ chức lấy hàng trăm mẫu của hộ dân xung quanh hộ có heo nhiễm bệnh để xét nghiệm nhưng không phát hiện trường hợp dương tính.
DTHCP không lây nhiễm và gây bệnh trên người
“DTHCP không không lây nhiễm và gây bệnh ở người, nên người chăn nuôi và người tiêu dùng không nên quay lưng với chăn nuôi heo và yên tâm sử dụng các sản phẩm thịt heo”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nói.
Nửa tiếng có chuyến xe chở heo từ Bắc vào Nam
“Hiện trên quốc lộ 1A vào thời gian cao điểm trung bình nửa tiếng có 1 chuyến xe chở heo (khoảng 170-190 con) di chuyển theo hướng Bắc vào Nam. Tuy nhiên, hầu hết đủ các giấy tờ theo đúng pháp luật nên đơn vị chỉ có thể phun khử trùng rồi cho đi, kể cả nhiều xe không đủ yếu tố vệ sinh. Do đó, nguy cơ lây lan DTHCP vào Nam rất lớn”, đại diện Chi cục Thú y Đà Nẳng thông tin.
Nguyễn Trí
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li>
- ngăn ngừa dịch bệnh li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất