[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành chăn nuôi Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại các vùng nông thôn trở nên nghiêm trọng. Do đó việc xử lý chất thải rắn thành phân hữu cơ trở nên tiềm năng trong những năm gần đây.
Ngành nông nghiệp hiện tạo ra lượng phế thải sinh học rất lớn. Chỉ riêng tổng lượng phân thải ra từ vật nuôi mỗi năm đạt trung bình 64,82 triệu tấn, trong đó chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả, còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất và nước.
Một trong những giải pháp được quan tâm hiện nay để xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi chính là sản xuất phân bón hữu cơ từ chính nguồn chất thải này. Hiện cả nước có 180 doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ với nguồn nguyên liệu từchất thải chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản, rác thải sinh hoạt…Tuy nhiên sản phẩm phân bón hữu cơ củaViệt Nam chỉ có thể đạt chứng chỉ an toàn trong nước (VietGAP, GlobalGAP). Thực tế, phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi được áp dụng phổ biến ở Việt Nam là ủ truyền thống và chỉ một số ít trang trại chăn nuôi lớn áp dụng mô hình sản xuất quy mô công nghiệp, như Tập đoàn TH, Công ty T&T159… Phương thức này đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng, dây chuyền máy móc, thiết bị với quy mô công suất lớn nhỏ khác nhau và khá tốn kém. Vì vậy chỉ cómột số cơ sở sản xuất lớn mới có khả năngđầu tư công nghệ tiên tiến, đồng bộ, như hệ thống máy xúc, máy đảo trộn, máy khuấy, bơm phụ gia, cân và đóng gói sản phẩm; còn lại đa số đều sử dụngcông nghệ thô sơ, dây chuyền thiết bị đơn giản, tính tự động hóa chưa cao.Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở mới chỉ dừng ở việc sử dụng một số vi sinh vật phổ biến để ủ nguyên liệu hữu cơ hoặc bổ sung một số chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng cơ bản dẫn đến hiệu suất, hiệu quả thấp. Tổng công suất của các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ là 2,5 triệu tấn/năm, chỉ bằng 1/10 so với công suất sản xuất phân bón vô cơ.
Hàn Quốc là đất nước có nền nông nghiệp phát triển, đi đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại để kích thích tăng trưởng năng suất cũng như đảm bảo một nền nông nghiệp sạch và sức khỏe của người dân. Công ty Jeesung – một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực xử lý chất thải trong nông nghiệp đã phát triển thành công công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi trên quy mô lớn. Xuất phát điểm là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ về môi trường và được thành lập vào tháng 4/2007. Sau 13 năm thành lập, Jee-sung đã phát triển nhiều sản phẩm công nghệ cơ khí gắn với hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và đưa ra thị trường hệ thống công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ ở dạng rắn, dạng lỏng từ nguồn chất thải vật nuôi. Hệ thống công nghệ này gắn liền với xử lý chất thải ở 3 dạng: dạng khí (khử mùi hôi từ hệ thống chăn nuôi), xử lý chất thải rắn để làm phân bón hữu cơ và xử lý chất thải lỏng để làm phân bón hữu cơ dạng lỏng.
Máy khuấy và trộn phân bón của Jeesung
Hệ thống lên men chất thải vật nuôi quy mô công nghiệp của Công ty Jee-sung dựa trên nguyên tắc lên men hiếu khí trong quá trình ủ phân. Đặc biệt Jee-sung có công nghệ khử mùi khiến quá trình ủ phân không gây ô nhiễm môi trường xung quanh và tiết kiệm nhân công. Đây là hệ thống lên men kị khí tự động để sản xuất phân bón hữu cơ dạng lỏng ở quy mô công nghiệp (20 tấn phân bón dạng lỏng/ngày và 60 tấn phân bón dạng rắn/ngày). Ngoài ra, hệ thống lọc Jee-sung còn đảm bảo các vật thể rắn không tan bị loại bỏ, góp phần cho chất hữu cơ hòa tan được lên men toàn bộ, chuyển hóa sang chất lỏng hữu cơ mà cây trồng hấp thụ được.
Hệ thống ủ hiếu khí hiệu quả cao của Jeesung
Có thể thấy công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi và tái tạo thành phân bón hữu cơ của Jee-sung sẽ là công nghệ cốt lõi, nhất là khi ngành nông nghiệp có chủ trương hướng tới phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Công nghệ của Jee-sung hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cho các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu kết nối với Công ty Jee-sung có thể liên hệ với Trung tâm Thương mại Hóa công nghệ toàn cầu (GCC)/ Công ty CP BSR Việt Nam – đại diện của Công ty Jee-sung tại Việt Nam. GCC được Cục Chấn hưng Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KIAT) bảo trợ, với nhiệm vụ hỗ trợ và đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
PV
Công ty Cổ phần BSR Việt Nam/ Trung tâm Thương mại hóa công nghệ toàn cầu (GCC)*
Địa chỉ: Phòng 611, tầng 6, Tòa Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0243 212 3961
Email: [email protected]
- phân bón hữu cơ li>
- chất thải chăn nuôi li>
- sản xuất phân bón li>
- công ty Jee-sung li> ul>
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Tin mới nhất
T7,11/01/2025
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất