[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 27/2/2018, Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương 5 vinh dự được đón tiếp Thứ trưởng Vũ Văn Tám cùng đoàn cán bộ Bộ NN&PTNT, tới thăm và làm việc tại trụ sở của công ty (Cụm Công nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội).
Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám tới thăm và làm việc tại Fivevet.
Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Thị Hương – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương 5 (Fivevet) đã báo cáo với Thứ trưởng Vũ Văn Tám tình hình hoạt động của công ty: Sau 10 năm hình thành và phát triển, Fivevet đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất, kinh doanh thuốc, vắc xin và sinh phẩm thú y, về cả thương hiệu và tốc độ tăng trưởng.
Từ những ngày đầu mới thành lập, ban lãnh đạo Công ty đã xác định xây dựng Fivevet trở thành một thương hiệu mạnh, phát triển bền vững, bằng cách tổ chức hoạt động theo tôn chỉ: lấy chất lượng để tạo dựng và phát triển thương hiệu.
TS Nguyễn Thị Hương, Tổng giám đốc Fivevet báo cáo với Thứ trưởng Vũ Văn Tám về tình hình hoạt động của Fivevet.
Bởi vậy, Fivevet luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, từ văn hóa ứng xử, giao tiếp; văn hóa trong làm việc, xử lý công việc; trong tổ chức các hoạt động, trong hội họp; trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; trong quan hệ nội bộ và quan hệ với đối tác. Công ty phát triển có định hướng chiến lược, có kế hoạch ngắn hạ, dài hạn. Mỗi chương trình đều được xây dựng rất khoa học, nghiêm túc và rất chất lượng.
Sản phẩm thương hiệu Fivevet luôn được tin dùng, với trên 300 khách hàng trong nước, 15 khách hàng trên 11 quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, các sản phẩm của Công ty nhiều năm liên tục được công nhận là Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích. Giai đoạn từ năm 2013 – 2017, Fivevet được Thủ tướng chính phủ tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia. Fivevet cũng được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ.
TS Nguyễn Thị Hương cũng khẳng định: “Fivevet luôn lấy nghiên cứu khoa học làm nền tảng cho việc nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, xuyên suốt quá trình phát triển công ty có sự hợp tác chặt chẽ với các trung tâm, các Viện nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực vắc xin, thuốc thú y và chăn nuôi thú y”.
Cụ thể, Fivevet đã phối hợp nghiên cứu nhiều đề tài cấp quốc gia với các Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, Khoa Thú y của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Fivevet cũng chủ trì nghiên cứu các đề tài, dự án cấp quốc gia. Đặc biệt, năm 2017, Fivevet được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nghiên cứu và sản xuất vắc xin tứ giá phòng bệnh cho gia cầm. Thành công của dự án sẽ đem đến sản phẩm vắc xin tứ giá đầu tiên “Made in Việt Nam” có chất lượng cao, là tiền đề phát triển dòng sản phẩm vắc xin đa giá khác, giúp chủ trương nội địa hóa vắc xin của Bộ NN&PTNT sớm trở thành hiện thực.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định: Công ty Fivevet đã nắm được chủ trương của Đảng và Nhà nước là tạo dựng môi trường để doanh nghiệp năng động, sáng tạo vươn lên. Đội ngũ cán bộ của công ty trẻ, được đào tạo bài bản, nhìn vào đội ngũ cán bộ của công ty, cảm thấy có sinh khí mới.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao những thành tựu của Fivevet trong 10 năm xây dựng và trưởng thành.
Công ty có chiến lược rõ ràng như những tập đoàn lớn, có hoài bão để làm lớn hơn. Và thực tế, Fivevet đã làm được rất nhiều việc, đã đứng trong top đầu các doanh nghiệp của ngành sản xuất, kinh doanh thuốc, vắc xin và sinh phẩm thú y về cả thương hiệu và tốc độ tăng trưởng. Fivevet đã mở rộng thị trường tiêu thụ trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và đặc biệt đã xuất khẩu sản phẩm ra thị trường của hơn 10 quốc gia trên thế giới. Qua báo cáo của Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Hương, có thể nói Fivevet có những bước phát triển bền vững.
Fivevet đã đầu tư, tập trung vốn để sản xuất sản phẩm công nghệ cao mà thị trường trong nước rất cần và khả năng xuất khẩu cao. Việc nghiên cứu thành công vắc xin tứ giá sẽ ngang hàng với các loại vắc xin đa giá trên thế giới. Đây sẽ là niềm tự hào của ngành thú y Việt Nam và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của công ty.
“Fivevet xứng đáng là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về thương hiệu và công nghệ”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định.
Song, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng cho rằng, Công ty cần nắm bắt kịp thời tình hình thực tiễn, yêu cầu của tái cấu trúc, của hội nhập; nên tập trung thêm vào việc nghiên cứu thuốc và vắc xin cho thủy sản; tiếp tục đầu tư KHCN cao để nghiên cứu, sản xuất thuốc, vắc xin thế hệ mới không để lại tồn dư trong thực phẩm, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm.
Một số hình ảnh tại buổi làm việc:
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đi thăm nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm thú y của công ty Fivevet.
Đoàn làm việc của Bộ NN&PTNT chụp ảnh lưu niệm tại Fivevet
Cán bộ công nhân viên của Fivevet chụp ảnh lưu niệm với Thứ trưởng Vũ Văn Tám
PV
Công ty Fivevet được thành lập năm 2007. Đến năm 2011, Công ty đã có: 3 dây chuyền sản xuất thuốc Non – βetalactam, đạt tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới GMP-WHO; phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP-WHO; kho bảo quản đạt chiêu chuẩn GSP-WHO. Đến năm 2016, Fivevet đã đầu tư: 4 dây chuyền sản xuất thuốc βetalactam đạt tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới GMP-WHO, phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP-WHO, kho bảo quản đạt chiêu chuẩn GSP-WHO.
Cuối năm 2017, Công ty đã xây dựng và khánh thành nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm thú y đạt tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới GMP-WHO, phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP-WHO, kho bảo quản đạt chiêu chuẩn GSP-WHO. Hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản được đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển sản phẩm công nghệ cao. Thời gian tới, Fivevet định hướng sản xuất những dòng sản phẩm vắc xin đặc chủng, bên cạnh những dòng vắc xin truyền thống. Hiện nay, tại Fivevet đang đăng ký lưu hành gần 10 loại vắc xin, trong đó vắc xin tai xanh cho lợn và vắc xin cúm gia cầm là chủ yếu. Công ty đang tiếp tục đăng ký nhiều sản phẩm chất lượng khác, và hứa hẹn cuối năm 2018, đầu năm 2019 sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường.
- thuốc thú y li>
- Công ty Fivevet li>
- Thứ trưởng Vũ Văn Tám li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất