[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tại một số tỉnh đã sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC và phát hiện nhiều tồn tại, bất cập, có sự buông lỏng trong quản lý, phân phối, tổ chức tiêm phòng và giám sát sử dụng vắc xin, không thực hiện đúng theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y và hướng dẫn sử dụng vắc xin của nhà sản xuất.
Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi của Công ty NAVETCO
Ngày 25/8, Cục Thú y đã có công văn số 1350/TY gửi QLT gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh và Công ty NAVETCO về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng vắc xin Dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC.
Theo đó, ngày 12/7/2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 4463/BNN-TY gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC về việc tổ chức giám sát sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) NAVET-ASFVAC; thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y ban hành Công văn số 692/TY-DT ngày 09/5/2022 và Công văn số 1060/TY-DT ngày 12/7/2022 hướng dẫn việc giám sát sử dụng vắc xin phòng bệnh DTLCP NAVET-ASFVAC; trong đó đã nhấn mạnh để bảo đảm việc tiêm phòng vắc xin DTLCP NAVET-ASFVAC an toàn, hiệu quả trong điều kiện chăn nuôi thực tế và trên diện rộng, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố cần phối hợp với các đơn vị liên quan, Công ty Navetco tổ chức giám sát việc cung ứng, sử dụng, tổ chức giám sát sau tiêm phòng vắc xin, cụ thể:
– Địa phương có nhu cầu sử dụng vắc xin cần chủ động phối hợp với Công ty Navetco, các đơn vị thuộc Cục Thú y, các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương: (i) Tổ chức lựa chọn các cơ sở chăn nuôi lợn để triển khai tiêm vắc xin NAVET-ASFVAC cho đàn lợn tại địa phương; (ii) Lập danh sách gồm thông tin cụ thể về các địa phương, cơ sở chăn nuôi lợn có nhu cầu sử dụng vắc xin NAVET- ASFVAC, lựa chọn các cơ sở chăn nuôi để thực hiện việc lấy mẫu giám sát, gửi Cục Thú y để phối hợp tổ chức giám sát; (iii) Thống nhất với chủ cơ sở chăn nuôi lợn để các cán bộ thú y trực tiếp giám sát việc tiêm phòng, giám sát lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm (có Giấy cam kết sử dụng vắc xin của cơ sở chăn nuôi); (iv) Hướng dẫn cụ thể thời gian, tuổi lợn để tiêm phòng mũi 1, mũi 2; hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn tổ chức tiêm vắc xin NAVET-ASFVAC; chuẩn bị đầy đủ phương án, dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết, lập kế hoạch, kinh phí để ứng phó, khắc phục, xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh không mong muốn do sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC;
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tiêm vắc xin NAVET-ASFVAC để phòng, chống dịch bệnh DTLCP trên đàn lợn tại địa phương; phân công lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật phối hợp, hướng dẫn chủ cơ sở chăn nuôi hằng ngày theo dõi, giám sát lâm sàng, ghi chép thông tin về tình trạng sức khỏe đàn lợn sau tiêm phòng; tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm, đánh giá hiệu quả sử dụng vắc xin; – Địa phương có nhu cầu sử dụng vắc xin chủ động phối hợp với Công ty Navetco, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, các Chi cục Thú y vùng để thống nhất kế hoạch lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu gửi mẫu giám sát sau tiêm phòng đến các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y; – Phối hợp với Công ty Navetco và các đơn vị, cá nhân liên quan để ứng phó, khắc phục, xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh không mong muốn do sử dụng vắc xin DTLCP NAVET-ASFVAC.
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế của các Đoàn công tác Cục Thú y từ ngày 23 – 25/8/2022 tại một số tỉnh đã sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC và phát hiện nhiều tồn tại, bất cập, có sự buông lỏng trong quản lý, phân phối, tổ chức tiêm phòng và giám sát sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC, không thực hiện đúng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y và hướng dẫn sử dụng vắc xin của nhà sản xuất, dẫn đến tình trạng người dân, cán bộ thú y cơ sở tự ý tiêm không đúng đối tượng lợn được chỉ định (lợn thịt từ 8 – 10 tuần tuổi), không thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh, sát trùng, sử dụng chung kim tiêm, dẫn đến lây lan vi rút DTLCP trong quá trình tiêm (xảy ra hiện tượng lợn chết khư trú nhiều ở một số vùng).
Để khắc phục, chấm dứt ngay tình trạng nêu trên, Cục Thú y đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố và Công ty Navetco nghiêm túc chấn chỉnh việc cung ứng, quản lý, sử dụng và giám sát sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC, cụ thể sau đây:
1. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 4463/BNN-TY ngày 12/7/2022 về việc tổ chức giám sát sử dụng vắc xin phòng bệnh DTLCP NAVET-ASFVAC; hướng dẫn của Cục Thú y tại Công văn số 1060/TY-DT ngày 12/7/2022 và Công văn số 692/TY-DT ngày 09/5/2022 về việc hướng dẫn tổ chức giám sát sau tiêm phòng vắc xin DTLCP NAVET-ASFVAC.
2. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, nghiêm túc rút kinh nghiệm của Công ty Navetco, các cơ quan liên quan của địa phương về việc không tuân thủ nghiêm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y, dẫn đến mở rộng đối tượng tiêm vắc xin nhưng không có hướng dẫn sử dụng, không có giám sát của cơ quan thú y, để xảy ra tình trạng sử dụng vắc xin DTLCP NAVET[1]ASFVAC tiêm cho các đối tượng lợn không được chỉ định, gây ra hậu quả làm chết lợn.
3. Công ty Navetco:
a) Báo cáo đầy đủ, chính xác về tình hình cung ứng, sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vắc xin theo đúng chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y;
b) Tập trung cùng với các địa phương hoàn thành việc hỗ trợ kinh phí, xử lý các trường hợp có lợn chết trước ngày 31/8/2022; bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tại Bình Định và Phú Yên để tổ chức khắc phục sự cố;
c) Khẩn trương rà soát, xác định nguyên nhân, sự bất thường trong quá trình triển khai sử dụng vắc xin DTLCP (bảo quản, vận chuyển, cung ứng, tổ chức tiêm vắc xin tại thực địa);
d) Kịp thời hỗ trợ, cung ứng thuốc, hóa chất sát trùng, tiêu độc cho các địa phương, các hộ chăn nuôi có lợn phản ứng, chết sau khi sử dụng vắc xin.
4. Đối với các địa phương xảy ra sự cố sau tiêm phòng: Tạm dừng việc triển khai sử dụng vắc xin DTLCP NAVET-ASFVAC để tập trung nguồn lực xử lý các vấn đề phát sinh; Thống kê chính xác số lượng, chủng loại lợn có phản ứng, chết sau tiêm phòng; thực hiện vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, xử lý dịch bệnh theo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn người dân không bán chạy, giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra môi trường; tiếp tục theo dõi, giám sát, lấy mẫu các trường hợp lợn phản ứng, chết sau tiêm vắc xin để xác định nguyên nhân; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về tình hình sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vắc xin về Cục Thú y.
5. Các phòng, đơn vị thuộc Cục Thú y:
a) Rà soát, đánh giá lại chất lượng các lô vắc xin đã sử dụng tại các địa phương có sự cố phản ứng sau tiêm; tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, phân tích chuyên sâu (mẫu lợn bệnh, lợn sau tiêm vắc xin, mẫu vắc xin) để có cơ sở kết luận chính xác nguyên nhân;
b) Phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương và Công ty Navetco để khắc phục sự cố tại các địa phương đã tiêm vắc xin có lợn phản ứng sau tiêm phòng. Đề nghị các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện và có báo cáo về Cục Thú y trước ngày 31/8/2022./
HÀ NGÂN
- Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
- Hội KHKT Thú y Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững cho ngành Thú y Việt Nam
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 4 năm 2025
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
Tin mới nhất
T5,24/04/2025
- Nutrispice: Tăng cường năng suất bền vững trong dinh dưỡng vật nuôi với LIPIDFLOW
- Nutrispice: ALLIX – Phần mềm thiết lập và tối ưu hóa công thức thức ăn hiện đại hàng đầu toàn cầu
- Luật sửa nhưng vẫn rườm rà: Hiệp hội kiến nghị mạnh mẽ cắt giảm thủ tục không cần thiết
- Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
- Hội KHKT Thú y Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững cho ngành Thú y Việt Nam
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất