Cục Thú y: Kiểm soát tốt dịch bệnh và tích cực thúc đẩy xúc tiến thương mại - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Cục Thú y: Kiểm soát tốt dịch bệnh và tích cực thúc đẩy xúc tiến thương mại

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2020 có nhiều bất lợi về dịch bệnh động vật trên người và động vật, thời tiết cực đoan và những thay đổi trong hệ thống thú y. Song, Cục Thú y đã nỗ lực, đoàn kết thống nhất, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ theo chức năng, đặc biệt trong việc kiểm soát tốt dịch bệnh và tăng cường xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi, thủy sản phát triển.

    Ngày 19/12/2020, Cục Thú y đã tổ chức hội nghị công tác năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 (ảnh: Hà Ngân)

     

    Kiểm soát dịch bệnh, góp phần đắc lực phát triển chăn nuôi, thủy sản

     

    Về bệnh dịch tả lợn châu Phi

     

    Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2020 đến ngày 17/12/2020, cả nước đã xảy ra 1.596 ổ dịch tại 320 huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn phải tiêu hủy là 86.462 con, tổng trọng lượng là 4.322 tấn. Như vậy bệnh dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát.  Thời gian qua dịch bệnh chưa xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vì không đảm bảo được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Cả nước có 96% số xã có không có không có bệnh Dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm điều kiện cho công tác tái đàn, tăng đàn.

     

    Về bệnh Cúm gia cầm

     

    Từ đầu năm đến ngày 17/12/2020, cả nước đã xảy ra 84 ổ dịch Cúm gia cầm H/H5 xảy ra tại 84 xã thuộc 59 huyện của 28 tỉnh, thành phố (bao gồm: 21 ổ dịch do vi rút A/H5N6 tại 18 tỉnh, thành phố). Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 255.2019 con (chiếm 0, 04% trong tổng đàn 520 triệu gia cầm.

     

    So sánh cùng kỳ năm ngoái, số ổ dịch Cúm gia cầm A/H5 tăng 1,9 lần, số gia cầm tiêu hủy tăng 1,9 lần. Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại 02 tỉnh Khánh Hòa, Nghệ An. Như vậy tuyệt đại đa số (99,06%) trong tổng đàn gia cầm 520 triệu con an toàn với cúm gia cầm. Hiện nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9, tuy nhiên nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và một số chủng vi rút khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm vào nước ta rất cao.

     

    Đối với các dịch bệnh khác

     

    Từ đầu năm đến ngày 17/12/2020, cả nước xảy 194 ổ dịch Lở mồm tại 62 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là gần 8.000 con (chiếm 0,02% tổng đàn gia súc 34 triệu con. So với năm 2019, số ổ dịch giảm 2,4 lần, số gia súc mắc bệnh và tiêu hủy giảm 3,5 lần.

     

    Từ đầu năm đến 16/12/2020, đã phát hiện 05 ổ dịch tai xanh (bao gồm 04 ổ dịch tại các xã của 04 huyện thuộc tỉnh Nghệ An; 01 ổ dịch tại tỉnh Hà Nam; số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 119 con).

     

    Cả nước đã ghi nhận 72 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại 34 tỉnh, thành phố. Cùng với đó, qua kết quả giám định bệnh Dại tại 14 tỉnh, thành đã phát hiện 32/168 trường hợp chó, mèo có kết quả dương tính với vi rút Dại.

     

    Đến ngày 17/12/2020 bệnh Viêm da nổi cục lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và đã xảy ra 93 ổ dịch tại trên 93 xã thuộc 36 huyện của 12 tình, thành phố làm tổng số 1.271 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có trên 193 con chết, buộc tiêu hủy. Cục Thú y đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn các địa phương nhận biết, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục; đề xuất với Bộ NN&PTNT xuất cấp hóa chất sát trùng; hướng dẫn doanh nghiệp nhập khẩu vắc xin; thành lập nhiều đoàn công tác xử lí các ổ dịch.

     

    Dịch bệnh trên thủy sản

     

    Năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh là hơn 45.548 ha, gấp 1,92 lần so với cùng kỳ năm 2019 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 23.670ha) và gấp 1,19 lần so với cùng kỳ năm 2018(có tổng diện tích bị thiệt hại là 38.169 ha); ngoài ra có khoảng 9.935 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản bị thiệt hại.

     

    Đóng góp quan trọng vào việc xuất, nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật

     

    Cục Thú y đã tích cực làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền nhiều nước trên thế giới nhằm tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, qua đó đã xuất khẩu được nhiều loại sẩn phẩm như mật ong sang Hoa kỳ, thịt lợn sữa, lợn choai, lợn mảnh đông lạnh, trứng gia cầm các loại sang các thị trường Hong Kong, Singapore, Myanmar… Đồng thời tổ chức kiểm soát tốt các sản phẩm xuất khẩu, không để hiện tượng hàng xuất khẩu trả về.

     

    Cục cũng tổ chức giám sát dịch bệnh thủy sản đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, do đó tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là gần đây, các nước đòi hỏi yêu cầu rất cao về yếu tố kĩ thuật như giám dịch bệnh thủy sản. Do đó Cục Thú y đã có những nỗ lực rất lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, nhất là tôm và các sản phẩm từ tôm sang thị trường Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc.

     

    Cụ thể, năm 2020, doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được gà giống với số lượng là 206.244 con (tăng tuyệt đối so với năm 2019). Tôm càng xanh giống xuất khẩu đạt 10.440.000 con, tăng 67% so với năm 2019; post tôm thẻ chân trắng xuất khẩu được 170.000 con.

     

    Xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật tăng 16% đạt 105.298.912kg. Sản phẩm từ mật ong tăng 38% đạt 50.314.245kg, sản phẩm từ sữa tăng 32.652.677kg. Kiểm dịch xuất khẩu trứng chim cút đóng lon đạt 499.355kg, tăng 32% so với năm 2019, tuy nhiên trứng vịt muối lại giảm…

     

    Trước diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh mới nổi, nguy hiểm diễn biến phức tạp trên thế giới đòi hòi một nỗ lực rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu mới, trong những năm qua Cục Thú y đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát hiệu quả để dịch bệnh không xâm nhập vào nước ta. Năm 2020, Cục Thú y đã kiểm dịch được 308.000 con lợn sống để giết mổ; 224.138 tấn thịt gia cầm làm thực phẩm (tăng 76,69%) so với cùng kỳ năm 2019; 212.049 tấn thịt lợn tăng 255,74% so với cùng kỳ năm 2019 (57.709 tấn); 109.487 tấn thịt trâu bò làm thực phẩm (tăng 78,77% so với cùng kỳ năm 2019.

     

    Tích cực xúc tiến thương  mại

     

    Nhờ các hoạt động hiệu quả của Cục Thú y và các đơn vị liên quan, đến nay, đã có 05 nhà máy thuộc 04 công ty sản xuất sữa của Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã xuất khẩu các sản phẩm bao gồm: sữa tiệt trùng, sữa chua, sữa đặc, phô mai các loại sang Trung Quốc (Bao gồm: Nhà máy  TH True Milk, nhà máy sữa Thống Nhất và nhà mát sữa Sài Gòn của Vinamilk; nhà máy sữa Hanoimilk và nhà máy của Bel Việt Nam.

     

     Cục Thú y đã hướng dẫn và hỗ trợ thêm 11 nhà máy sản xuất sữa của Việt Nam nộp hồ sơ cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc và đang chờ phê duyệt (bao gồm 07 nhà máy của Vinamilk, 01 nhà máy của Mộc Châu Milk, 01 nhà máy của Nutifood và 02 nhà máy của Cô gái Hà Lan).

     

    Với việc hỗ trợ xuất khẩu tổ yến, Cục Thú y đã nộp hồ sơ đề nghị Trung QUốc mở cửa thị trường tổ yến từ tháng 4.2019. Đến nay Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và chuẩn bị cho bước kiểm tra thực tế. Hiện nay Cục đang phối hợp với các cơ quan của Trung Quốc  hoàn tất các thủ tục để có thể kí Nghị định thư và xuất khẩu tổ yến vào đầu năm 2021.

     

    Cục Thú y cũng đàm phán xong mẫu giấy Chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu lông vũ từ Việt Nam sang Trung Quốc từ tháng 1/2020. Hiện tại, đã có 20 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu lông vũ sang thị trường này.

     

    Từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp xuất khẩu bột cá Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 100.000 tấn bột cá và dầu cá sang thị trường Trung Quốc. Hiện có 14 doanh nghiệp sản xuất bột cá và dầu cá của Việt Nam được Tổng cục Hải quan chấp nhận nhập khẩu. Ngoài 14 doanh nghiệp đang xuất khẩu, Cục Thú y đã hướng dẫn và hỗ trợ 18 doanh nghiệp mới chuẩn bị hồ sơ đăng ký xuất khẩu bột cá và dầu cá sang thị trường Trung Quốc.

     

    Kết quả hỗ trợ xuất khẩu thịt gà chế biến, (1) Cục đã mời Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh phổ biến các điều kiện và thủ tục đăng ký xuất khẩu thịt gia cầm và trứng gia cầm sang thị trường Trung Quốc vào đầu năm 2020; (2) Cục đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký xuất khẩu thịt gà chế biến của Công ty C.P Việt Nam cho Cơ quan kiểm dịch động vật Liên bang Nga và ngày 5/3, cơ quan này đã thông báo cho phép chính thức cho phép nhập khẩu thịt gà chế biến từ Việt Nam….(3) Chuẩn bị hồ sơ mới gửi Cục Thú y Nhật Bản đề nghị cấp phép nhập khẩu cho nhà máy C.P tại Bình Phước; (4) Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xuất khẩu thịt gà gửi cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc đánh giá rủi ro nhập khẩu.

     

    Cùng với đó, Cục cũng chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan cung cấp các yêu cầu vệ sinh thú y, phân tích, đánh giá nguy cơ trên cơ sở thông tin do các cơ quan có thẩm quyền về thú y các nước: Nga, Ba Lan, Mexico, Belarus, Hàn Quốc, Argentina, Sri Lanka, Newzealand, Bolivia, Lít-va, Ý, Nam Phi và một số nước khác phục vụ việc kiểm soát nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam.  Cục cũng hoàn thành quá trình đánh giá rủi ro nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam…

    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị (ảnh: Hà Ngân)

     

    Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021 của Cục Thú y, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, năm vừa có nhiều bất lợi khi dịch bệnh ảnh hưởng sâu rộng, thiên tai, bão lũ…Tuy nhiên, ngành chăn nuôi, thủy sản vẫn đạt được những thành tích đáng ghi nhận: Sản lượng thủy sản 8,56 triệu tấn; trứng trên 14,5 tỷ quả; thịt trên 5 triệu tấn… đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cụ thể, ngành chăn nuôi xuất khẩu được gần 1 tỷ USD, ngành thủy sản liên tiếp ghi nhận những con số xuất khẩu ấn tượng, đặc biệt là xuất khẩu tôm. “Chúng ta tự hào ngành thú y đóng góp rất quan trọng vào thành công này”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

     

    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đánh giá đây là một năm rất toàn diện, xuất sắc của ngành Thú y trong các mặt hoạt động. Nổi bật nhất, mặc dù covid-10 diễn biến rất phức tạp nhưng Cục Thú y đã tổ chức lễ kỉ niệm 70 thành lập ngành  Thú y được tổ chức cẩn thận, chu đáo, hoành tráng, ấn tượng. Điều này nhân lên niềm tự hào với những người đã và đang làm ngành Thú y.

    Cục Thú y nhận cờ thi đua xuất do Chính phủ trao tặng (ảnh: Hà Ngân)

     

    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý, thời gian tới, chúng ta bước vào giai đoạn khó khăn, đó là sự gia tăng dịch bệnh, các hoạt động thương mại, du lịch sôi động; đường biên giới rất dài, bệnh Dịch tả lợn châu Phi chưa có thuốc chữa… Tất cả những điều này đòi hỏi Cục Thú y cần phối hợp, làm tốt và làm tốt hơn để tăng cường công tác quản lí dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lí thuốc thú y… xứng đáng với truyền thống vẻ vang 70 năm ngành Thú y.

     

    Hà Ngân

     

    Năm 2020 dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, nhất là đại dịch covid-19, bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, Lở mồm long móng… và bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu tiên xâm nhiễm vào Việt Nam vào đầu tháng 10/2020. Bên cạnh đó, hệ thống thú y bị thay đổi nhanh chóng, không đồng bộ, nhất là tại cấp tỉnh, huyện, xã, thôn bản; nhân viên thú y địa phương bị cắt giảm, nghỉ việc là 6.411 người…Ngoài ra, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp, cực đoan đặc biệt lã bão, lũ lụt, lũ quét xảy ra liên tiếp những tháng cuối năm; vi rút gây bệnh lưu hành rộng rãi… làm nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn, công tác phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.