[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau tháng cuối năm, nhằm phục vụ ngành chăn nuôi phát triển bền vững và ổn định, Cục Thú y tiếp tục đẩy mạnh công tác chủ động phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn; hướng dẫn địa phương chủ động tăng cường công tác giám sát chặt địa bàn, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên gia súc, gia cầm, không để lây lan ra diện rộng; đặc biệt là kế hoạch tiêm phòng vắc xin sớm để chủ động phòng bệnh; thực hiện tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc…
6 tháng đầu năm: Dịch bệnh được kiểm soát kịp thời
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đang được Bộ NN&PTNT, các địa phương triển khai quyết liệt. Trong đó, các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, công tác phòng chống dịch bệnh, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm được ưu tiên quan tâm hàng đầu. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2018, các dịch bệnh nguy hiểm trên động vật đã được phát hiện và kiểm soát kịp thời, không lây lan ra diện rộng. Cụ thể như sau:
Đối với dịch bệnh Cúm gia cầm: Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn quốc chỉ xảy ra 01 ổ dịch cúm A/H5N6 tại thành phố Hải Phòng. Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 3.000 con gà. So với cùng kỳ năm 2017, diện dịch và mức độ dịch giảm mạnh (năm 2017 đã xuất hiện 37 ổ dịch tại 30 huyện của 19 tỉnh; số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy trên 60 nghìn con).
Đối với dịch bệnh Lở mồm long móng: Trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã xảy ra 9 ổ dịch LMLM tại 03 huyện của tỉnh Sơn La làm 612 con gia súc mắc bệnh.
Đối với dịch bệnh Tai xanh ở lợn: Trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước không có ổ dịch bệnh Tai xanh được báo cáo.
Đối với dịch bệnh tình hình dịch bệnh Dại: Trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước có 37 ổ dịch Dại gây tử vong trên người (37 ca) tại 19 tỉnh; giảm 04 ổ dịch (04 ca) so với 6 tháng đầu năm 2017.
Các dịch bệnh thông thường khác trên gia súc, gia cầm như: Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn, Dịch tả lợn, Phó thương hàn lợn, Niu cát xơn, Gumboro, …cũng được phát hiện và kiểm soát kịp thời.
Trao đổi với Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, đại diện Cục Thú y cho biết, tổng đàn vật nuôi của cả nước ngày cảng gia tăng, trong đó phần lớn gia súc, gia cầm được nuôi theo hình thức truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, không bảo đảm an toàn về dịch bệnh, thường trực nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp, mưa lũ kéo dài là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh và lưu hành rộng rãi,..làm cho công tác phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian tới các dịch bệnh nguy hiểm vẫn có thể xảy ra, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi nước ta,đặc hiệt là các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng trên gia súc, bệnh cúm gia cầm (A/H5N1 & A/H5N6), bệnh Tai xanh trên lợn, bệnh Dại động vật và các dịch bệnh khác như Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn, Phó thương hàn, Newcastle, Gumboro.
Phòng bệnh là chính
Những tháng cuối năm, theo Cục Thú y:
1. Cục tiếp tục đẩy mạnh công tác chủ động phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, nhất là các dịch bệnh động vật nguy hiểm như Cúm gia cầm, Tai xanh lợn, LMLM gia súc, bệnh Dại động vật; Đôn đốc địa phương thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch quốc gia của Chính phủ, của Bộ về chủ động phòng chống dịch bệnh động vật;
2. Hướng dẫn địa phương chủ động tăng cường công tác giám sát chặt địa bàn, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên gia súc, gia cầm, không để lây lan ra diện rộng; đặc biệt là kế hoạch tiêm phòng vắc xin sớm để chủ động phòng bệnh; thực hiện tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc;
3. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở, tổ chức giám sát chủ động, đánh giá biến đổi vi rút và lưu hành mầm bệnh, lập bản đồ dịch tễ, đánh giá hiệu lực của vắc xin,…
Đối với bệnh Cúm gia cầm
– Triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành vi rút cúm H5N1, H7N9, H5N6 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, trên chim hoang dã.
– Tiếp tục giám sát lưu hành của các nhánh vi cúm A/H5 và xác định hiệu lực các loại vắc xin phù hợp; xây dựng bản đồ dịch tễ;
Đối với bệnh LMLM
– Thực hiện giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM theo Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM năm 2018.
– Tiếp tục xác định típ vi rút LMLM lưu hành và chủng loại vắc xin phù hợp, xây dựng bản đồ dịch tễ để phục vụ công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh công tác giám sát, sản xuất vắc xin LMLM trong nước để phòng, chống dịch;
Đối với bệnh Dại động vật
– Triển khai các hoạt động của “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021” năm 2018.
– Triển khai các hoạt động giám sát bệnh Dại tại các tỉnh Phú Thọ và Bà Rịa – Vũng Tàu theo chương trình của CDC Hoa Kỳ.
4. Hỗ trợ xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật
– Tiếp tục làm việc, trao đổi với Trung Quốc, Hồng Kong, Hàn Quốc, Úc, Nga, Hoa Kỳ, Mexico và Ả rập xê út về việc gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật tại một số thị trường.
– Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp như Công ty Greenfeed, Gia, CP Việt Nam, K&U, Loew Casing, Ba Huân, công ty TNHH Vân Anh Nguyễn, doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Nghiệp, công ty Hương Quỳnh Đăng, công ty Cổ phần hoa quả Tiền Giang, Công ty TNHH Công Danh,… có nhu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật ra thị trường nước ngoài.
– Tiếp tục làm việc, trao đổi với Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Úc, Nga, Hoa Kỳ, Mexico và Ả rập xê út về gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật tại một số thị trường, đồng thời thúc đẩy phía bạn cho phép nhập khẩu lợn sống, thịt lợn đông lạnh, lợn sữa , trứng gà tươi, tôm tươi nguyên con, cá cảnh,…
5. Đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin chủ lực (LMLM, Dại) trong nước để tự chủ nguồn vắc xin.
6. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh lây truyền giữa động vật và người.
7. Tăng cường hoạt động giám sát: Đưa vào áp dụng “Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến” để các địa phương báo cáo kịp thời các ổ dịch, phục vụ công tác giám sát bị động. Triển khai giám sát chủ động dịch bệnh, xác định lưu hành vi rút, lập bản đồ dịch tễ, đánh giá hiệu lực vắc xin.
8. Chủ động phòng bệnh trước thời điểm có thể xảy ra hạn hán, mưa bão, lũ lụt, xâm ngập mặn, giá rét hoặc khi có các hiện tượng biến đổi khí hậu bất thường; giám sát chủ động; vệ sinh, khử trùng tiêu độc, dự phòng vắc xin và hóa chất để xử lý ổ dịch và các phương án cụ thể để chống dịch; lập phương án dự trữ thức ăn, nước uống, chống nắng nóng, xâm ngập mặn cho đàn vật nuôi kết hợp tăng cường chăm sóc nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
HƯƠNG GIANG
Tăng cường xây dựng vùng ATDB hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi
Trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước có 166 cơ sở chăn nuôi và 11 vùng được công nhận ATDB. Hiện nay, toàn quốc có 50 vùng (cấp quận) và 1.092 cơ sở ATDB, cụ thể: 18 vùng ATDB đối với bệnh Dại trên chó (tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa VT); 24 vùng ATDB đối với bệnh Lao, Sảy thai truyền nhiễm (tại TP Hồ Chí Minh); 06 vùng ATDB đối với các bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn (tại Đồng Nai, Bình Dương); 02 vùng ATDB đối với bệnh LMLM, Dịch tả lợn (tại Bình Dương); 1.092 cơ sở ATDB tại 45 tỉnh, thành phố, bao gồm: 440 trại lợn; 561 trại gia cầm; 51 trại bò, dê; 40 xã/phường ATDB Dại trên chó.
- kiểm soát dịch bệnh li>
- ngăn chặn dịch bệnh li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất