Thông tin từ Trạm Thú y huyện Quỳnh Lưu, trên địa bàn vừa xuất hiện một ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại hộ bà Nguyễn Thị Sâm ở xóm 6, xã Quỳnh Tam. Lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy 346 con gà.
Trước đó, ngày 27/11, đàn gà của gia đình bà Nguyễn Thị Sâm có hiện tượng ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo, xuất huyết ở chân và mào, sau đó chết nhanh và chết nhiều. Bà Sâm đã mua các loại thuốc tự chữa trị cho gà, nhưng sau hai ngày số lượng gia cầm chết vẫn gia tăng. Do vậy, bà đã điện báo cho cán bộ thú y xã và Trạm Thú y huyện Quỳnh Lưu.
Nhận được thông tin, lực lượng chức năng đã cử cán bộ đến lấy mẫu và gửi vào Chi cục thú y vùng 3 để xét nghiệm. Kết quả, đàn gà của gia đình bà Sâm dương tính với virus H5N6. Ngay sau khi có kết quả, Chi cục thú y tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Thú y huyện đã phối hợp với UBND xã Quỳnh Tam tiến hành tiêu hủy tổng đàn 346 con gà của hộ bà Sâm. Đồng thời, tiến hành phun hóa chất, tiêu độc, khử trùng chuồng trại khu vực này. Bên cạnh đó, chỉ đạo địa phương tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn toàn xã, nhằm phòng chống kịp thời, tránh lây lan ra diện rộng.
Lực lượng chức năng tiêu hủy đàn gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N6 của gia đình bà Nguyễn Thị Sâm, xóm 6, xã Quỳnh Tam. Ảnh Hồng Diện
Được biết, bệnh cúm gia cầm H5N6 là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Hiện tại, toàn huyện Quỳnh Lưu có 2,1 triệu con gia cầm. Các cấp, ngành liên quan đang tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các hộ nuôi, khi phát hiện dấu hiệu bệnh thì báo ngay cho cơ quan chức năng xử lý kịp thời.
Virut H5N6 có thể lây từ gia cầm sang người và từ người này sang người khác nên rất nguy hiểm. Do vậy, huyện Quỳnh Lưu đang khuyến cáo cho người dân nên hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ chăn nuôi gia cầm; sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm rõ nguồn gốc xuất xứ và được nấu chín.
Hồng Diện
Nguồn: Báo Nghệ An
- Cúm gia cầm H5N6 li>
- cúm gia cầm li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất