Với mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm, mỗi tháng anh Vũ Văn Tuân cung cấp ra thị trường 1.000 con chim, giá bán 80.000 đồng/con, mỗi năm thu lãi gần 300 triệu đồng.
Anh Tuân kiểm tra sức khỏe của những chú chim bồ câu để kịp thời phát hiện, phòng ngừa dịch bệnh. Ảnh: Thanh Phương.
Sau thời gian dài gắn bó với nghề đi biển, năm 2019, anh Vũ Văn Tuân (thôn 8, xã Sông Khoai, TX Quảng Yên, Quảng Ninh) quyết định bỏ nghề, lên bờ khởi nghiệp. Được sự ủng hộ của gia đình, anh Tuân chi gần 1 tỷ đồng để xây dựng trang trại 300m2 nuôi chim bồ câu.
“Ban đầu, khi chưa có nhiều kiến thức để nuôi chim, tôi phải đi học hỏi ở nhiều nơi để đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân, từ cách xây chuồng đến việc bảo vệ đàn chim khỏi bệnh dịch. Trong nhiều thời điểm, đàn chim bị bệnh khiến tôi chỉ có thể đem đi tiêu hủy”, anh Tuân bồi hồi kể lại.
Theo chia sẻ, chim bồ câu thường mắc phải một số loại bệnh như ecoli, đậu…, khi một con mắc bệnh rất có thể lây lan sang cả đàn. Chính vì thế, rất nhiều lần anh Tuân như “ngồi trên đống lửa” khi đàn chim cứ thi nhau “ngã xuống”.
Không bỏ cuộc, anh Tuân học hỏi rồi tự mình kiểm soát dịch bệnh, cho chim uống thuốc và tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra, vệ sinh, phun khử trùng chuồng trại định kỳ từ 2-3 lần sẽ giúp phòng bệnh, hạn chế mùi hôi, giúp chuồng trại đảm bảo vệ sinh.
Chim bồ câu thương phẩm có mức giá bán là 80.000 đồng/ con. Ảnh: Thanh Phương.
Cùng với đó, đúc rút kinh nghiệm từ trang trại khác, anh Tuân đã thiết kế chuồng trại theo hướng thoáng mát, tận dụng tối đa ánh sáng và nguồn không khí từ bên ngoài. Theo đó, xung quanh chuồng được làm bằng rào lưới sắt, lợp bằng mái tôn lạnh và kết nối bằng hệ thống khung ống kẽm. Đây cũng là một trong những yếu tố bảo vệ đàn chim khỏi bệnh dịch.
Hàng ngày, anh Tuân cho chim bồ câu ăn 2 lần, thức ăn gồm ngô, mạch và cám. Cùng với đó, anh thường xuyên kiểm tra sức khỏe của đàn chim để kịp thời phát hiện, phòng ngừa dịch bệnh. Công việc chăm sóc đàn chim không mất quá nhiều thời gian, vì vậy anh Tuân còn kết hợp nuôi tôm và gà.
Hiện nay, trang trại của anh Tuân có 1.000 đôi chim bồ câu, nếu trong tình trạng ổn định thì có thể đẻ ra khoảng 1.200 trứng/ tháng, còn tháng nào đàn chim thay lông số trứng giảm còn 800 quả. Số trứng này sẽ được anh Tuân cho vào lò ấp công nghiệp, giúp tỷ lệ trứng nở ước đạt 85%.
Trứng chim bồ câu được ấp trong lò ấp công nghiệp. Ảnh: Thanh Phương.
Chia sẻ về phương pháp ấp trứng cho chim bồ câu, anh Tuân nói: “Tôi chỉ cho 700 đôi ấp, còn lại 300 đôi để đẻ thường xuyên. Hàng ngày, tôi sẽ đi nhặt trứng để cho vào lò ấp và để lại trứng giả vào tổ. Ước chừng khoảng 20 ngày khi trứng trong lò đã nở, tôi đặt vào tổ để chim bố mẹ nuôi con”.
Với phương pháp này, sản lượng của đàn chim được đảm bảo ổn định, tỷ lệ trứng nở cao và chim con khỏe mạnh.
Đến nay, đều đặn hàng ngày, anh Tuân xuất ra thị trường từ 30-35 con chim bồ câu thương phẩm, mức giá bán hiện nay là 80.000 đồng/con. Sau khi trừ đi các chi phí, số tiền lãi thu về khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
Trong thời gian tới, anh Tuân dự định sẽ đầu tư hệ thống máng ăn và nước uống tự động, từ đó giảm tải sức lao động mà vẫn giúp đàn chim ăn uống đầy đủ, khoa học.
Đánh giá về mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm của hộ gia đình anh Vũ Văn Tuân, ông Đỗ Văn Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Sông Khoai (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) nhấn mạnh:
“Mô hình trang trại nuôi chim bồ câu của gia đình phát triển rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương và mở ra hướng đi cho bà con nông dân trên địa bàn xã.
Trong thời gian qua, để khuyến khích người dân phát triển kinh tế, Hội nông dân xã Sông Khoai đã hỗ trợ hội viên vay vốn qua nhiều nguồn quỹ khác nhau. Đồng thời, định hướng chuyển hướng phát triển như mở làng nghề, trồng rau an toàn, trồng cây cảnh…khi diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp”.
Nguyễn Thành – Thanh Phương
Nguồn: nongnghiep.vn
- bệnh ở bồ câu li>
- chăn nuôi chim bồ câu li>
- chim bồ câu li> ul>
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất