[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gà Tiên Yên không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của vùng đất Quảng Ninh. Bằng cách ứng dụng các công nghệ chế biến khác nhau, những sản phẩm mới từ gà Tiên Yên đã được hình thành, góp phần nâng cao giá trị đặc sản địa phương cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ.
Da vàng giòn, thịt thơm ngọt, mềm mà săn chắc, khác biệt hoàn toàn so với các giống gà khác đã giúp gà Tiên Yên có mặt trong danh sách 50 món ăn đặc sản ngon nhất Việt Nam (theo Sách Kỷ lục Việt Nam)
Ngày 6/12/2024, Ban chủ nhiệm dự án và Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tiên Yên, Quảng Ninh tổ chức hội nghị giới thiệu các sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên thuộc dự án “Hoàn thiện và ứng dụng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm từ gà cho gà Tiên Yên”. Hội nghị nhằm giới thiệu các sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên của dự án, đồng thời là cơ hội để trao đổi, thảo luận những hướng hợp tác, nghiên cứu mới trong tương lai giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tỉnh Quảng Ninh nói chung cũng như huyện Tiên Yên nói riêng.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý tỉnh Quảng Ninh và huyện Tiên Yên, đại diện lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo các khoa chuyên môn, sự góp mặt của đoàn công tác huyện Tiên Yên, nhóm thực hiện dự án cũng như chủ các nhà hàng, siêu thị mini.
Áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào chế biến các sản phẩm đặc sản
PGS. TS Vũ Ngọc Huyên, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Vũ Ngọc Huyên, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, tỉnh Quảng Ninh là địa phương có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp cũng như nhiều kinh nghiệm trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp OCOP mạnh mẽ và bài bản, tạo nhiều thương hiệu tốt. Hàng năm, Quảng Ninh đều dành 600-800 tỷ đồng chi ngân sách để đầu tư cho KHCN, từ đó trên địa bản tỉnh đã xuất hiện những mô hình sản xuất, quản lý mới, những trang trại canh tác hiện đại, những tổ HTX hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, những doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới, những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh và có hướng giá trị hàng hóa hướng đến xuất khẩu. Trong đó, có thể kể đến các đặc sản nổi bật như gà Tiên Yên, lợn Móng Cái, miến dong Bình Liêu…
Tiên Yên là một trong những địa phương có sự bứt phá lớn trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, qua đó khuyến khích được người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với KHCN. Hiện nay, gà Tiên Yên là một đặc sản đặc thù, chủ lực của tỉnh Quảng Ninh, với hơn 1,3 triệu con được địa phương chú trọng xây dựng nhiều giải pháp để mở rộng quy mô và nâng cao giá trị. Đặc biệt, hiện nay nhiều nông dân đang áp dụng mô hình nuôi gà Tiên Yên bằng thảo dược, chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đưa vào chương trình OCOP… Nhờ đó, Gà Tiên Yên thảo dược được nâng cao giá trị, người nuôi gà yên tâm đầu ra vì luôn có khách đặt hàng từ trước.
Thông qua buổi trao đổi ngày hôm nay, PGS.TS Vũ Ngọc Huyên mong rằng, trong thời gian tới Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh và huyện Tiên Yên thông qua dự án “Hoàn thiện và ứng dụng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm từ gà cho gà Tiên Yên” sẽ cùng thúc đẩy nghiên cứu chế biến, sản xuất sản phẩm gà Tiên Yên theo quy mô hàng hóa, tạo ra thương hiệu có uy tín để người tiêu dùng có thể biết đến.
Ông Vi Quốc Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên
Theo ông Vi Quốc Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên cho biết, “Từ năm 2015, huyện Tiên Yên triển khai tiếp đề án “2 con, 1 cây”, trong đó phát triển gà Tiên Yên là chủ đạo. Số lượng đàn gà Tiên Yên cũng vì thế mà tăng lên theo mỗi năm. Năm 2023, tổng đàn gà của huyện Tiên Yên là trên 1,2 triệu con ở 400 cơ sở và 7 HTX nuôi gà Tiên Yên với quy mô 500 con trở lên (chưa tính đàn gà trong dân với số lượng nhỏ hơn)”.
Gà Tiên Yên là nguồn thu nhập chính giúp người chăn nuôi, tạo sinh kế để thoát nghèo. Tuy nhiên, gà Tiên Yên hiện vẫn chưa được nhiều người biết đến. Hiện nay, huyện Tiên Yên đẩy mạnh triển khai nghiên cứu, tìm giải pháp giảm thời gian nuôi, giảm chi phí chăn nuôi sẽ giảm giá thành sản phẩm, công thức phối trộn thức ăn trên đàn gà nhằm tạo ra loại gà ít mỡ dưới da, đáp ứng theo phân khúc khách hàng. Ngoài ra, huyện còn triển khai nghiên cứu tăng sản lượng chăn nuôi, tăng sức đề kháng cho đàn gà để chăn nuôi an toàn và bền vững.
“Đặc biệt, để đa dạng sản phẩm, sự phối hợp giữa huyện Tiên Yên và Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng hình thức chế biến mới các sản phẩm gà ủ muối hoa tiêu, gà ủ thảo dược, gà ủ xì dầu xông khói… để nâng cao giá trị sản phẩm gà Tiên Yên, giúp cho gà Tiên Yên được vươn cao, vươn xa đến nhiều tỉnh, thành trong nước, tăng giá trị sản phẩm gà Tiên Yên, bù lại chi phí chăn nuôi do gà Tiên Yên có thời gian nuôi dài từ 6-8 tháng, sản phẩm gà Tiên Yên hiện vẫn quanh quẩn với thương hiệu địa phương”, ông Phương nhấn mạnh.
Nâng tầm giá trị Gà Tiên Yên bằng thảo dược
Thời gian qua, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng gà Tiên Yên cũng như làm mới sản phẩm OCOP nổi tiếng địa phương, huyện Tiên Yên đã xây dựng thương hiệu gà Tiên Yên thảo dược.
TS. Vũ Quỳnh Hương, chia sẻ những kết quả đạt được của dự án “Hoàn thiện và ứng dụng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm từ gà cho gà Tiên Yên”
Theo TS. Vũ Quỳnh Hương, chủ nhiệm dự án “Hoàn thiện và ứng dụng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm từ gà cho gà Tiên Yên” cho biết, gà Tiên Yên là sản phẩm OCOP huyện, có thương hiệu, logo, nhãn mác và được bảo hộ nhãn hiệu. Tổng đàn gà huyện có khoảng 850.000 con. Mỗi hộ nuôi từ 500-6.000 con, hiện nay gà Tiên Yên đã được quy hoạch phát triển. Tuy nhiên, các sản phẩm gà chế biến còn chưa đa dạng, chưa thương mại hoá tốt. Chưa có hệ thống thiết bị, nhà xưởng đạt tiêu chuẩn. Phương pháp chế biến, bảo quản chưa đáp ứng tiêu chuẩn. Chính vì vậy, mục tiêu của dự án là giúp các sản phẩm gà chế biến của Tiên Yên tăng giá trị cảm quan của sản phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng và đảm bảo vệ sinh ATTP.
Dự án đã hoàn thiện quy trình chế biến gà Tiên Yên quy mô thủ công, trong đó xác định được thời điểm giết mổ phù hợp đối với gà mái là 6 tháng và gà thiến là 7 tháng. Hoàn thiện 3 quy trình chế biến gà Tiên Yên (gà ủ muối hoa tiêu, gà ủ thảo dược, gà ủ xì dầu xông khói) quy mô thủ công. Xây dựng được 01 mô hình thiết bị chế biến thịt gà Tiên Yên quy mô thủ công. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 3 sản phẩm thịt gà Tiên Yên (gà ủ muối hoa tiêu, gà ủ thảo dược, gà ủ xì dầu xông khói) quy mô thủ công.
Hiện nay, sản phẩm gà Tiên Yên ủ muối hoa tiêu được người tiêu dùng đánh giá ngon, tuy nhiên tỷ lệ mỡ cao và giá thành còn cao. Vì vậy, trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục nghiên cứu gà Tiên Yên sử dụng thức ăn thảo dược để giảm mỡ, hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Chia nhỏ sản phẩm chế biến các sản phẩm khác từ gà, giúp đa dạng hoá sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. Tận dụng các phụ phẩm xương, nội tạng làm các sản phẩm khác (nước cốt gà…) và đặc biệt xây dựng kênh tiêu thụ theo địa chỉ đặt hàng.
Ông Lý Văn Diểng, Chủ tịch Hội nông dân huyện Tiên Yên
Phát biểu tại hội nghị, ông Lý Văn Diểng người đầu tiên công bố thành công công nghệ thụ tinh nhân tạo đàn gà Tiên Yên, Chủ tịch Hội nông dân huyện Tiên Yên cho biết, “Để nâng cao sức tiêu thụ đối với gà Tiên Yên giúp đa dạng sản phẩm, chúng tôi quyết định làm mới sản phẩm gà Tiên Yên bằng cách thay đổi phương pháp chăn nuôi, bổ sung thức ăn làm từ thảo dược để mang tới hương vị độc đáo, mới lạ của thịt gà Tiên Yên đến với người tiêu dùng”.
Việc nuôi thử nghiệm gà Tiên Yên thảo dược đã cho kết quả tốt, thịt gà thơm ngon và mang hương vị thảo dược. Từ đó, ông Diểng đã kết hợp với người dân trên địa bàn xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên xây dựng mô hình nuôi gà Tiên Yên thảo dược đầu tiên trên địa bàn huyện. Mô hình này hiện chỉ cung cấp gà theo đơn đặt hàng của khách.
Đại diện một cơ sở trong HTX chăn nuôi gà Tiên Yên cho biết, “Được sự quan tâm của ban lãnh đạo huyện Tiên Yên, sản phẩm gà Tiên Yên đã được đưa vào dự án chuỗi các sản phẩm của Tiên Yên. Với dự án KHCN chế biến đa dạng các sản phẩm từ gà Tiên Yên chúng tôi đã xác định thêm được đầu ra cho con gà, chất lượng ngày càng tăng lên, được chế biến sâu và đi vào nhiều thị trường khó tính. Dự án này khiến bà con chúng tôi rất phấn khởi, chúng tôi được tham gia thực hành sản xuất, kiểm nếm sản phẩm và càng tự tin đối với sản phẩm gà Tiên Yên chế biến sẽ ngày càng có giá trị hơn nữa”.
Gà Tiên Yên là 1 trong những sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Quảng Ninh, được dày công xây dựng thương hiệu có mã vạch và mã QR để truy xuất nguồn gốc. Gà Tiên Yên có giá từ 120.000 – 150.000 đồng/kg và thường “cháy hàng” nhất là vào các dịp lễ, Tết. Hiện, người nuôi gà Tiên Yên đã tìm thêm hướng đi với con gà thảo dược. Đây là xu hướng tiêu dùng mới khi khách hàng yêu thích những sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe, con gà Tiên Yên đặc sản lại có chất lượng đặc biệt nhờ ăn thảo dược thì lại càng tạo sức hút với khách hàng. Với sản phẩm mới là gà Tiên Yên thảo dược, giá bán gà sẽ tăng lên, giúp tăng thu nhập cho bà con nông dân./.
Sản phẩm gà Tiên Yên chế biến được giới thiệu tại hội nghị
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị
Thu Hằng
Huyện Tiên Yên đã tập trung xây dựng thương hiệu OCOP gà Tiên Yên. Cụ thể, Phòng NN&PTNT và lãnh đạo các xã đã hỗ trợ người dân làm thủ tục thương hiệu OCOP. Tổ chức hội thi “Vua gà Tiên Yên” nhằm quảng bá hình ảnh giống gà đặc sản bản địa đến với người tiêu dùng. Đến nay, đã có 01 HTX chăn nuôi gà Tiên Yên có sản phẩm OCOP được cấp 4 sao, 5 HTX có sản phẩm được cấp 3 sao. Huyện đang triển khai xây dựng chỉ dẫn địa lý gà Tiên Yên nhằm tăng cường quản lý và bảo vệ thương hiệu sản phẩm này.
- Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thu hút 2 dự án chăn nuôi trong nửa tháng đầu năm 2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
Tin mới nhất
T5,16/01/2025
- Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thu hút 2 dự án chăn nuôi trong nửa tháng đầu năm 2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất