Với số lượng trang trại tăng tới 23%, năm 2016, sản lượng lợn hơi của Việt Nam đã lên tới khoảng 6 triệu tấn, ngốn khoảng 21 triệu tấn TĂCN. Việc gia tăng đàn lợn quá nóng được xem là nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn thê thảm thời gian qua. Cùng với việc kìm hãm quy mô đàn, Cục Chăn nuôi cho rằng đã đến lúc.
Không tăng thêm lợn nái Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, năm 2016, với trên 4,3 triệu lợn nái, đàn lợn thịt có mặt thường xuyên cả nước ước lên tới trên 31 triệu con, cho ra sản lượng trên dưới 6 triệu tấn. Con số này lớn hơn khá nhiều so với những gì mà ngành thống kê công bố.
Năm 2016, số lượng trang trại lợn lớn và vừa đã tăng tới 23%
Ngoài thịt lợn, chăn nuôi gia cầm đóng góp thêm khoảng 1 triệu tấn thịt gà, cùng khoảng 300 nghìn tấn thịt vịt, chưa kể thịt gia súc lớn như trâu bò. Theo đánh giá của các chuyên gia, đặc thù chủ yếu tiêu thụ thịt lợn tươi, với mức bình quân tiêu thụ thịt của người dân Việt Nam hiện vào khoảng 37-38kg/người/năm, cả nước hiện chỉ ăn hết cỡ hơn 3 triệu tấn thịt lợn/năm. Trong bối cảnh XK thịt lợn còn chưa đáng kể, có thể nói thị trường thịt lợn trong nước đã cơ bản hết dư địa. Theo tính toán, lượng thịt lợn bị ứ lại trong năm 2016 do quy mô SX tăng quá nhanh ước vào khoảng 1 triệu tấn, khiến giá thịt lợn rớt thảm hại về cuối năm. Hiện tại, mặc dù giá thịt lợn đang tăng trở lại. Tuy nhiên về lâu dài, việc quy mô đàn lợn tăng chóng mặt thời gian qua đang tạo ra những hệ lụy mà chính người chăn nuôi phải chịu trận. Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi tính toán: Với đàn nái hiện nay xoay quanh khoảng 4 triệu con, nếu tính bình quân năng suất sinh sản lợn nái cả nước khoảng 17 lợn con/nái/năm, mỗi năm chúng ta đã SX được khoảng 75 triệu lợn con. Thời gian tới, nếu năng suất nái tiếp tục được nâng lên, với kịch bản tiến tới bình quân 22 lợn con/nái/năm thì tới đây, chúng ta sẽ có 88 triệu lợn con/năm. Nếu tính bình quân lợn thịt xuất chuồng khoảng 90kg/con, sản lượng thịt lợn tới đây sẽ vào khoảng 7 triệu tấn/năm – một con số khổng lồ. Vì vậy thời gian tới, một trong những chiến lược đầu tiên của chăn nuôi lợn là kiên quyết không tăng thêm đàn lợn nái, mà chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng đàn nái. Ông Vân đánh giá thêm: Trong 5 nhóm vấn đề lớn của chăn nuôi lợn gồm giống, KH-CN, sản xuất, quy hoạch và thị trường thì 3 nhóm vấn đề đầu hiện nay đã cơ bản tốt, tuy nhiên, vấn đề thị trường đầu ra và đặc biệt là quy hoạch chăn nuôi lợn hiện nay đang vô cùng nhức nhối. Việc mở ra các trang trại chăn nuôi đang không kiểm soát được. Theo tổng hợp của Cục Chăn nuôi, ước tính tới cuối 2016, chưa kể các trang trại nhỏ, chỉ riêng số lượng các trang trại lớn và vừa đã lên tới con số 26 nghìn, tăng tới 23% so với năm 2015. Đáng nói là cả 3 vùng chăn nuôi lợn trọng điểm là ĐBSH, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ đều phát triển nóng đàn lợn.
Cục Chăn nuôi khuyến cáo không tăng thêm số lượng lợn nái
Mặc dù quy hoạch chăn nuôi lợn đã có từ năm 2008, tuy nhiên đến nay, không tỉnh nào thực hiện quy hoạch này và hầu hết là phá vỡ quy hoạch. Trong khi đó, các địa phương cũng không thể kìm được tốc độ tăng trang trại tới chóng mặt, bởi dân hễ có tiền, thích nuôi là mở ra nuôi được ngay. “Nếu mở cửa được thị trường XK thịt lợn, để nâng sản lượng thịt lợn của cả nước lên 10 triệu tấn/năm là không khó, tuy nhiên trong bối cảnh chưa mở được thị trường XK thì đây đang là vấn đề lớn cần phải có giải pháp can thiệp để kìm hãm tốc độ tăng đàn, nhất là công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch của các địa phương”, ông Vân đề nghị. Tại buổi làm việc với Cục Chăn nuôi về một số công tác trọng tâm trong năm 2017, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn đánh giá: Mặc dù định hướng quy hoạch của ngành chăn nuôi nói là đưa lợn lên miền núi nuôi, nhưng thực tế thì đại đa số trang trại lợn vẫn chúm chụm ở ĐBSH, Đông Nam Bộ, nơi những vùng dân cư đông đúc do tiện lợi về điều kiện quản lí. Việc phát triển nóng đàn lợn trong năm 2016 một phần là hậu quả lâu dài của việc phá vỡ quy hoạch chăn nuôi. Hãm đà SX thức ăn chăn nuôi Với quy mô tổng đàn lợn “béo phì” lên nhanh chóng, Việt Nam cũng đang trở thành một cường quốc SX và tiêu thụ TĂCN. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi tới năm 2016, tổng lượng TĂCN của nước ta đã lên tới con số 21 triệu tấn, đứng đầu Đông Nam Á, thứ 6 ở châu Á và là một trong số 12 quốc gia có sản lượng TĂCN cao nhất thế giới. Trong khi đó, việc mở rộng công suất và đầu tư mới các nhà máy TĂCN vẫn chưa dừng lại. Theo tiết lộ, một tập đoàn trong ngành công nghiệp “thò tay” sang lĩnh vực TĂCN và đang quyết tâm xây mới bằng được hai nhà máy TĂCN, mỗi nhà máy có công suất tới 300 nghìn tấn/năm. Ngoài ra, một vài nhà máy khác cũng đang nhăm nhe tăng công suất mặc cho nhiều khuyến cáo của Cục Chăn nuôi về tình trạng quá tải sản lượng TĂCN.
Cùng với đàn lợn tăng chóng mặt, số lượng nhà máy TĂCN cũng mọc như nấm
Theo dự báo, khi các nhà máy mới và các nhà máy tăng công suất đi vào hoạt động, nhiều khả năng công suất sản xuất TĂCN cả nước sẽ tăng thêm khoảng 1 triệu tấn trong năm 2017. Điều đáng nói là trong khi các nhà máy vẫn mọc lên như nấm thì giá TĂCN vẫn không ngừng tăng. Trong khi đó, chưa có một đánh giá chính xác cũng như công bố của các nhà máy nào về giá thành sản xuất TĂCN hiện nay. Ông Hoàng Thanh Vân cho biết, Cục Chăn nuôi đã nhiều lần kiến nghị Bộ Tài chính (Cục Quản lí giá) có chương trình giám sát về giá TĂCN để minh bạch lãi suất, tuy nhiên đến nay vấn đề này vẫn đang bỏ ngỏ. Cùng với việc kìm hãm quy mô đàn, Cục Chăn nuôi cho rằng đã đến lúc ngừng việc mở rộng các nhà máy TĂCN mới cũng như “hãm phanh” việc gia tăng công suất, tránh tình trạng “thả gà ra đuổi” trong kiểm soát chất lượng TĂCN cũng như cạnh tranh thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, cái khó trong vấn đề này đang nằm ở chỗ, quyền cấp phép xây dựng các nhà máy hiện nay thuộc về các địa phương.
Lê Bền
(Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam)
Làm việc với Cục Chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu Cục Chăn nuôi thời gian tới phải sớm rà soát, đánh giá chi tiết về tình hình sản xuất TĂCN nước ta, có con số chính xác về số lượng nhà máy, sản lượng, có nghiên cứu đánh giá kỹ những tác động, hệ lụy của việc phát triển nóng và phình to quá mức cả về đàn nái và sản lượng TĂCN tới SX. Bởi với thực trạng tăng trưởng nóng như thời gian qua, dù có thể thời điểm này, thời điểm khác chăn nuôi lợn có lãi, nhưng về dài hạn thì lãi không thể bù đắp được lỗ. Việc phát triển quá nóng đàn lợn về dài hạn sẽ ảnh hưởng trước hết tới nông hộ chăn nuôi, lực lượng dễ tổn thương và đang chiếm gần 50% tổng đàn lợn cả nước.
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất