Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư là dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất trên lĩnh nông nghiệp được triển khai tại Hà Tĩnh từ trước đến nay. Tuy nhiên, trái với những kỳ vọng ban đầu, sau gần ba năm đi vào hoạt động hiệu quả kinh tế đem lại thấp, gây nhiều hồ nghi và dư luận không tốt tại địa phương.
Khu chăn nuôi có 55 chuồng trại, công suất nuôi nhốt 33.000 con/lứa. Nhưng hiện tại số bò được chăn nuôi tại dự án chưa đến 500 con.
Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà được tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1300/QĐ-UBND, ngày 15/4/2015 (có bổ sung, điều chỉnh tại QĐ số 99/QĐ-UBND ngày 12/01/2016) với tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng, được triển khai trên diện tích 2.163,5 ha ở hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Sau khi đi vào hoạt động, với quy mô 254.200 con bò/năm, dự án sẽ góp phần phát triển chăn nuôi bò giống, bò thịt theo quy trình công nghệ cao, với sản phẩm bò thịt chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã điều chỉnh toàn bộ diện tích quy hoạch phát triển cao su, hoa màu, rừng sản xuất trên địa bàn 2 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên sang quy hoạch phát triển chăn nuôi, trồng cỏ.
Theo đó, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh và Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đã thống nhất và thỏa thuận phương án bồi thường, hỗ trợ tài sản trên diện tích đất do Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh quản lý tại 2 huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh với hơn 1.848 ha (Kỳ Anh 705,08 ha, Cẩm Xuyên 1.143,6 ha) nằm trong quy hoạch chăn nuôi bò theo Quyết định số 1300/QĐ-UBND với số tiền 98 tỷ đồng.
Ngoài ra, hàng trăm ha diện tích đất rừng sản xuất, đất trồng hoa màu, trồng lúa của người dân các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) và Kỳ Tây, Kỳ Hợp (Kỳ Anh) cũng được thu hồi để triển khai dự án này.
Trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư đã nhiều lần đề nghị tỉnh Hà Tĩnh thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB phục vụ dự án như: rút ngắn thời gian công khai, phê duyệt và thanh toán tiền bồi thường, gia hạn thời gian nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, không thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng…
Đáp ứng những đề nghị của nhà đầu tư, cùng với việc thành lập các tổ công tác liên ngành để đôn đốc các địa phương phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan gia hạn việc thực hiện các thủ tục của dự án theo quy định.
Trong một thời gian ngắn, tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao hơn 819 ha cho nhà đầu tư triển khai dự án. Nhờ nhận được nhiều sự quan tâm nên thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng, triển khai dự án được thực hiện rất nhanh chóng.
Chưa đầy hai năm sau khi được cấp phép đầu tư, Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà đã xây dựng được 65 chuồng trại, 2 khu nhà điều hành, hệ thống 19 kho chứa và các công trình phụ trợ khác, đồng thời tiến hành trồng cỏ trên diện tích gần 678 ha.
Hàng trăm ha đất sản xuất được cấp cho “đại dự án” chăn nuôi Bình Hà đang bị bỏ hoang, không thấy bóng dáng một loại cây cỏ dùng làm thức ăn cho bò.
Theo tìm hiểu của PV, ngoài sự nỗ lực của chủ đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp tỉnh Hà Tĩnh còn phải kể đến “Bà đỡ” về vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển (BIDV).
Theo cam kết giữa các bên, ngoài hợp đồng tín dụng cho vay trung dài hạn hơn 2.000 tỷ đồng, BIDV sẽ tiếp tục làm đầu mối đầu tư vốn lưu động cho dự án với tổng số tiền trên 1.000 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư tín dụng lớn nhất mà chi nhánh này thực hiện từ trước tới nay.
Mặc dù nhận được nhiều ưu ái, song số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh cho thấy, sau gần 03 năm triển khai thực hiện, dự án chỉ mới đạt quy mô bình quân gần 15.000 con/năm, bằng 6% so quy mô đã được chấp thuận chủ trương đầu tư (từ tháng 6/2017 đến nay, Công ty không nhập thêm bò). Công ty đã xuất bán gần 43.000 con bò nuôi sau khi đã vỗ béo từ 3 đến 4 tháng.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tổng đàn bò nhập về, thả nuôi các đợt cứ giảm dần và đến thời điểm hiện tại, số bò được chăn nuôi tại dự án chưa đến 500 con./.
Trần Phong
Nguồn: Báo Công Luận
- công ty Bình Hà li>
- chăn nuôi bò li>
- chăn nuôi bò thịt li>
- dự án nuôi bò li>
- bò thịt li> ul>
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất