Bệnh Lumpy hay còn gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm trên gia súc do virus gây ra được cho là lây từ bò nhập khẩu từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Theo đó đã có ít nhất 23 con gia súc trên tổng cộng 549 con tại trang trại đang được nuôi tại đảo Kinmen đã bị tiêu hủy vào hôm 8/7 vì căn bệnh viêm da nổi cục Lumpy (LSD).
Ngành thú y địa phương cho biết, sẽ theo dõi chặt số bò còn lại và sẽ mạnh tay loại bỏ sớm con nào nghi mắc bệnh Lumpy để khoanh vùng dập dịch hiệu quả.
Kết quả giải trình tự gen bò bệnh cho thấy, chủng virus gây bệnh LSD đợt này có tỷ lệ giống đến 99% với loại virus gây ra đợt bùng phát dịch bệnh trên gia súc lớn ở Trung Quốc hồi năm ngoái.
Thứ trưởng Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan Huang Chin-cheng cho biết, có nhiều lý do để tin rằng virus có thể đã được lây truyền qua muỗi hoặc ruồi từ Phúc Kiến, một tỉnh duyên hải phía đông nam Trung Quốc, nơi chủng virus này xuất hiện vào tháng 6.
Triệu chứng bệnh Lumpy trên bò ở đảo Kinmen. Ảnh: TWN.
Hiện chưa tìm thấy sự có mặt của virus này tại 47 trang trại gia súc trong phạm vi 3 km xung quanh trang trại có dịch. Tuy nhiên các chủ vật nuôi cũng đang tích cực kiểm soát ruồi muỗi ở các khu vực chuồng trại chăn nuôi và tiến hành khử trùng triệt để, đồng thời địa phương cũng ban hành lệnh cấm nhập khẩu và vận chuyển tạm thời thịt bò và thịt lợn tươi sống từ đi và đến đảo Kinmen.
Theo các nhà khoa học, bệnh LSD gây bệnh cho trâu và bò, có thời gian ủ bệnh là 28 ngày và tỷ lệ tử vong từ 1 đến 5%. Các triệu chứng bệnh Lumpy bao gồm sốt, nổi hạch bạch huyết và nhiều nốt sần trên da có đường kính 0,5 đến 5 cm.
Kim Long (theo TWN, CNA)
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- dịch Lumpy li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất