Dân bán bò sữa hàng loạt vì giá sữa rẻ hơn nước lọc
Thời gian gần đây, giá sữa bò của nông dân ở H.Ba Vì (TP.Hà Nội) đã giảm đến mức kỷ lục, thậm chí rẻ hơn giá nước lọc, khiến người nuôi phải bán bò hàng loạt.
Theo phản ánh của người dân, trong khi một chai nước tinh khiết đang được bán với giá 8.000 đồng, thì giá sữa của người nông dân Ba Vì chỉ bán được với giá 5.000 – 6.000 đồng/lít. Thậm chí, có gia đình chỉ bán được giá 4.000 đồng/lít.
Dân bị ép giá?
Người chăn nuôi bò sữa H.Ba Vì (TP.Hà Nội) chủ yếu bán sữa cho 2 đơn vị là Công ty cổ phần sữa Quốc Tế và Công ty cổ phần sữa Ba Vì. Theo giá thu mua được Công ty cổ phần sữa Quốc Tế và Công ty cổ phần sữa Ba Vì thông báo, mỗi lít sữa sẽ được mua với giá 10.200 đồng/ lít. Nhưng thực tế chỉ có rất ít gia đình bán được sữa với giá này.
Anh Đinh Văn Việt, một nông dân nuôi bò sữa H.Ba Vì cho hay: “Trước khi Công ty cổ phần sữa Quốc Tế “nhảy” vào thu mua sữa, người chăn nuôi tại Ba Vì vẫn “sống khỏe” vì bán được sữa với giá cao. Thời điểm cách đây 3 năm, giá sữa nằm ở mức trên 13.000 đồng/lít và phần lớn nông dân đều bán được sữa với giá này. Nhưng từ khi công ty này mua, sữa được định giá lại và nông dân ngày càng bị “bóp nghẹt”. Nông dân bán sữa phải trải qua rất nhiều hàng rào kỹ thuật về chất lượng. Nếu vướng vào tiêu chí nào đó không đạt thì giá sữa sẽ bị đánh tụt xuống”.
Bà Phương Thảo, một người nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa (H.Ba Vì) cho biết gia đình bà nuôi gần chục con bò sữa. Mỗi ngày thu được khoảng 60 kg sữa tươi (khoảng hơn 60 lít). Sữa chỉ được mua với giá 5.000 – 6.000 đồng/lít. Thậm chí có lúc, công ty sữa còn mua giá 4.000 đồng/ lít với lý do trong sữa có chất kháng sinh và muôn vàn các chỉ tiêu chất lượng khác… Nếu trừ chi phí đầu tư, gia đình bà không có lãi.
Điều đáng nói là việc đánh giá chất lượng sữa chỉ do một mình Công ty cổ phần sữa Quốc tế tiến hành mà không có bất kỳ sự giám sát nào của cơ quan chức năng. Cụ thể, các hộ gia đình đem sữa đến những đại lý thu mua của Công ty cổ phần sữa Quốc tế, các đại lý này lấy mẫu đưa về nhà máy kiểm nghiệm, trong 1 – 2 ngày, sẽ thông báo và trả tiền cho dân theo chất lượng sữa. Như vậy, nhà máy vừa thu mua vừa đánh giá chất lượng sữa nên kết quả thế nào người dân phải chấp nhận thế đó. Thậm chí, ngay cả khi người dân được tham gia giám sát quy trình kiểm tra chất lượng thì họ cũng không đủ trình độ để nhận biết sữa có đảm bảo chất lượng hay không.
Những con bò sữa có nguy cơ bị bán hàng loạt
Đại lý thao túng
Vì quá bức xúc với thực trạng thu mua sữa bò như hiện nay, nhiều hộ dân nơi đây đã phản ánh các đại lý thu mua sữa ép nông dân quá mức. Theo đó, muốn bán được sữa với giá tốt thì dân phải mua thức ăn chăn nuôi của đại lý. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi (cùng hãng và trọng lượng) ở đại lý đắt hơn ở ngoài từ 25.000 – 30.000 đồng/bao.
Anh Bùi Văn Việt, một người dân nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa cho biết để sản xuất ra được 1 tấn sữa tươi thì dân phải mua 4 tạ thức ăn chăn nuôi. Nếu người dân chỉ mua của đại lý có 2 tạ thức ăn mà vẫn bán cho họ số lượng 1 tấn sữa tươi thì họ tính ra là mình mua ở ngoài 2 tạ nữa. Nhiều đại lý nếu biết dân mua thức ăn ngoài họ sẽ hỏi “đểu”, chẳng hạn như: “Dạo này mua cám ở đâu mà cho ra nhiều sữa thế?”, rồi “cám của đại lý bò ăn không ngon à?”… và sau đó là giá sữa bị đánh tụt. Nếu mua cám trở lại thì giá lại tăng lên.
Cực chẳng đã, hàng loạt nông dân ở Ba Vì bỏ bò sữa chuyển sang chăn nuôi các loại gia súc khác như lợn, gà… Chị Đinh Thị Thương, một người chăn nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa kể lại, gia đình chị nuôi 4 con bò sữa, nhưng từ cuối năm ngoái, giá sữa xuống thấp, chăn nuôi thua lỗ nên chị đã bán bò sữa để nuôi bò vàng thương phẩm. Nếu tiếp tục chăn nuôi bò sữa thì sẽ tiếp tục lỗ đậm, trong khi gia đình chị không đủ tiềm lực để duy trì đàn bò.
Chính quyền chưa biết?
Trả lời về thực trạng trên bà Nguyễn Thị Mai, Trưởng phòng nông vụ của Công ty cổ phần sữa Quốc Tế khẳng định hiện công ty đang thu mua sữa của nông dân với giá cao nhất là 10.200 đồng/lít sữa tươi. Tuy nhiên, bà Mai lại không tiết lộ giá mua thấp nhất mà phía công ty này đang áp dụng. Bà Mai cho rằng giá mua thấp hay cao phụ thuộc vào chất lượng sữa. Bên cạnh đó bà Mai cũng phủ nhận vai trò của công ty liên quan đến việc ép người nông dân mua thức ăn chăn nuôi.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND xã Vân Hòa cho hay có giai đoạn việc chăn nuôi bò sữa trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của H.Ba Vì. Vào thời điểm năm 2013 – 2014, số lượng đàn bò sữa tại xã Vân Hòa là 1.800 con. Lúc này sữa bán được giá trên 13 ngàn đồng/lít. Thấy chăn nuôi có lãi, xã kêu gọi người dân phát triển đàn bò sữa. Kết quả là đến cuối năm 2013, số lượng đàn bò sữa đã tăng đến trên 4.000 con. Nhưng từ đầu năm 2016 đến nay đàn bò sữa đã giảm khoảng 1.000 con. Nguyên nhân là do chi phí chăn nuôi bò sữa cao, trong khi giá thành sữa xuống thấp kỷ lục, bắt buộc người dân phải giảm đàn hoặc bỏ hẳn nghề chăn nuôi.
Lý giải về việc Công ty cổ phần sữa Quốc Tế thu mua giá sữa trong dân rẻ hơn nhiều lần so với giá sữa thông báo, ông Long cho biết đó là thỏa thuận giữa hai phía, chính quyền xã không có quyền hạn can thiệp.
Về việc người dân phản ảnh, muốn bán được sữa với giá tốt thì dân phải mua thức ăn chăn nuôi của đại lý, ông Long cho hay ông và chính quyền xã chưa nắm được thông tin trên. Tuy nhiên sau buổi làm việc với PV, ông Long sẽ cho người đi tìm hiểu. Trường hợp có tình trạng trên, lãnh đạo UBND xã Văn Hòa sẽ báo cáo cấp trên để có hướng xử lý, nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân nuôi bò sữa.
Nam Anh – Hà An
Từ khóa
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li> ul>
Tin liên quan
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất