Đánh giá các chế phẩm bổ sung không kháng sinh trên vật nuôi: Những hạn chế và triển vọng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Đánh giá các chế phẩm bổ sung không kháng sinh trên vật nuôi: Những hạn chế và triển vọng

    Tác dụng của các chế phẩm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

     

    Số lượng và lượng các chế phẩm thay thế kháng sinh ngày càng tăng cùng với nhu cầu sử dụng khi các chính phủ kiểm soát kháng sinh chặt chẽ hơn (Thacker, 2013; Rahman và cs., 2022). Tác dụng của mỗi loại chế phẩm được tóm tắt như sau (bảng 1).

     

    Bảng 1. Một số loại chế phẩm thay thế kháng sinh tromg chăn nuôi

    Chế phẩm

    Thành phần

    Tác dụng chính

    Tham khảo (chính)

    Probiotic

    Các loài thuộc chi Lactobacillus, Lactococcus, Bacillus ở dạng bào tử chịu nhiệt; Enterococcus faecalis, các loài Bifidobacterium

    (1) Kìm hãm vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột

    (2) Cải thiện miễn dịch

    (3) Tăng tính toàn vẹn của biểu mô ruột

    (4) Giảm thải khí CH4 (trên động vật nhai lại)

    Nguyễn Đình Trình & cs., 2017

    Phạm Vũ Lực & cs., 2019

    Callaway & cs., 2021

    Prebiotic

    Các carbohydrate không tiêu hóa được: oligosaccharide, fructan…

    (1) Hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột và trong dạ cỏ.

    (2) Ức chế E. coli, Salmonella

    (3) Cải thiện chức năng hệ miễn dịch

    Faniyi & cs., 2020

    Tutida & cs., 2021

    Shehata & cs., 2022

    Axit hữu cơ (organic acids)

    Các axit carboxylic (R-COOH), axit citric, kết hợp caproic, caprylic, fumaric, citric và malic acid…

    (1) Xâm nhập qua màng vi khuẩn dẫn đến giảm pH của môi trường kiềm bên trong vi khuẩn

    (2) Cải thiện dinh dưỡng

    Lavrinenko & cs., 2021

    Dai & cs., 2021

     

    Các sản phẩm chiết xuất từ thực vật; tinh dầu, thảo dược

    Các hợp chất thứ cấp từ thực vật như tannin, saponin, các flavonoid, curcumin, tinh dầu…

    (1) Ức chế một số loại vi khuẩn đường ruột, phá hủy vách tế bào vi khuẩn

    (2) Giảm nội ký sinh trùng

    (3) Tác động đến quá trình lên men vi sinh vật đường ruột

    (4) Cải thiện miễn dịch

    (5) Bảo vệ niêm mạc ruột

    (6) Giảm khí thải từ vật nuôi (NH3, CH4, H2S…)

    Nguyễn Tấn Đạt & Nguyễn Bá Tiếp, 2016

    Granstad & cs., 2020

    Nawab & cs., 2020

    Orlandi & cs., 2020

    Faniyi & cs., 2021

    Nguyễn Bá Tiếp & cs., 2023

    Các peptide kháng khuẩn

    Các peptide từ thú, chim, lưỡng cư, côn trùng: β-defensin và θ-defensin;

    các cathelicidin từ động vật có vú; nisin, gramicidin từ vi khuẩn…

     

    (1) Tác dụng lên màng tế bào vi khuẩn

    (2) Kháng khuẩn (gồm cả vi khuẩn kháng thuốc), nấm, virus

    (3) Đa số cơ chế tác dụng vẫn chưa được làm rõ

     

    Huan & cs., 2020

    Zhang & cs., 2012

    Parachin & cs., 2012

     

    Enzyme

    Các enzyme: xylanase và β-glucanase, phytase…

    (1) Tăng cường sức khỏe ruột

    (2) Cải thiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn, giảm FCR

    (3) Enzyme phytate tăng khả năng sử dụng photpho ở gia cầm

    (4) Giảm độ ẩm của phân

    Abd El-Hack & cs., 2022

    Cowieson & cs., 2010

    Phage

    Các virus nhiễm trên vi khuẩn có tính đặc hiệu (bacteriophage)

    (1) Có khả năng nhân lên trong các trường hợp nhiễm trùng

    (2) Kích thích sinh trường

    (3) Ngừa bệnh cầu trùng

    Low & cs., 2022

    Bột hóa thạch (Fossil Shell Flour)

    Bột từ hóa thạch tảo cát (tảo silic) trong thế (địa chất) Miocen; chứa Ca, P, K, Mg, Cu, Zn, Ca, P, K, Mg, Cu, Zn, FeSi

    (1) Tác dụng chống đông vón làm tăng diện tích tiếp xúc của các thành phần trong thức ăn với enzyme và vi khuẩn

    (2) Phá màng vi khuẩn và tạo tác động cơ học bất lợi đến nội ký sinh trùng

    Ikusika & cs., 2019

    Isabirye & cs., 2021

     

    Xu & cs. (2021) đã sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp từ 16 309 nghiên cứu về 11 loại chế phẩm thay thế kháng sinh trên lợn với 11 chỉ tiêu đầu ra. Nếu so sánh tác động kìm khuẩn, thứ tự tác dụng giảm dần: Peptide kháng khuẩn tương đường kháng sinh (tương đương nhau) > axit hữu cơ > chiết xuất từ thực vật. Tác dụng đến tăng trọng giảm dần theo thứ tự: Chiêt xuất từ thực vật > peptide kháng khuẩn > probiotic > vi lượng > axit hữu cơ > bacteriophage > lysozyme > zymin > oligosaccharide. Các axit hữu cơ, probiotic, vi lượng, lysozyme, và peptide tác dụng rõ hơn đến kích thước lông nhung biểu mô. Các chế phẩm chiết xuất từ thực vật, zymin, vi lượng, probiotic và axit hữu cơ cải thiện tốt hơn các chỉ số miễn dịch. Liều lượng bổ sung tối ưu của các chế phẩm peptide, bacteriophage, lysozyme, vi lượng, oligosaccharide, axit hữu cơ, thực vật, chế phẩm thực vật, probiotic và zymin lần lượt là 0,1%, 0,15%, 0,012%, 0,01%, 0,05%, 0,75%, 0,2%, 0,04%, 0,18%, và 0,1%.

     

    Hạn chế và triển vọng của các phương pháp đánh giá chế phẩm thay thế kháng sinh trên vật nuôi

     

    Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tác dụng của một số chế phẩm thay thế kháng sinh trên lợn, trên gà khỏe thông qua đánh giá các chỉ số sản xuất (tăng trọng, thức ăn thu nhận, FCR); đánh giá cấu trúc niêm mạc ruột (tính toàn vẹn của niêm mạc, kích thước lông nhung và tuyến ruột); số lượng một số vi khuẩn đường ruột (Phạm Kim Đăng & cs., 2016; Nguyễn Đình Trình & cs., 2017; Nguyễn Thị Thơm & cs., 2017; Nguyễn Đình Trình & cs., 2018; Nguyễn Bá Tiếp & cs., 2023). Một số thí nghiệm được thực hiện trên gà mắc bệnh cầu trùng (Phạm Vũ Lực & cs., 2019) hoặc trên động vật thí nghiệm (Hoàng Trung Hưng và cs., 2023). Ảnh hưởng của probiotic đến một số chỉ số tiêu chảy trên lợn con cũng được đánh giá (Nguyễn Đình Trình & cs., 2018). Ngoài ra, tác dụng của chế phẩm chiết toàn phần từ Tô mộc trên gà mắc bệnh thực nghiệm do E. coli cũng được đánh giá (Nguyễn Tấn Đạt và Nguyễn Bá Tiếp, 2016). Từ những nghiên cứu thực nghiệm trên kết hợp với tham khảo nhiều công bố khác trên thế giới, những hạn chế về phương pháp đánh giá tác dụng của những sản phẩm thay thế kháng sinh cũng như triển vọng phát triển phương pháp hỗ trợ hoặc thay thế được tổng hợp và tóm tắt trong bảng 2.

     

    Bảng 2. Hạn chế và triển vọng của các phương pháp đánh giá chế phẩm thay thế kháng sinh trên vật nuôi

    Chỉ số

    Phương pháp

    Hạn chế (chính)

    Triển vọng

    Sinh trưởng, thu nhận thức ăn, FCR

     

    Bố trí thí nghiệm: gồm nhóm đối chứng, các nhóm bổ sung chế phẩm (các liều lượng khác nhau)

    Nhóm đối chứng dương (nếu có)  được bổ sung kháng sinh/chế phẩm đã được làm rõ tác dụng

    Các phương pháp định lượng

    (1) Ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết, khí hậu (với chuồng hở), đặc biệt đối với các trang trại chăn nuôi sinh thái (không nuôi nhốt)

    (2) Khó khăn trong đánh giá định kỳ trên lợn trong các trang trại thực hiện nghiêm ngặt an ninh sinh học từ khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi

    Ứng dụng công nghệ giao tiếp thông tin (ICT)  theo dõi cá thể vật nuôi

     

    Các chỉ số sức khỏe: tỷ lệ tiêu chảy, số ngày tiêu chảy, bệnh tích gan chân (trên gà)…

    Các phương pháp định lượng

    Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng

    Nhiều tình trạng bệnh liên quan đến dinh dưỡng và stress chưa được đề cập đến

    Sử dụng các thiết bị theo dõi chỉ số sức khỏe và stress tích hợp trong ICT

    Tác động đến vi sinh vật đường ruột

    Các phương pháp phân lập, định danh, đếm số lượng vi khuẩn… trong mẫu chất chứa từ ruột hoặc trong phân

    Chỉ xác định một số ít chỉ tiêu về vi khuẩn đường ruột như vi khuẩn E. coli, Salmonella, Cl. perfringens, một số Lactobacillus trong khi hệ vi khuẩn đường ruột gồm nhiều ngành với hàng trăm chi khác nhau

    Áp dụng nhiều hơn phương pháp sử dụng 16S rRNA; Fluorescence In Situ Hybridization (FISH); Microarray; các phương pháp tin sinh học

    (1) Tính toàn vẹn của thành ruột

    (2) Số lượng tế bào goblet, paneth, tế bào viêm, các nang lympho ruột

    (3) Kích thước niêm mạc ruột

    (1) Quan sát tiêu bản nhuộm H&E và các phương pháp nhuộm khác;

    (2) Xác định và/đếm số lượng tế bào goblet, paneth, tế bào viêm, các nang lympho ruột

    (3) Đo các kích thước bằng các phần mềm

    (1) Cần kiến thức sâu và kỹ năng tốt về mô học và bệnh lý học

    (2) Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan (lựa chọn lông nhung để đo kích thước, lựa chọn các vi trường để mô tả so sánh)

     

    (1) Phát triển các phần mềm xác định tế bào dựa trên phân tích hình ảnh

    (2) Sử dụng phần mềm xác định kích thước qua phân tích màu sắc hình ảnh…

    Các chỉ số sinh hóa máu, dịch cơ thể

    Chỉ một số ít nghiên cứu thực hiện và cần được kết hợp trong đánh giá sức khỏe

    Đánh giá ảnh hưởng đến phúc lợi động vật

    Gần như chưa có và cần được thực hiện

    Các chỉ số môi trường chuồng nuôi

    Chỉ một số ít nghiên cứu thực hiện

    Phải được đánh giá nhiều hơn trong tương lai.

     

    Hầu hết các nghiên được thực hiện trên vật nuôi khỏe mạnh, rất ít nghiên cứu trên các đối tượng đang đang mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh (Phạm Vũ Lực & cs., 2019). Trong khi đó, kháng sinh có thể được dùng trong những trường hợp nguy cơ mắc bệnh cao. Hơn nữa, cùng một sản phẩm, tác dụng khác nhau theo lứa tuổi vật nuôi (Nguyễn Đình Trình & cs., 2017). Chính vì vậy, kiểm soát các yếu tố phi thí nghiệm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Về liều lượng thử nghiệm, một số nhà phát triển sản phẩm lựa chọn liều tương đương liều khuyến cáo/liều hướng dẫn sử dụng nhưng quy mô của thí nghiệm có thể không làm rõ được lợi ích của chế phẩm (Nguyễn Bá Tiếp & cs., 2023).

     

    Từ khi lợn châu Phi bùng phát, việc đánh giá tăng trọng theo tuần, theo từng cá thể rất khó thực hiện. Trọng lượng vật nuôi thí nghiệm thường chỉ được kiểm tra tại thời điểm bắt đầu và chung cho từng ô chuồng. Quá trình theo dõi chủ yếu phụ thuộc vào người chăm sóc của trang trại.

     

    Đánh giá tác động đến hệ vi sinh vật đường ruột còn rất hạn chế. Chỉ vài loài vi khuẩn được xem là “có lợi” hoặc “có hại” được xác định trong khi số loài vi khuẩn trong đường ruột vô cùng phong phú với hàng trăm chi (Wei & cs., 2013). Chính vì vậy, mối tương tác giữa các vi khuẩn có thể coi như điều “bí ẩn”. Do đó, tăng hay giảm số lượng một loài vi khuẩn tại một thời điểm nào đó chưa chắc đã có ý nghĩa.

     

    Đánh giá tính toàn vẹn của ruột và kích thước biểu mô ruột

     

    Tính toàn vẹn của ruột và kích thước biểu mô ruột là chỉ tiêu được đánh giá trong rất nhiều nghiên cứu. Những khó khăn thường gặp trong quá trình thực hiện bao gồm: thời gian thực hiện, yêu cầu sự chắc chắn về kiến thức mô học và bệnh lý vi thể. Nói cách khác, các kết quả đánh giá chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan. Trong tương lai, các ứng dụng phân tích hình ảnh hứa hẹn sẽ hạn chế được những điểm bất lợi này.

     

    Kết luận

     

    Mỗi phương pháp đánh giá chế phẩm bổ sung không kháng sinh đều có những hạn chế. Đặc biệt, đánh giá trạng thái niêm mạc và kích thước biểu mô ruột chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Đa số thử nghiệm được thực hiện trên vật nuôi khỏe mạnh, rất ít số liệu về tác dụng trong trạng thái nhiễm mầm bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Do vậy, kết luận về khả năng thay thế kháng sinh trong phòng bệnh hay kích thích tăng trưởng của các chế phẩm có thể chưa chắc chắn. Có rất ít đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm đến môi trường và phúc lợi động vật. Các công nghệ ICT và trí tuệ nhân tạo có thể sẽ trợ giúp và làm giảm những hạn chế trên, tạo cơ sở cho sự phát triển các chế phẩm tốt hơn thay thế kháng sinh vì mục đích tăng trọng và phòng bệnh.

     

    TS. Nguyễn Bá Tiếp

    Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

     

    Tài liệu tham khảo (một số nghiên cứu của tác giả)

     

    Hoàng Trung Hưng, Vũ Văn Cường, Đỗ Văn Hiếu, Nguyễn Thị Minh Phương, Phương Thiện Thương, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Bá Tiếp (2023). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam  21(8): 998-100.

     

    Nguyễn Bá Tiếp và cs. (2013). Tạp chí y học thực hành, 820-830. 238-245.

     

    Nguyễn Bá Tiếp, Đỗ Văn Hiếu, Nguyễn Thị Minh Phương, Phương Thiện Thương và Nguyễn Đức Hùng (2023). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi  290 (7): 48-54

     

    Nguyễn Đình Trình, Nguyễn Thị Dung, Trần Minh Hải, Vũ Đức Hạnh, Phạm Kim Đăng, Nguyễn Bá Tiếp (2018). Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 25 (1): 64-69

     

    Nguyễn Đình Trình, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Bá Tiếp, Phạm Kim Đăng (2017). Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 219: 48-53

     

    Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Đình Trình, Trần Minh Hải Nguyễn Bá Tiếp, Phạm Kim Đăng (2017). Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 220: 27-33.

     

    Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Bá Tiếp (2016). Tạp chi khoa học Nông nghiệp Việt Nam 14(9): 1368-1376

     

    Phạm Kim Đăng, Đặng Đình Trình, Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Thị Phương Giang, Nguyễn Bá Tiếp (2016). Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 213: 40-46.

     

    Phạm Vũ Lực, Trần Đức Hoàn, Trần Minh Hải, Nguyễn Bá Tiếp (2019). Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y 2019, 26(5): 71-78

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.