[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các cuộc chiến đang diễn ra nhằm tiêu diệt bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) và COVID-19 đã gây ra những thách thức lớn trên toàn cầu ảnh hưởng đến cả sản xuất lương thực và an ninh lương thực. Điều này đặc biệt rõ ràng trong chăn nuôi lợn, nơi hầu hết các nhà sản xuất và xuất khẩu thịt lợn hàng đầu đều bị ảnh hưởng bởi một trong hai hoặc cả ASF và đại dịch Covid.
Tây Ban Nha, nước xuất khẩu thịt lợn hàng đầu, là một trong những quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch gây gián đoạn nguồn cung thịt lợn, không chỉ riêng xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung nội địa ở Liên minh châu Âu.
Những thách thức này cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung thịt lợn ở châu Á, đặc biệt là đến Trung Quốc và Việt Nam, nơi sản lượng thịt lợn trước đây đã bị giảm do ASF. Do những thách thức này, các nhà chăn nuôi đang tìm kiếm những cách thức sáng tạo để tiếp tục sản xuất và cung cấp thịt chất lượng, để nuôi một số lượng lớn dân số hiện đang gặp khó khăn về kinh tế do đại dịch.
Với tất cả những bất ổn hiện nay, áp lực sản xuất chăn nuôi tiết kiệm chi phí và hiệu quả trở thành một trọng tâm khi an ninh lương thực trở thành ưu tiên hàng đầu. Để có thể sản xuất đủ nguồn cung cấp vật nuôi, khâu then chốt mà người chăn nuôi cần chú ý là động vật non. Giai đoạn đầu của quá trình sản xuất có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi căng thẳng và dịch bệnh vì giai đoạn này con non mẫn cảm nhất.
Khâu then chốt mà người chăn nuôi cần chú ý là động vật non.
Tỷ lệ chết cao và chậm lớn ở giai đoạn này có thể là do chấn thương, đói, bỏ ăn và bệnh hô hấp ở lợn, trong khi kém hấp thu, tiêu chảy, viêm ruột hoại tử và bệnh cầu trùng là những nguyên nhân chính ở gia cầm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 500 nái, có thể tiết kiệm $ 2075 cho mỗi lứa nếu tỷ lệ lợn chết trước khi cai sữa giảm 10%. Đây là những lý do tại sao các nhà khoa học hoặc chuyên gia dinh dưỡng đang nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe đường ruột – bởi vì chúng ta quản lý sức khỏe ở giai đoạn động vật non càng tốt, thì khả năng sống sót và vật nuôi đạt trọng lượng xuất chuồng càng tốt.
Tại sao động vật dễ mắc bệnh hoặc căng thẳng hơn trong giai đoạn này? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng động vật non, đặc biệt là lợn con và gà con, có hệ thống đường ruột chưa phát triển hoàn thiện khiến chúng dễ bị thay đổi về sinh lý và dinh dưỡng. Ví dụ, động vật non yêu cầu chế độ ăn giàu protein dễ tiêu hóa để có thể tạo cơ bắp, mô liên kết và các cơ quan nhưng đồng thời, chúng không có đủ các enzym nội sinh như trypsin để tiêu hóa protein trong khẩu phần. Chúng tôi đã thử cho con non ăn một chế độ ăn có thể có hàm lượng chất ức chế trypsin cao như trong khô đậu tương.
Trong một thử nghiệm được thực hiện bởi Noy, Y. và Sklan, D. (Khoa Nông nghiệp, Đại học Hebrew, Rehovot, Israel năm 1995) trên gà, người ta ghi nhận rằng trypsin, loại enzyme giúp tiêu hóa protein, vẫn ở mức tối thiểu cho đến ngày 14 và chỉ bắt đầu đạt mức cao nhất ở ngày 21.
Trường hợp tương tự đối với lợn con khi men trypsin và chymotrypsin (một loại men khác giúp tiêu hóa protein) chỉ bắt đầu phát triển cho đến ngày 28 và sau đó tăng lên mức cao nhất ở ngày thứ 42. Trong một cuộc khảo sát do Novus International, Inc. thực hiện vào năm 2014, có tổng cộng 775 mẫu khô đậu tương từ các nơi khác nhau trên thế giới được phân tích hàm lượng chất ức chế trypsin (TI) (Hình 1).
Nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất ức chế trypsin trong khô đậu tương khác nhau trên khắp thế giới. Đây là một thông tin quan trọng vì động vật non có lượng men trypsin thấp và tỷ lệ TI cao trong khẩu phần của chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển, đặc biệt là sức khỏe đường ruột. Khi sức khỏe đường ruột bị suy giảm ở giai đoạn non, đã cho thấy tác động tiêu cực đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng, vốn rất cần thiết để đạt được trọng lượng cơ thể tối đa và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) đặt ra.
Khi cung cấp dinh dưỡng cân đối cho động vật non, sẽ có lợi thế về trọng lượng tương ứng tại thời điểm xuất bán. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi một công ty chăn nuôi gia cầm ở gà thịt (Aviagen), kết quả tăng cao hơn 10g vào ngày thứ 7 dẫn đến trọng lượng tăng cao hơn 50-70g vào ngày 42. Một nghiên cứu tương tự trên lợn được thực hiện bởi Tokach, MD et al ( Đại học Bang Kansas năm 1992) cho thấy, lợn tăng cao hơn 1kg ở 7 ngày sau cai sữa dẫn đến kết quả tăng cao hơn 3kg ở ngày 156 và thậm chí thời gian nuôi đến xuất chuồng ngắn hơn 4 ngày.
Biết rằng chắc chắn có lợi thế khi chúng ta đầu tư vào giai đoạn động vật non, nhưng có thể làm gì để đảm bảo động vật non tăng trưởng tốt hơn? Có vẻ như duy trì sức khỏe đường ruột tốt trong thời gian quan trọng này là chìa khóa để đảm bảo rằng vật nuôi nhận được dưỡng chất cần thiết để phát triển.
Với nhu cầu protein cao, dễ tiêu hóa trong giai đoạn đầu đời cùng với việc động vật non không đủ enzyme tiêu hóa, chúng ta nên bổ sung enzyme tiêu hóa đạm có tác dụng nhanh và hiệu quả trong việc cải thiện khả năng tiêu hóa hấp thu axit amin từ cả nguồn protein thực vật và động vật.
Các thử nghiệm đã chứng minh enzyme tiêu hóa đạm bổ sung (CIBENZA® DP100 từ Novus International) hỗ trợ cải thiện tăng trọng ở giai đoạn đầu. Trong một thử nghiệm in vitro do Novus thực hiện, kết quả cho thấy enzyme Cibenza DP100 có thể cải thiện tỷ lệ tiêu hóa đạm với mức trung bình 7,5% trong nhiều loại nguyên liệu. Như mô tả trong biểu đồ (Hình 2), cho dù cám sử dụng nguồn đạm thực vật hay đạm động vật, thì với sự trợ giúp của enzyme Cibenza DP100, động vật non vẫn có thể tiêu hóa, hấp thu được nhiều protein và axit amin hơn để tăng trưởng và phát triển.
Enzyme protease cũng có thể giúp giảm sự sinh sôi của mầm bệnh trong ruột bằng cách giảm thiểu lượng dưỡng chất dư thừa trong phân cho vi khuẩn gây bệnh. Clostridium perfringens, Escherichia coli, Salmonella và Campylobacter sử dụng chất đạm thừa này để phát triển mạnh trong ruột già và cuối cùng phát triển mạnh hơn lượng vi khuẩn có lợi, từ đó gây hại cho đường ruột và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.
Trong một nghiên cứu (Hình 3), một loại enzyme Cibenza DP100 giúp giảm lượng đạm thô không tiêu hóa được trong ruột dẫn đến giảm lượng vi khuẩn gây bệnh. Thử nghiệm này cho thấy rằng việc sử dụng men tiêu hóa đạm có thể làm giảm 90% quần thể C. perfringens (giảm 100 lần).
Cải thiện sức khỏe đường ruột của động vật non cũng giúp cải thiện tổng thể năng suất của vật nuôi cũng như lợi tức đầu tư để đạt được lợi nhuận cao hơn. Dựa trên một thử nghiệm của Novus, việc bổ sung men tiêu hóa đạm ở gà thịt non có thể cải thiện trọng lượng cơ thể lên 8% và giảm FCR xuống 2,4%.
Với lợi thế về trọng lượng cao hơn 10g ở ngày thứ 7, bằng chứng cho thấy sẽ có lợi thế về trọng lượng cao hơn 60g ở thời điểm xuất chuồng là 35 ngày và cũng làm giảm bốn điểm FCR dựa trên kết quả thử nghiệm. Những ưu thế này có thể mang lại lợi nhuận tăng thêm ít nhất 75USD cho mỗi 1.000 con gia cầm. Một phân tích chi phí – lợi ích tương tự ở lợn cũng được thực hiện và lợi nhuận tăng thêm ước tính ít nhất là 2,70 USD trên mỗi con lợn.
Khi ngành công nghiệp đang dần dần xây dựng lại và tái cấu trúc sau ASF và đại dịch, đầu tư vào giai đoạn con non là một trong những cách các nhà chăn nuôi có thể tạo ra một khởi đầu khả quan. Cải thiện khả năng tiêu hóa đạm để hỗ trợ vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn là rất quan trọng, đặc biệt khi người chăn nuôi muốn cải thiện chi phí. Sử dụng men tiêu hóa đạm để phân giải các chất ức chế trypsin và giảm các protein không tiêu hóa được, do đó làm giảm vi khuẩn gây bệnh trong ruột nên được coi là một cách để cải thiện hiệu suất tổng thể của động vật non. Đơn giản, đầu tư vào động vật non sẽ giảm thiểu chi phí và tăng lợi ích về năng suất và lợi nhuận chăn nuôi.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng liên hệ:
Email: [email protected]
Số điện thoại: 0986 672 4505
Website: www.novusint.com
- novus li>
- ASF li>
- động vật non li>
- enzyme Cibenza DP100 li>
- Cibenza DP100 li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất