[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 29/8/2018, tại Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ chuyên ngành Chăn nuôi Thú y giai đoạn 2017-2018.
Tới tham dự có đại diện Bộ NN&PTNT, các Cục, Vụ, Viện, Hội, Hiệp hội và hàng trăm nhà khoa học trong ngành.Vì vậy, đây được coi là là “ngày hội” của những người làm công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ của ngành Chăn nuôi và Thú y.
Hội nghị nhằm giới thiệu các công trình nghiên cứu, có triển vọng áp dụng vào sản xuất, nâng cao về năng suất, chất lượng, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tế, tiếp tục phát triển sản phẩm phục vụ đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi phát biểu khai mạc Hội nghị
Theo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT, trong lĩnh vực chăn nuôi, theo thống kê, đã có 41 tiến bộ kỹ thuật được công nhận, trong đó có 5 giống lợn mới, 12 dòng gà, 6 dòng ngan, 8 dòng vịt mới, 4 tổ hợp lai đà điểu, 5 tổ hợp bò lai hướng thịt và một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm bền vững, trồng cỏ và chế biến thức ăn chăn nuôi đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất với quy mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có 11 sản phẩm đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trao tặng “Giải thưởng Bông lúa vàng” năm 2012 và 2015. Các nhà khoa học Việt Nam đã làm chủ được công nghệ chọn tạo giống lợn. Chọn lọc thành công dòng lợn nái có số con cai sữa đạt 26/1 con/nái/năm (tăng 10 con so với trước đây). Chọn tạo được giống lợn thịt thương phẩm tăng trọng nhanh (>750 gam/ngày), tiêu tốn thức ăn thấp (dưới 2,5kg thức ăn/ tăng khối lượng).
Nhờ có đầu tư khoa học và chọn lọc và cải tiến quy trình chăn nuôi, đến nay, các giống gà nội có năng suất trứng, thịt được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ sống trước đây chỉ đạt 50-60% nay lên 90-95%. Sản lượng trứng trước đây 60-70 quả/mái/năm nay đã nâng lên 75-128 quả, tăng 25,4-53,8% giảm tiêu tốn thức ăn chăn nuôi tăng khối lượng 10-15%. Các dòng gà lông màu cải tiến có chất lượng thịt thơm ngon, năng suất trứng và thịt gà cao hơn gà lông màu truyền thống từ 30-35%, đã chiếm lĩnh hầu hết các thị trường cả nước (Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đồng Nai…).
Đã chọn tạo thành công các giống vịt chuyên thịt, chuyên trứng có năng suất chất lượng cao. Hiện nay, các giống vịt cao sản được chọn tạo và cung cấp tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và ĐBSH chiếm 65% thị phần….
Trong lĩnh vực Thú y, đã có 6 tiến bộ kỹ thuật được Bộ công nhận trong giai đoạn 2013-2018. Đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất 7 loại vắc xin: vắc xin tụ huyết trùng trâu bò; vắc xin dịch tả lợn đông khô; vắc xin dịch tả lợn nhược độc đônng khô phòng dịch bệnh tả lợn sau cai sữa; vắc xin kép nhược độc tụ huyết trùng và phó thương hàn lợn đông khô; vắc xin xoắn trùng vô hoạt dạng nước phòng bệnh xoắn trùng cho trâu, bò, lợn; vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; vắc xin kép nhược độc tụ huyết trùng và phó thương hàn lợn đông khô; vắc xin viêm ngan, vịt nhược độc đông khô.
Đã nghiên cứu thành công và chuyển giao vào sản xuất các chủng virus để sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm và bệnh tai xanh. Đối với vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm đã chọn được chủng virus cúm A/DK/VN/Qb7412 (H5N1), phân lập từ vịt bệnh tại Việt Nam để phát triển chủng gốc chế tạo vắc xin vô hoạt nhũ dầu theo phương pháp truyền thống. Đã xây dựng được danh mục giống virus gia cầm…
Bà Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường
Bên cạnh đó, theo bà Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT, bên cạnh những thành tựu đạt được, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y vẫn còn những hạn chế như:
Chất lượng giống của một số vật nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu của tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu. Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng hoặc sản lượng hoặc sản lượng trứng còn chưa cao, vì vậy đã làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi. Việc ứng dụng các kỹ thuật mới (kỹ thuật truyền phân tử, công nghệ sinh sản) trong chọn tạo các giống vật nuôi còn hạn chế. Chưa có nhiều nghiên cứu về gói kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, bao gồm đồng thời nghiên cứu về giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi và thú y phòng bệnh. Việc phối hợp nghiên cứu giữa Viện, Trường và Doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có nhiều Doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
Các nghiên cứu về các bệnh mới nổi trên vật nuôi còn ít và chưa kịp thời. Chưa có nhiều nghiên cứu về các chế phẩm sinh học, chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh dùng trong chăn nuôi.
Việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, đặc biệt giống vi sinh vật, giống virus dùng trong sản xuất vắc xin còn khó khăn do chưa có các văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính.
Chính sách tác động đến ngành chăn nuôi, thú y còn ít, còn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất.
Thời gian tới, Vụ Khoa học công nghệ định hướng nghiên cứu thời gian tới đó là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; xã hội hóa hoạt động nghiên cứu khoa học trong chăn nuôi để mọi thành phần kinh tế đều được tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ chăn nuôi. Trong đó, cần coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng của các doanh nghiệp…
Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng, đối với ngành chăn nuôi nhu cầu xã hội còn rất nhiều. Vài năm gần đây, các doanh nghiệp đã tìm thấy những cơ hội và đầu tư rất nhiều vào trong ngành chăn nuôi; điều đó, đặt ra thách thức cho các cơ quan nghiên cứu, đó là liên tục đổi mới và tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới để có thể phục vụ và đáp ứng được thực tiễn sản xuất.
Thứ trưởng cũng mong muốn các nhà khoa học, đã làm khoa học thì phải làm một cách hiệu quả, chứ không hình thức. Cùng với đó, cần phải khuyến khích lại phong trào thi đua nghiên cứu khoa học sôi nổi, mạnh mẽ ở các đơn vị, các cán bộ nghiên cứu khoa học cần học hỏi nhiều hơn nữa, giao lưu và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm nhiều hơn nữa…
Cũng trong Hội nghị, các đơn vị như: Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nổi bật của đơn vị mình.
TS Phạm Kim Đăng, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Báo cáo Hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực Chăn nuôi Thú y của Học viện.
TÂM AN
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất