[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 5/11/2021, tại TP. Hồ Chí Minh, tiếp nối Biên bản ghi nhớ được ký kết giữa De Heus Việt Nam và Masan vào ngày 14/09/2021 (“MOU”), De Heus Việt Nam thông báo việc ký kết thỏa thuận chiến lược với Masan. Theo đó, De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi của Masan – MNS Feed (bao gồm 100% ANCO và 75,2% Proconco).
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Proconco Bình Định
Cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của De Heus
Theo đó, công ty TNHH MNS Feed hiện đang sở hữu 13 nhà máy thức ăn chăn nuôi và 1 nhà máy premix; trong đó 6 nhà máy thuộc Proconco, 7 nhà máy thuộc Anco với tổng công suất lên tới gần 4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi gia súc (heo, bò), gia cầm (gà, vịt, chim cút) đến thủy sản (cá, tôm), năm 2020.
Sau khi hoàn tất thương vụ mua bán này, De Heus sẽ có tổng cộng 22 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Doanh nghiệp này chính thức trở thành nhà cung cấp dinh dưỡng động vật số 1 trong thị trường thức ăn chăn nuôi độc lập với quy mô hoạt động rộng khắp cả nước và công suất lớn, đưa Việt Nam trở thành quốc gia sở hữu số lượng các nhà máy sản xuất thức ăn nhiều nhất của De Heus trên toàn thế giới.
Thỏa thuận chuyển giao sẽ có hiệu lực khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn (dự kiến trong năm 2021).
Ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus Châu Á, cho biết: “Chúng tôi vô cùng vui mừng và xem sự kiện này như một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của De Heus. Xin hân hạnh chào đón tất cả các Quý khách hàng và cán bộ công nhân viên của MNS Feed đến với gia đình De Heus. Tôi đặc biệt tin tưởng rằng việc kết hợp hoạt động kinh doanh giữa MNS Feed và De Heus sẽ mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta.
“Chúng tôi cam kết sẽ luôn giữ vững chất lượng phục vụ khách hàng bằng tinh thần chuyên nghiệp và sự tận tâm cao nhất có thể. Đồng thời, với sự kết hợp này, dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mỗi bên, tôi có một niềm tin vững chắc rằng chúng ta sẽ tạo ra nhiều hơn nữa những giá trị tích cực cho sự phát triển của ngành, cùng nhau xây dựng nên một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng động vật và chăn nuôi, sẵn sàng cho tương lai tươi sáng trong thị trường thức ăn chăn nuôi đang phát triển ở Việt Nam”, ông Gabor Fluit khẳng định.
Hợp tác chiến lược tối ưu hóa chuỗi giá trị đạm động vật
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus
Được biết, cùng với việc sát nhập mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, De Heus và Masan còn đồng ý tiến tới những giao dịch cung ứng chiến lược dài hạn trong thỏa thuận chung giữa hai bên, trong đó De Heus sẽ cung cấp thức ăn chăn nuôi và heo thịt cho Masan.
Sự kết hợp giữa De Heus – tập đoàn toàn cầu với kinh nghiệm tích lũy trong hơn 100 năm về dinh dưỡng động vật cùng hơn một thập kỷ hoạt động và phát triển tại Việt Nam và Masan – một trong những tập đoàn tiêu dùng, bán lẻ hàng đầu Việt Nam; được xem là một sự kết hợp đầy triển vọng, có thể đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa chuỗi giá trị đạm động vật.
Dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mỗi bên, giao dịch này cho phép cả De Heus và Masan tối ưu hóa và thúc đẩy năng suất của chuỗi giá trị đạm động vật từ trang trại đến bàn ăn theo mô hình 3F (Feed – Farm – Food) tại Việt Nam. Ưu tiên hàng đầu của hai bên là phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm thịt, cá đảm bảo an toàn, tươi ngon, có thể truy xuất nguồn gốc, với giá cả hợp lý, góp phần hiện thực hóa sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt.
Tự tin để phát triển trong tương lai
Ông Koen De Heus, Giám đốc điều hành Tập đoàn của De Heus, chia sẻ: “Chúng tôi hoàn toàn tự tin để phát triển hơn nữa trong tương lai. De Heus cũng đã đạt được mức tăng trưởng tốt trong một thị trường đầy cạnh tranh trong những năm gần đây. Chúng tôi luôn biết ơn sự tin tưởng của phần lớn khách hàng chăn nuôi, những người đã luôn dành sự đánh giá cao cho những sản phẩm và dịch vụ mà De Heus đem lại. Điều kiện thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng và nhu cầu của các công ty cung ứng thực phẩm liên lục thay đổi. Vì thế, De Heus luôn cố gắng nỗ lực hết mình để hỗ trợ khách hàng tốt nhất có thể, giúp khách hàng đáp ứng được nhu cầu ngày một khắt khe của không chỉ người tiêu dùng mà còn cả của những siêu thị trong chuỗi cung ứng thực phẩm hiện nay. Để đạt được điều này, quan trọng là chúng ta cần có năng lực sản xuất và nhạy bén để thích nghi với thị trường hiện tại.
Đây là cơ hội tuyệt vời để mở rộng quy mô của De Heus trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, giúp chúng tôi đến gần hơn những khách hàng hiện tại và mở ra con đường tiếp cận tới những khách hàng tiềm năng mới”, Ông Koen De Heus cho biết thêm.
Nói về mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam, ông Gabor Fluit – Tổng Giám đốc De Heus châu Á khẳng định: “Chúng tôi không đặt mục tiêu chiếm bao nhiêu thị phần tại Việt Nam, mà chúng tôi muốn xây dựng các chuỗi liên kết thành công, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài nước các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao. Nếu các chuỗi liên kết này thành công, thì đương nhiên thị phần của doanh nghiệp trong mảng thức ăn chăn nuôi cũng sẽ tăng lên. Theo đó, De Heus đang tích cực cung ứng cho người chăn nuôi nguồn con giống tốt, thức ăn tốt, hỗ trợ kỹ thuật tốt và có đầu ra, điển hình là các dự án nuôi heo giống mà chúng tôi đang hợp tác cùng Tập đoàn Hùng Nhơn triển khai ở Tây Nguyên. Việc hợp tác với Tập đoàn Masan chính là bước đi chiến lược nhằm hướng tới mục tiêu này, trong đó nhà máy chế biến thịt mát, hệ thống siêu thị của Masan sẽ ở khâu cuối của chuỗi liên kết.
Còn ông Johan van den Ban, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam và Campuchia thì cho rằng: “Trong thời gian tới, De Heus sẽ tiếp tục phát triển các sáng kiến chuỗi mới nhằm nâng cao chất lượng chuỗi giá trị và cải thiện đời sống của không chỉ người nông dân, người kinh doanh mà còn là toàn thể người tiêu dùngViệt.Thỏa thuận này khẳng định việc thực hiện cam kết của chúng tôi trong sứ mệnh nâng tầm chuỗi giá trị đạm động vật ở Việt Nam lên một tầm cao mới, góp phần đưa thực phẩm sạch, an toàn với giá cả phải chăng đến gần hơn với người tiêu dùng Việt. Cùng với những người nông dân, các đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi, nhân viên và các đối tác chiến lược, chúng tôi đã sẵn sàng cho sự phát triển và thành công hơn nữa.”
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi của Proconco
Bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác giữa De Heus (Hà Lan) và Masan (Việt Nam) vào ngày 14/09/2021 tại TP. Hồ Chí Minh và việc đi tới thỏa thuận mua bán các nhà máy sản xuất TĂCN ngày 05/11/2021 thể hiện rõ nét tinh thần của Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư, không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho chuỗi giá trị đạm động vật nói riêng, mà còn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung.
Chia sẻ về hợp tác chiến lược giữa De Heus và Masan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: “Điều tôi mong mỏi ở các công ty dù lớn hay nhỏ, không chỉ là tiềm lực, mà còn là ở sức lan tỏa những giá trị tích cực ra ngoài xã hội mà công ty đó có thể thực hiện. Điều đó nằm ở việc công ty có thể tạo ra một hệ sinh thái bao trùm tích cực hay không?”.
Theo Bộ trưởng, cả De Heus và Masan đều là những thương hiệu lớn, được người tiêu dùng quan tâm trên thịtrường chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Ông bày tỏ hy vọng, De Heus và Masan sẽ giúp bà con nông dân tạo ra những quy trình chăn nuôi đạt chuẩn, dù ông khẳng định điều này khó khăn hơn nhiều so với việc chăn nuôi trong chu trình khép kín ở nhà máy. Nếu làm được như vậy, tôi tin Masan và De Heus sẽ tạo ra thương hiệu cho riêng mình. Tôi quan niệm rằng thương hiệu là cái hiệu để người ta thương. Vì thế, việc được xã hội, người dân, và cơ quan quản lý quý mến, đánh giá cao cũng là một cách để các công ty nâng cao giá trị của chính mình. Thay mặt ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi lời cảm ơn đến hai công ty, nhất là với những đóng góp của họ cho ngành nông nghiệp trong thời gian qua.
Dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của De Heus
Ông bày tỏ hy vọng, hai công ty sẽ phối hợp mở rộng các chuỗi hợp tác trên cả nước. Tôi mong mỏi những giá trị hợp tác tích cực của 2 tập đoàn sẽ lan toả ra xã hội, kết nối với hệ sinh thái bên ngoài, tạo ra một hệ sinh thái lớn hơn, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết, giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã và nông dân chăn nuôi. Dù khó khăn nhưng tin rằng nếu làm được như vậy sẽ tạo nên thương hiệu bền vững cho chính các bạn. Chắc chắn hệ sinh thái này sẽ nhân đôi lợi nhuận cho các tập đoàn và đem lại những giá trị tích cực cho xã hội”,- Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Hà Ngân
Về Tập đoàn Hoàng gia De Heus Hà Lan
De Heus luôn chú trọng đầu tư vào sự phát triển bền vững của thực phẩm an toàn và lành mạnh trên toàn thế giới. Thông qua những sản phẩm của mình cùng sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm tích lũy trong hơn 100 năm về dinh dưỡng động vật, De Heus giúp những người chăn nuôi và hệ thống đại lý thức ăn chăn nuôi cùng nhau phát triển.
Là tập đoàn gia đình mang tinh thần kinh doanh thực thụ, được thành lập vào năm 1911 và là đối tác trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật qua 4 thế hệ, De Heus không ngừng tìm kiếm cơ hội để tạo những giá trị và tầm ảnh hưởng tích cực lên chuỗi sản xuất đạm động vật.
Hiện tại De Heus có đội ngũ hàng nghìn chuyên gia giàu kinh nghiệm,hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi tại hơn 20 quốc gia trên thế giới và sản phẩm được phân phối trên 70 quốc gia trên toàn cầu.
Về De Heus Việt Nam
Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2009, De Heus không ngừng phát triển, khẳng định vị trí và giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực. Tính tới thời điểm hiện tại, De Heus Việt Nam thực sự đã có những bước phát triển vượt bậc, vươn lên trở thành một trong những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.
Với phương châm hoạt động là lấy khách hàng làm trung tâm, bên cạnh việc cung ứng sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao cho hàng chục nghìn hộ chăn nuôi, De Heus luôn tìm cách hỗ trợ người chăn nuôi cải thiện con giống, tăng năng suất, tiếp cận các công nghệ chăn nuôi tiên tiến. Một số dịch vụ điển hình của De Heus có thể kể đến như thiết kế chuồng traị, hỗ trợ kỹ thuật, lắp đặt silo, thiết lập phần mềm quản lý trang trại, hỗ trợ thu mua sản phẩm đầu ra theo mô hình chuỗi liên kết. Với các khoản đầu tư chiến lược của công ty vào di truyền giống và vai trò tích cực trong hợp tác chuỗi giá trị, De Heus góp phần đáng kể vào việc chuyên nghiệp hóa lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản độc lập tại Việt Nam.
- proconco li>
- Masan Feed li>
- masan li>
- Anco li>
- de heus li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Em là thảo bên công ty Việt Tỷ, bên em chuyên áo mưa áo thun giá tại xưởng, với thêm bên em có làm lịch ạ, quý anh chị có thể cho em sdt phòng thu mua em liên hệ gửi mẫu tham khảo ạ, em cảm ơn 0865188819.