Cục Thú y, Sở NNPTNT các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An và Công ty TNHH De Heus đã cùng ký thỏa thuận phối hợp tổ chức xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh để hướng đến xuất khẩu cũng như phục vụ thị trường trong nước, giai đoạn 2023 – 2028.
Ông Johan van den Ban, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam cho biết, thỏa thuận hợp tác sẽ giúp mở rộng cơ hội xuất khẩu gà Việt Nam ra thị trường quốc tế… Ảnh: VGP/PD
Mục tiêu của thỏa thuận nhằm xây dựng thành công chuỗi cơ sở sản xuất thịt gà và các vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh (ATDB) theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE).
Trong đó, mục tiêu chính là tăng cường khả năng phòng ngừa và kiểm soát các dịch bệnh liên quan đến chăn nuôi gà, đồng thời cải thiện chất lượng thực phẩm và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, góp phần tạo ra một môi trường an toàn và bền vững trong ngành chăn nuôi gà, từ giai đoạn sản xuất đến chế biến.
Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong ngành công nghiệp chăn nuôi gà tại khu vực các tỉnh phía nam, hứa hẹn mang lại lợi ích lớn cho ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam nói chung, góp phần nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm gà Việt trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh việc bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, thỏa thuận còn giúp mở rộng cơ hội xuất khẩu gà Việt Nam ra thị trường quốc tế, được thị trường quốc tế công nhận và tin tưởng bởi chất lượng và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Theo đó, các bên cùng cam kết nâng cao quản lý và kiểm soát dịch bệnh trong chuỗi sản xuất gà, bao gồm việc giám sát và đánh giá thường xuyên của các cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm. Áp dụng các phương pháp nuôi dưỡng an toàn và bền vững, bao gồm việc sử dụng thuốc trừ sâu, kháng sinh và hormone theo quy định. Xây dựng hệ thống theo dõi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm gà từ trang trại đến các cơ sở chế biến. Đào tạo và nâng cao nhận thức cho người lao động trong ngành chăn nuôi gà về quy định an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Theo thỏa thuận, Công ty TNHH De Heus có nhiệm vụ xây dựng chuỗi cơ sở sản xuất thịt gà ATDB theo quy định của WOAH/OIE với nhiều hoạt động như hoàn thiện việc rà soát, đánh giá điều kiện của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, ATDB.
Hoàn thiện việc rà soát, đánh giá điều kiện của chuỗi các cơ sở sản xuất gà giống bảo đảm ATDB; rà soát việc áp dụng các quy trình an toàn sinh học; hoàn thiện việc lấy mẫu để xét nghiệm chứng minh không có nguy cơ của 3 mầm bệnh (Cúm gia cầm, Newcastle, Salmonella)…
Lộ trình đến tháng 12/2025 sẽ hoàn thiện và được nước nhập khẩu chấp nhận chuỗi sản xuất thịt gà ATDB. Toàn bộ cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến thịt gà bảo đảm ATDB, an toàn thực phẩm và được chứng nhận HACCP, GlobalGAP, ISO 22000, Halal.
Đối với vùng đệm 10 km xung quanh cơ sở nuôi gà thương phẩm của Công ty TNHH De Heus tại 7 tỉnh, từ nay đến năm 2024, doanh nghiệp sẽ tổ chức thông tin tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn cho ít nhất 50% số hộ, cơ sở, trang trại có nuôi gà trong vùng đệm; thực hiện giám sát định kỳ để xác định được mức độ lưu hành các loại mầm bệnh theo quy định tại Thông tư số 24; tổ chức kiểm soát tốt, không để xảy ra các loại dịch bệnh này; xây dựng các huyện được Cục Thú y công nhận ATDB.
Đối với xây dựng chuỗi cơ sở sản xuất thịt gà an toàn thực phẩm của Công ty TNHH De Heus, lộ trình đến tháng 6/2026 sẽ hoàn thiện hồ sơ chương trình giám sát tồn dư chất độc hại và hồ sơ đề nghị xuất khẩu sản phẩm thịt gà chế biến, trứng gà sang một số thị trường (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Singapore, Indonesia, Trung Đông, EU,…)
Đến tháng 12/2026, sẽ hoàn thiện và được nước nhập khẩu chấp nhận chuỗi sản xuất thịt gà an toàn thực phẩm, ATDB theo quy định WOAH/OIE.
Để thực hiện các nhiệm vụ này, Công ty TNHH De Heus đã thành lập Ban chỉ đạo và các tổ công tác kỹ thuật để phân công nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả các nội dung Đề án xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà ATDB.
Đầu tư nâng cấp, bổ sung cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, quy trình công nghệ sử dụng trong chuỗi sản xuất thịt gà nhằm đáp ứng yêu cầu ATDB theo quy định của WOAH/OIE.
Đại diện Công ty TNHH De Heus cho biết, việc xây dựng vùng đệm xung quanh đạt ATDB là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm các loại mầm bệnh từ bên ngoài vào bên trong chuỗi sản xuất của Công ty TNHH De Heus. Công ty cam kết cùng phối hợp với người dân, cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tốt việc phòng, chống các loại dịch bệnh tại vùng đệm xung quanh chuỗi sản xuất thịt gà của Công ty TNHH De Heus như: Đào tạo, tập huấn về chuyên môn chăn nuôi, quản lý dịch bệnh; thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; chăn nuôi an toàn sinh học; hỗ trợ tiêm phòng, lấy mẫu giám sát chứng minh cơ sở, vùng ATDB.
PD
Nguồn: Báo Chính Phủ
- de heus li>
- chuỗi thịt gà li> ul>
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất