[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhà máy Thức ăn Thủy sản De Heus Cần Thơ có tổng công suất thiết kế 240.000 tấn/năm, vốn đầu tư 500 tỷ đồng, chuyên cung ứng dòng sản phẩm thức ăn dành cho cá tra – basa.
Lễ Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản De Heus Cần Thơ ngày 26/9/2023 (Ảnh: De Heus)
Ngày 26/9/2023, tại KCN Trà Nóc, TP. Cần Thơ đã diễn ra buổi lễ Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản De Heus Cần Thơ.
Buổi lễ có sự tham dự của ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Daniel Stork, Tổng Lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại TP. Hồ Chí Minh và ông Koen de Heus – CEO Tập đoàn Hoàng gia De Heus, cùng các lãnh đạo chủ chốt đại diện các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT; lãnh đạo địa phương và hơn 600 khách hàng, đối tác, cơ quan báo chí cùng đại diện của tập đoàn De Heus cũng có mặt tại buổi lễ.
Nhà máy Thức ăn thủy sản De Heus Cần Thơ có tổng công suất thiết kế 240.000 tấn/năm, vốn đầu tư 500 tỷ đồng, chuyên cung ứng dòng sản phẩm thức ăn dành cho cá tra – basa. Tất cả các sản phẩm tại đây được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất từ châu Âu và Mỹ, với quy trình được quản lý nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 22000, BAP và GLOBALG.A.P.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Koen De Heus, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Gia De Heus, cho biết: “Chúng tôi tin rằng cá thịt trắng là một trong những nguồn đạm có dinh dưỡng cao, thơm ngon và bền vững. Do đó, De Heus đầu tư nghiêm túc để phát triển năng lực của chúng tôi trong ngành thủy sản, đặc biệt tại châu Á và châu Phi.
Ông Koen De Heus, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Gia De Heus (Ảnh: De Heus)
“Chúng tôi thấy rằng Việt Nam có lợi thế để trở thành một trong những quốc gia có nguồn cung cấp thủy sản quan trọng nhất toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục phát triển vị thế chiến lược của mình ở Việt Nam cùng các đối tác trong và ngoài nước”, ông Koen chia sẻ thêm.
Ông Johan van den Ban, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam, cũng chia sẻ: “Với những giải pháp dinh dưỡng đột phá và sự am hiểu sâu sắc về thị trường trong nước lẫn quốc tế, De Heus Việt Nam không ngừng nỗ lực giúp người nuôi cá ở Việt Nam phát triển hướng đến thành công bền vững. Ngoài ra, chúng tôi còn giữ vai trò điều phối trong chuỗi giá trị mà chúng tôi đang hoạt động bằng cách hỗ trợ người nuôi tiếp cận với giải pháp di truyền chất lượng hàng đầu, giải pháp quản lý kỹ thuật và nguồn tài chính, cũng như kết nối họ với thị trường tiêu thụ”.
Đánh giá cao việc De Heus xây dựng nhà máy mới tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, dư địa của sản xuất thức ăn thuỷ sản là rất lớn, nhưng sản lượng sản xuất còn hạn chế. Cả nước hiện có 119 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp, với tổng công suất thiết kế 11,7 triệu tấn. Tuy nhiên, hàng năm mới sản xuất được khoảng 5,4 – 5,6 triệu tấn, trong đó có khoảng 3,5 triệu tấn dành cho nuôi trồng thuỷ sản trong nước.
Trong khi đó, Nhà máy Sản xuất thức ăn thủy sản De Heus Cần Thơ là một trong những nhà máy sản xuất thức ăn cho cá tra hiện đại, có công suất thiết kế 240.000 tấn/năm. Vì vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã bày tỏ tin tưởng rằng, nhà máy đi vào hoạt động sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Các đại biểu tham quan bên trong Nhà máy Thức ăn Thủy sản De Heus Cần Thơ (Ảnh: De Heus)
Không chỉ có công nghệ hiện đại, nhà máy này của De Heus còn có vị trí thuận tiện ngay cảng đường sông tạo ra ưu điểm vượt trội, hỗ trợ việc vận chuyển hàng nguyên liệu thô vào nhà máy và thành phẩm đến người nuôi thủy sản.
Cụ thể, De Heus cùng với các công ty đối tác đã thành công áp dụng vận chuyển thức ăn thủy sản tân tiến theo hình thức hàng xá, giúp vận chuyển thức ăn thủy sản dạng viên nổi tới khách hàng bằng đường thủy. Mô hình này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể, giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhờ tối ưu hóa vận chuyển, loại bỏ bao bì nhựa và giảm thất thoát trong quá trình vận chuyển và sản xuất.
Với những hoài bão và cam kết về phát triển xanh và bền vững, tháng 3/2023, De Heus đã kí kết Biên bản Ghi nhớ đánh dấu sự hợp tác với các đối tác liên quan để cùng phát triển dự án điện mặt trời áp mái với công suất lên đến 20 MWp tại toàn bộ hệ thống nhà máy và trang trại.
Đây cũng là dự án điện mặt trời áp mái lớn nhất trong năm 2023 tại Việt Nam và dự kiến hoàn thành vào năm 2024. Và cụ thể sau khi đưa vào vận hành, với công suất dự kiến 458 kWp, hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà máy thủy sản Cần Thơ giúp cắt giảm 470 tấn CO2 hàng năm.
Cũng trong buổi lễ, De Heus đã trao tặng 500 triệu đồng để giúp đỡ những hộ nghèo trong khu vực tỉnh Cần Thơ.
P.V
De Heus hiện có 6 nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp cho thủy sản và một nhà máy sản xuất Premix phục vụ sản xuất thức ăn hỗn hợp, với tổng công suất thiết kế sản xuất thức ăn hỗn hợp cho cá là 630.800 tấn/năm, thức ăn cho tôm là 52.000 tấn/năm.
- Thiên Quân: Hành trình tiên phong về chất lượng sản xuất thuốc thú y và thủy sản
- Lớp tập huấn “Quản lý và cải tiến giống vật nuôi”: Bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc lĩnh vực chăn nuôi
- Vĩnh Phúc: Nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP
- Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi
- Kim ngạch nhập khẩu sữa, sản phẩm sữa 3 tháng đầu năm 2025 đạt 340,4 triệu USD, tăng 39,1%
- Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu 12.000 tấn thịt lợn từ Mỹ
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
Tin mới nhất
T3,29/04/2025
- Trouw Nutrition – Selko Aomix: Hỗn hợp Phenolic và Polyphenol tự nhiên được chọn lọc – Giải pháp thay thế Vitamin E thế hệ mới hiệu quả và tối ưu chi phí
- Thiên Quân: Hành trình tiên phong về chất lượng sản xuất thuốc thú y và thủy sản
- Lớp tập huấn “Quản lý và cải tiến giống vật nuôi”: Bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc lĩnh vực chăn nuôi
- Vĩnh Phúc: Nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP
- Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi
- Kim ngạch nhập khẩu sữa, sản phẩm sữa 3 tháng đầu năm 2025 đạt 340,4 triệu USD, tăng 39,1%
- Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu 12.000 tấn thịt lợn từ Mỹ
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất